Về số lượng, cơ cấu khách dulịch và doanh thu

Một phần của tài liệu Đầu tư trực tiếp nước ngoài trong lĩnh vực du lịch hà nội (Trang 78 - 81)

- Số lượt khách dulịch đến Hà Nội:

Chương 3: Một số giải pháp chủ yếu nhằm thu hút FDI vào lĩnh vực Du Lịch Hà Nội.

3.1.1.1. Về số lượng, cơ cấu khách dulịch và doanh thu

Theo WTO, năm 2002, lượng khách du lịch quốc tế vào khoảng 714,6 triệu lượt khách, và dự đốn lượng khách du lịch quốc tế có thể tăng lên đến khoảng 1,1 tỷ vào năm 2012 và 1,6 tỷ lượt vào năm 2020 với mức phát triển bình quân khoảng 4,5%/năm. Thu nhập từ du lịch khoảng 565 tỷ USD năm 2000 có thể lên đến 1.000 tỷ USD vào năm 2012 đóng góp khoảng 11% GDP của thế giới. Trong 5 năm gần đây, tốc độ phát triển nhanh hơn, khoảng 5,7% về số lượng khách và 14,6% về thu nhập. Doanh thu bình quân trên đầu khách du lịch cũng có xu hướng tăng cao: nếu như năm 1995 tồn thế giới có 563 triệu khách du lịch quốc tế với tổng thu nhập về du lịch 401 tỷ USD, thì dự báo năm 2020 tồn thế giới có 1,6 tỷ khách với tổng thu nhập về du lịch đạt 2.000 tỷ USD. Lao động trong du lịch có thể tăng từ 200 triệu chỗ làm hiện nay lên 250 triệu vào năm 2020, chiếm khoảng 9% tổng số việc làm. Giai đoạn 2000-2010, Du lịch khu vực APEC phát triển nhanh hơn bình qn chung thế giới, tính theo số lượng khách, tới trên 8%/năm, gần gấp 3 lần so với châu Âu. ( Bảng 3.1)

Bảng 3.1 Dự báo khách du lịch quốc tế đến năm 2020 ( theo vùng)

Đơn vị: triệu lượt khách

Vùng 2000 2010 2020 Lượng khách % tăng lên Lượng khách % tăng lên Châu Phi 26 46 5,7 75 5,1 Châu Mỹ 131 195 4,0 284 3,8 Châu Âu 386 526 3,2 717 3,1 Châu Á - TBD 105 231 8,2 438 6,8 Trung Đông 19 37 7,1 69 6,5 Nam Á 6 11 6,8 19 5,8

Tổng số 673 1.046 4,5 1.602 14,4 Nguồn : Tổ chức du lịch thế giới Đến năm 2020, sẽ có sự thay đổi lớn trong số những nước đứng đầu về thu hút khách du lịch. Trung Quốc, Hongkong trở thành một trong những điểm du lịch chính, Nga cũng trở thành một trong mười nước đứng đầu về nhận khách. Thailand, Singapore, Nam Phi… cũng được coi là những điểm đến quan trọng.

Bảng 3.2 Dự báo 10 nước đứng đầu về thu hút khách năm 2020

Số TT Nước lượt khách (triệu lượt ) thị phần (%)

1 Trung quốc 137,1 8,6 2 Mỹ 102,4 6,4 3 Pháp 93,3 5,8 4 Tây-ban-nha 71 4,4 5 Hồngkông 59,3 3,7 6 Italia 52,9 3,3 7 Anh 52,8 3,3 8 Mexico 48,9 3,1 9 CHLB Nga 47,1 2,9 10 CH Séc 44 2,7 Tổng số 708,8 44,2 Nguồn : Tổ chức du lịch thế giới Châu Âu vẫn là thị trường gửi khách lớn nhất, chiếm một nửa tổng số khách du lịch quốc tế toàn cầu, APEC trở thành thị trường gửi khách lớn thứ hai trên thế giới, châu Mỹ xuống hàng thứ ba.

Các thị trường gửi khách truyền thống vẫn tiếp tục giữ vị trí hàng đầu thế giới như Đức, Nhật, Anh, Pháp, Canada. Tuy nhiên, Trung Quốc sẽ là thị trường gửi khách có ảnh hưởng lớn, đứng vị trí thứ tư. CHLB Nga cũng sẽ thành một thị trường gửi khách trong 10 nước hàng đầu thế giới.

