Chƣơng 1 TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
3.2.1. Các kiểu kết cấu tiêu biểu
3.2.1.1. Kết cấu tuyến tính của sự kiện
Đây là phương thức kết cấu truyện kể bằng cách bố trí, sắp đặt cốt truyện và các yếu tố khác trong truyện bằng quan hệ trước – sau, nhân – quả theo sự phát triển tuyến tính của thời gian, hay nói cách khác, cái được biểu đạt nào xảy ra trước thì biểu đạt trước, cái biểu đạt nào xảy ra sau thì biểu đạt sau. Đây là phương thức kết cấu phổ biến trong loại hình truyện ngắn truyền thống và truyện ngắn - kịch, theo đó, người kể chuyện đóng vai trị thuật lại tiến trình của câu chuyện mà ở đó các biến cố, sự kiện, hành động được xây dựng như một chuỗi nhân quả liên tục trong thời gian, các trạng huống tâm lí của nhân vật cũng gắn liền với các sự kiện, hành động được kể mà khơng có sự gián đoạn, “ngối lại” hoặc “đón trước”. Phương thức kết cấu này thường không hướng tới sự chú tâm của người đọc vào tính phức tạp, cầu kì của sự sắp đặt mà gắn liền với việc sáng tạo một tình huống đặc sắc, một cốt truyện hấp dẫn, điển hình với các thành phần: mở đầu, thắt nút, phát triển, cao trào, mở nút khiến người đọc hồi hộp theo dõi. Nhà văn chuyên viết truyện ngắn Nguyễn Thành Long đã kể lại rằng, bài học nhập môn về sáng tác mà ông thu nhận
được từ trên ghế nhà trường tiểu học là kết cấu truyện ngắn phải qua năm bước: 1. Nhập đề; 2. Bắt đầu truyện; 3. Gút thắt – gồm có: gút, gút ngày càng chặt, mở gút thắt dần; 4. Kết thúc truyện; 5. Cảm nghĩ. Những bài học đầu tiên về truyện ngắn mà Nguyễn Thành Long nói đến đã khái quát nên kiểu kết cấu truyện ngắn mang tính “truyền thống”, “cổ điển”, đó là sự phát triển của các chi tiết, sự kiện đến độ “cao trào”, “kịch tính” thì sẽ có sự mở nút.
Nhiều tác phẩm truyện ngắn của Nguyễn Thị Thu Huệ, Nguyễn Ngọc Tư, Đỗ Bích Thúy sử dụng lối kết cấu này. Vậy, “điểm mới”, “sự cách tân” của họ là gì? Có thể nhận thấy, trong sáng tác truyện ngắn, các nhà văn nữ cũng lấy “sự cố” (chữ dùng của nhà văn Nguyễn Thành Long) làm “sườn” cho truyện ngắn. Nhưng nếu như trước đây, truyện ngắn hấp dẫn thường giàu kịch tính và mở nút bất ngờ, đột ngột (Về phương diện này có thể xem Nguyễn Cơng Hoan là cây bút bậc thầy) thì trong nhiều sáng tác của các nhà văn nữ, truyện được đẩy đến độ kịch tính, cao trào, nhưng nút lại không được mở một cách bất ngờ, đột ngột. Nghĩa là, nút không được nhấn mạnh, tô đậm thành một bộ phận nổi bật trong kết cấu của tác phẩm, trong “ngữ pháp truyện”. Trong mạch trần thuật của họ, nút được đưa ra cùng với dòng sự kiện đầy ngẫu nhiên tạo nên bản thân quá trình đời sống. Chẳng hạn, trong Anna Karenhina của
L.Tonstoi, xung đột hơn nhân, gia đình dẫn đến sự sụp đổ của hơn nhân, trong Chí
Phèo, Nam Cao đã đẩy sự căng thẳng, xung đột của các nhân vật đến cao độ, rồi mở
