- Số lượt khách dulịch đến Hà Nội:
2.1.2.2. Tình hình đầu tư trong nước
Theo Sở Kế hoạch và đầu tư Hà Nội kể từ năm 2001 trở lại đây, tình hình đầu từ phát triển các cơ sở tiện nghi và dịch vụ phục vụ du lịch có nhiều biến đổi theo xu hướng mỗi ngày một tích cực hơn. Tuy nhiên, trong q trình triển khai các ý tưởng này vẫn còn một số vấn đề, một phần do phát sinh không lường trước được, phần khác do cơ chế, chính sách cịn thiếu nhất quán, cần được xử lý kịp thời.
Như nhận xét vừa nêu trên, điểm đáng chú ý của hoạt động đầu tư ở các cơ sở lưu trú là tăng cường nâng cấp cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ khách, việc đa dạng hoá sản phẩm như tăng cường bộ phận phục vụ nhu câu ăn uống, giải khát ngay trong khách sạn như nhà hàng, bar, cafê, tổ chức sự kiện, hội nghị, hội thảo... Đặc biệt là việc chú trọng thường xuyên đào tạo nâng cấp đội ngũ nhân sự tại chỗ nhằm không ngừng nâng cao kỹ thuật nghề nghiệp, trình độ ngoại ngữ, tính chun nghiệp theo kịp địi hỏi của thị trường. Việc tăng cường đầu tư xây dựng cao khách sạn từ 3 đến 5 sao, các nhà nghỉ bình dân... tạo khả năng phục vụ cả nhu cầu nghỉ ngơi, hội nghị, ăn uống giải khát, lữ hành và các nhu cầu giaỉ trí cho nhiều đối tượng khách du lịch khác nhau đến từ các địa phương trong nước hoặc quốc tế.
Bên cạnh những khách sạn cao cấp 4, 5 sao liên doanh với các tập đoàn kinh tế nước ngoài, hệ thống các khách sạn truyền thống của ngành từ trước đến nay thuộc sở hữu Nhà nước đã từng bước được nâng cấp và cổ phần hố như khách sạn Hịa Bình, khách sạn 30-4, khách sạn Cầu Giấy, khách sạn Sài Gòn Hà Nội... cùng với sự tham gia của hệ thống các khách sạn mini khu vực nội thành đã góp phần làm giảm áp lực thiếu phòng trong mùa du lịch của Thủ đô. Số liệu về cơ sở lưu trú ở Hà Nội tính đến 12/2009 cụ thể được tham khảo tại Phụ lục . Theo đó, ta thấy tỷ lệ các cơ sở lưu trú được gắn trú đạt mức khá cao, tuy nhiên, nếu nhìn vào các tỷ lệ các khách sạn đủ tiêu chuẩn phục vụ khách du lịch quốc tế (từ 3 sao trở lên) dù có ở mức khiêm tốn, song cũng đã góp phần từng bước đáp ứng nhu cầu phục vụ khách sạn du lịch, đặc biệt là khách sạn du lịch nước ngoài.
Các cơ sở kinh doanh và vận chuyển khách du lịch
Hà Nội là nơi có nhiều cơ sở kinh doanh lữ hành nhất các tỉnh khu vực phía Bắc, và đứng hàng thứ hai sau thành phố Hồ Chí Minh. Trong đó, số các doanh nghiệp quốc tế, kể cả các chi nhánh, văn phòng đại diện chiếm tỷ lệ nhỏ so với các doanh nghiệp nội địa
Theo Tổng cục Du lịch, một số đơn vị lữ hành của Hà Nội cũng được đánh giá rất cao và lọt vào tốp 10 doanh nghiệp lữ hành dẫn đầu cả nước (Top ten) năm 2009, đó là Cơng ty Du lịch Việt Nam tại Hà Nội, Fiditour, Hanoi Tourist, Hồ Gươm Diethlm. Các doanh nghiệp này đều đã có thời gian hoạt động trong lĩnh vực này khá lâu và do vậy có bề dày kinh nghiệm, một số lại có tiềm năng tài chính và
cơ sở tiện nghi tốt, nên chất lượng sản phẩm của họ cao và ổn định đã tạo cho họ vị thế thuận lợi hơn trong kinh doanh. Các doanh nghiệp này cũng chú trọng đầu tư nâng cấp hơn nữa chất lượng sản phẩm của mình như đầu tư mua sắm trang thiết bị mới, đầu tư cho quảng cáo sản phẩm. Đặc biệt họ rất chú ý đầu tư phát triển nhân sự như tuyển dụng nhân sự chất lượng cao, tăng cường bồi dưỡng và đào tạo đội ngũ nhân sự hiện có theo hướng chuyên nghiệp hơn. Tuy nhiên, hầu hết các doanh nghiệp trong lĩnh vực kinh doanh và vận chuyển khách du lịch đều có quy mơ nhỏ và hoạt động thiếu chuyên nghiệp.