Bảng 3.3 Dự báo 10 nước đứng đầu về gửi khách năm 2020

Số TT Nước lượt khách (triệu lượt ) thị phần (%)

1 Đức 163,5 10,2 2 Nhật 141,5 8,8 3 Mỹ 123,3 7,7 4 Trung quốc 100 6,2 5 Anh 96,1 6,0 6 Pháp 37,6 2,3 7 Hà Lan 35,4 2,2 8 Canada 31,3 2,0 9 CHLB Nga 30,5 1,9

10 Italia 29,7 1,9

Tổng số 788,9 49,2

Nguồn : Tổ chức du lịch thế giới 3.1.2. Quan điểm, mục tiêu phát triển Du Lịch của Việt Nam

Cuối thập niên 80 của thế kỷ trước theo đường lối của Đảng và Chính phủ xóa bỏ bao cấp chuyển sang nền kinh tế thị trường định hướng XHCN kể từ đó nền kinh tế mở cửa giao thương với bên ngoài, đặc biệt là sau khi Việt Nam gia nhập các tổ chức kinh tế trong khu vực và trên thế giới, do vậy ngành du lịch cũng phát triển và hội nhập với các quốc gia khác. Nhu cầu nghỉ ngơi, giải trí khám phá và các hoạt động kinh tế thương mại tăng đột biến ngay sau khi gia nhập WTO, đã gia tăng áp lực trong việc xây dựng và phát triển các cơ sở tiện nghi và dịch vụ phục vụ khách du lịch trong nước và quốc tế. Ngành Du lịch Việt Nam đã xác định cho mình các mục tiêu cơ bản để có thể sánh ngang các nước phát triển trong khu vực và trên thế giới trong tương lai thông qua các kế hoạch chiến lược cụ thể từng thời kỳ, dựa vào chính sách phát triển chung của Đảng và Chính phủ.

Tổng cục Du lịch Việt Nam cho biết, Tổng cục đã xây dựng chiến lược phát triển du lịch từ nay đến năm 2020 và tầm nhìn đến 2030 Chiến lược phát triển du lịch giai đoạn 2011 - 2020, tầm nhìn đến 2030 được tập trung vào các vấn đề: Xây dựng sản phẩm du lịch, tuyên truyền quảng bá, đầu tư cơ sở vật chất kỹ thuật, đào tạo nguồn nhân lực, nghiên cứu ứng dụng khoa học công nghệ, hợp tác và hội nhập quốc tế, phát triển tổ chức lãnh thổ về du lịch. Tổng cục Du lịch đã đưa ra 7 nội dung và là mục tiêu hướng đến cần giải quyết. Trong đó, chủ động sử dụng kinh phí đã được phân bổ, tăng cường xúc tiến tại thị trường lớn Trung Quốc, lập đề án thành lập kênh truyền hình cáp chuyên về Du lịch, thi sáng tác biểu tượng và khẩu hiệu cho ngành Du lịch giai đoạn 2011 - 2015, tăng cường bầu chọn cho vịnh Hạ Long trở thành 1 trong 7 kỳ quan thiên nhiên thế giới mới. Mỗi địa phương sẽ tạo sản phẩm du lịch độc đáo riêng chứ không lặp lại sản phẩm của nơi khác. Các sản phẩm du lịch được hình thành dựa trên 3 yếu tố: Du lịch biển với những tiềm năng mà nước khác khơng có; những cơng trình kiến trúc, di sản văn hóa được thế giới cơng nhận; dựa vào văn hóa bản địa… Bên cạnh đó, ngành Du lịch sẽ tập trung đào tạo nguồn nhân lực và đẩy mạnh công tác quảng bá, tuyên truyền,xúc tiến du lịch trong

và ngồi nước. Ơng Nguyễn Văn Tuấn, Tổng cục Trưởng Tổng cục Du lịch cho rằng, ngành Du lịch từng nhắm đến mục tiêu phát triển Việt Nam thành điểm đến hấp dẫn của thế giới với khoảng 6 triệu lượt khách quốc tế trong năm 2011. Tuy nhiên, với lượng khách đến như hiện nay thì mục tiêu này xem ra khó đạt được. Việc xây dựng chiến lược mới, ngành du lịch Việt Nam hy vọng tạo nên một bước đột phá trong thời gian tới.

- Phấn đấu đến năm 2020 đưa Việt Nam trở thành một trong những nước có ngành du lịch phát triển hàng đầu trong khu vực.

Một phần của tài liệu Đầu tư trực tiếp nước ngoài trong lĩnh vực du lịch hà nội (Trang 78 - 81)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(110 trang)
w