Các tổ hợp dân cư, trung tâm mua sắm và dịch vụ ăn uống.
Càng ngày, càng nhiều các tổ hợp dân cư, bao gồm các trung tâm mua sắm, văn phịng cho th, trung tâm giải trí, căn hộ gia đình khép kín với đầy đủ tiện nghi và sang trọng phục vụ người nước ngồi đến cơng tác và kinh doanh tại Việt Nam hoặc những người Việt Nam ở xa đến cơng tác có đủ khả năng chi trả... đã khiến đầu tư duy về các loại hình phục vụ trong kinh doanh du lịch thay đổi. Bên cạnh các trung tâm mua sắm,văn phịng cho th, trung tâm giải trí, căn hộ gia đình khép kín của cơ sở liên doanh với đối tác nước ngồi thì một loạt các khu đơ thị mới mọc lên như khu đơ thị Linh Đàm, Mỹ Đình, Pháp Vân, Trung Hồ - Nhân Chính, Nam Trung n, Việt Hưng... càng góp phần làm thay đổi bộ mặt và cảnh quan thành phố.
Các trung tâm văn hố nghệ thuật và vui chơi giải trí
Các trung tâm vui chơi, giải trí, các rạp chiếu phim, nhà hát, các hình thức sinh hoạt văn hố nghệ thuật ngồi trời, các điểm phục vụ hoạt động thể thao... cũng được chú trọng nâng cấp và xây mới đáp ứng kịp thời nhu cầu tinh thần cho khách du lịch. Cụ thể theo bảng phụ lục
Công viên nước Hồ Tây là một thành cơng về mơ hình trung tâm vui chơi, giải trí tổng hợp bao gồm nhiều loại hình phục vụ đa dạng các nhu cầu văn hóa tinh thần được coi như một điểm đến quen thuộc và hấp dẫn ngay cả đối với cư dân Hà Nội.
Hệ thống các sân quần vợt, các trung tâm thể thao (bao gồm cả các trung tâm thể dục thẩm mỹ, thể hình...) tương đối rộng khắp nhưng chủ yếu chỉ tấp trung ở các khu đô thị mới, các khu vui chơi – giải trí. Ngồi ra, các cơ sở phục vụ hoạt động
vui chơi, giải trí khác như vũ trường, câu lạc bộ, nhà văn hố từ quy mơ thành phố tới cấp cơ sở cũng phát huy vai trò phục vụ mọi tầng lớp từ dân cư sở tại tới khách du lịch thập phương.
Ngồi ra, nhờ có việc đổi mới tư duy cùng với việc đầu tư nâng cấp chất lượng về cả trang thiết bị kỹ thuật cũng như nội thất và chất lượng phim, hệ thống các rạp chiếu phim đã được nâng cấp và hoạt động nhộn nhịp trở lại sau một thời gian dài “ngủ đông”.
Hệ thống các khu bảo tồn, bảo tàng và di tích lịch sử, văn hố.
Các di tích lịch sử, văn hoá, các nhà bảo tàng... được chú trọng đầu tư, nâng cấp để du lịch văn hố trở thành một bộ phận khơng thể tách rời trong lịch trình của các tour du lịch tới Việt Nam và đặc biệt là tới các Thủ đơ. Chính quyền Thành phố đã chú trọng tới việc tơn tạo, bảo vệ, giữ gìn các khu vực, các điểm di tích lịch sử – văn hoá (bao gồm cả văn hoá phi vật thể) nhằm tong bước hồn thiện và hệ thống hố một loại hình du lịch, đặc biệt là khách quốc tế ưa chuộng, đó là du lịch văn hố. Loại hình này rất đặc thù và đóng vai trị như một điểm nhấn trong chiến lược phát triển du lịch của Hà Nội trong giai đoạn hội nhập hiện nay, nhất là thời điểm Việt Nam đang cố gắng xây dựng du lịch thành ngành kinh tế mũi nhọn
Các di tích lịch sử được cơng nhận ở Hà Nội như Văn Miếu – Quốc Tử Giám, Lăng Chủ Tịch Hồ Chí Minh, Thành Hà Nội, khu Thành Cổ Loa, Chùa Một Cột... là những điểm tham quan lý tưởng cho khách du lịch đến từ khắp nơi trong nước và quốc tế. Việc không ngừng duy tu, tôn tạo và bảo vệ các di sản này sẽ tác động tích cực tới việc thúc đẩy sự tăng trưởng của ngành du lịch Thủ đơ. Các giá trị văn hố vật thể này cần được quan tâm bảo vệ trước sự tàn phá của thời gian và thời tiết nóng ẩm đặc trưng của khu vực nhiệt đới gió mùa bằng việc đầu tư thường xuyên và liên tục. Mới đây, bằng việc phát hiện ra việc di tích Hồng thành Thăng Long, kho tàng các di tích lịch sử của Hà Nội thêm phong phú và hấp dẫn. Chính vì thế mà cả một số dự án tầm cỡ quốc gia – Trung tâm hội nghị Quốc gia - đã phải dời sang địa điểm mới ngay sau khi mới khởi cơng để nhường chỗ trùng tu di tích lịch sử quan trọng này. Các làng nghề, chủ yếu là các nghề truyền thống tập trung ở các khu vực nội thành cũng là những điểm thu hút khách du lịch tới tham quan va mua sắm.
Các cơ sở đào tạo nguồn nhân lực du lịch
Ngoài các yếu tố trên, trong những năm qua, việc củng cố và xây dung cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ ngành du lịch của thành phố cịn đạt được những thành tựu đáng kể góp phần từng bước hoàn thiện các điều kiện cần thiết cho phát triển du lịch dài hạn, trong đó có lĩnh vực đào tạo.
Công tác đào tạo nhân sự hiện tại chủ yếu do các trường cao đẳng, đại học, trung học chuyên nghiệp đóng trên địa bàn Hà Nội đảm nhiệm như Trường Cao Đẳng Du Lịch Hà Nội (Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch), Trường Cao Đẳng Thương Mai và Du lịch (UBND Thành phố Hà Nội), các khoa du lịch của một số trường đại học, cùng hệ thống các cơ sở đào tạo ngắn hạn chủ yếu là nâng cao kỹ năng thực hành đối với những đối tượng người lao động đã được cấp bằng hoặc đào tạo mới về nghề cho những lao động phổ thơng. Ngồi ra cịn có các hình thức bổ túc kiến thức tại chính các cơ sở kinh doanh, đã góp phần khơng nhỏ vào việc bổ sung thường xuyên đội ngũ lao động tay nghề cao, đặc biệt trong kỹ thuật pha chế đồ uống và chế biến món ăn.
Bảng 2.2 cho thấy, chỉ trong vài năm gần đây, số lao động trực tiếp đã tăng lên với tốc độ cao và ổn định, phản ánh nhu cầu ngày càng tăng về nhân sự của du lịch Hà Nội. Tuy nhiên, số liệu trên đây chưa cho biết chi tiết cơ cấu về trình độ tay nghề hay khả năng thích ứng với cơng việc...
Việc thường xuyên đào tạo bổ sung và đào tạo lại đội ngũ nhân viên trong ngành ở một số cơ sở kinh doanh như các khách sạn lớn được coi như là hoạt động không thể thiếu được. Thực hiện đào tạo nhân sự ở các cơ sở này đều do các chuyên gia lão luyện cả trên lý thuyết và thực tế sản xuất kinh doanh trực tiếp tham gia giảng dạy, kết hợp với thực hành trên công việc cụ thể.
Tuyên truyền nếp sống văn minh đô thị cho người dân
Mặc dù, hoạt động này có vẻ như chưa thực sự mang lại hiệu quả cao như mong muốn, do nhận thức của một số bộ phận khơng nhỏ trong dân cư cịn kém., nhưng có thể nói trình độ nhận thức và văn minh du lịch của người dân đã tăng lên rất nhiều, biểu hiện ở chỗ ý thức giữ gìn cảnh quan du lịch, ý thức về bảo vệ các di tích lịch sử đã bắt đầu thể hiện trình độ xã hội hóa ở cả hai khu vực kinh tế tập thể nhà nước và tư nhân đã tăng lên rất nhiều.
Hà Nội đã chú trọng công tác tuyên truyền sâu rộng trong dân chúng các chủ đề như giữ gìn trật tự xã hội, vận động ý thức phòng chống tệ nạn xã hội, phát huy truyền thống hiếu khách và nếp sống thanh lịch và có các biện pháp quyết liệt xử lý các vi phạm kèm theo nhằm đảm bảo nếp sống văn minh đơ thị, góp phần tạo sức hút cho du lịch của Thành phố.
Quảng bá hình ảnh và biểu tượng của Du lịch Thủ đô
Liên tiếp trong các năm từ 1995 đến nay đã có rất nhiều nhà đầu tư được biết đến Việt Nam đã trực tiếp thơng qua các hình ảnh quảng bá ở nhiều phương tiện thông tin đại chúng, hoặc thông qua các tour du lịch, đã nghiên cứu các thế mạnh vốn có của Việt Nam, đặc biệt là ở Hà Nội. Đã có một số các đề án đang được nghiên cứu như Thành phố sông Hồng, trùng tu khu di tích Hồng thành Thăng Long, bảo vệ và tái tạo khu di tích Đàn Xã tắc, khu chợ đêm Hàng Đào – Hàng Ngang - Đồng Xuân, cải tạo khu sinh thái hồ Hoàn Kiếm hoặc dự án các tuyến phố đi bộ khu vực phố cổ...
Ngành du lịch Việt Nam đã thực hiện nhiều chương trình hoạt động có hiệu quả cũng góp phần giúp Hà Nội quảng bá hình ảnh của mình. Điển hình là chiến dịch quảng bá du lịch Việt Nam trên CNN, một kênh truyền hình nổi tiếng của Mỹ với thời lượng 30 giây mỗi lần vào giờ vàng buổi sáng và buổi chiều liên tục hơn 3 tháng, từ 10/10/2007 đến 13/01/2008 ngoài các nội dung chủ yếu như vẻ đẹp vịnh Hạ Long, nét cố đơ Huế, Phố cổ Hội An..., cịn đề cập tới nét thanh lịch của Hà Nội, vẻ đẹp quyến rũ của tà áo dài, đôi chút nghệ thuật ẩm thực Hà Nội và nhất là truyền thống văn hố “Nghìn năm Văn hiến”. Chính việc quảng bá hình ảnh của Du lịch Việt Nam cũng giúp các nhà đầu tư nước ngoài quan tâm tới các kế hoạch chiến lược phát triển du lịch của Việt nam nói chung và Hà Nội nói riêng. Mặc dù hoạt động này chưa mang lại hiệu quả như mong muốn, song cũng nhờ đó, mà khách du lịch ở nhiều quốc gia trên thế giới có cơ hội hiểu biết rõ nét hơn về Việt Nam.