nút bằng cái chết đầy bi kịch của Bá Kiến và Chí Phèo, trong Nằm vạ của Bùi Hiển, xung đột của hai vợ chồng đã dẫn tới sự tan vỡ của hạnh phúc…nhưng trong truyện ngắn của các nhà văn nữ, nhiều truyện dường như xung đột được đẩy đến cao trào nhưng không được tháo nút đột ngột, bất ngờ, có tính “thay đổi số phận của nhân vật”. Truyện ngắn Một trái tim khô của Nguyễn Ngọc Tư là như thế. Câu chuyện là những tình huống dồn dập, gay cấn, kịch tính đến phút cuối. Dường như mọi khổ đau, bất công đều đổ lên vai Hậu, một người phụ nữ hiền lành chịu nhiều thiệt thòi: Chồng thuê người giết để hịng chiếm tài sản, khi có người bạn để tâm tình, an ủi nhau thì bất hạnh thay, đó lại là kẻ được th để giết mình. Người đọc mong chờ ở nhân vật Hậu một hành động trả thù thích đáng, hay cái kết thích đáng cho kẻ vơ lương tâm. Nhưng không, câu chuyện được đẩy đến cao trào nhưng dường như khơng có hành động kháng cự nào từ phía nhân vật chính. Thậm chí, khi biết rõ sự việc, dù trái tim có trở nên “khơ héo”, “chết” thì cơ vẫn khơng có, dù chỉ một hành động nhỏ nhất để trả thù. Đó cịn là tình u đơn phương câm lặng của Diệp với người ba
dượng của mình trong Nước chảy mây trôi, nhưng với Nguyễn Ngọc Tư, chị vẫn cứ để mặc nhân vật của mình sống một cuộc sống hồn hậu, giản dị vậy mà khơng có nhu cầu để cho nhân vật hành động (dù là một chút nhỏ nhoi) để nhằm thay đổi số phận. Cách tổ chức truyện như thế xuất hiện rất nhiều trong các sáng tác của Nguyễn Ngọc Tư như Mối tình năm cũ, Dịng nhớ, Của ngày đã mất, Duyên phận so le, Cánh đồng
bất tận hay trong truyện ngắn của Nguyễn Thị Thu Huệ như Tân cảng, Đêm dịu dàng, Hậu thiên đường… hay như truyện Con dê bốn mắt, Gió khơng ngừng thổi…
của Đỗ Bích Thúy. Truyện ngắn của các nhà văn nữ Nguyễn Thị Thu Huệ, Nguyễn Ngọc Tư và Đỗ Bích Thúy có rất nhiều kiểu sự kiện và biến cố như vậy, nghĩa là có “nhân” mà khơng có “quả”. Thế giới nghệ thuật của họ, vì vậy dường như ln giữ thế cân bằng trong dịng đời bất tận. Ấn tượng của người đọc về sự vắng bóng sự kiện và biến cố trong sáng tác của họ có phần được hình thành từ đấy. Thậm chí, vì cách kết cấu này, trong tác phẩm của các nhà văn nữ, biến cố do đó đã khơng cịn cái vẻ của biến cố, bởi nhà văn thường làm mờ tầm quan trọng và ý nghĩa loại biệt của nó trong cấu trúc tác phẩm ngay khi nó vừa xuất hiện.
3.2.1.2. Kết cấu đảo lộn thời gian của sự kiện
Một trong những hình thức mới mẻ mà truyện ngắn Việt Nam thời kỳ sau 1986 đem lại và đạt được nhiều thành tựu trên phương diện kết cấu cốt truyện là sự đảo lộn thời gian của sự kiện – tức là nghệ thuật trần thuật khơng theo trình tự diễn tiến của cốt truyện tự nhiên theo thời gian tuyến tính (đi từ nhân tới quả). Đây là kết cấu trong đó cách tổ chức sắp xếp các chi tiết, sự kiện hồn tồn khơng theo trật tự thời gian tuyến tính. Tức là, thời gian lịch sử và thời gian trần thuật khơng trùng khít. Việc tạo ra sự xáo trộn về thời gian của hệ thống sự kiện xảy ra trong truyện thực là do sự sắp xếp của nhà văn nhằm phục vụ ý đồ sáng tác. Một truyện ngắn thường bắt đầu từ sự xuất hiện của các nhân vật, phát triển thông qua các mối quan hệ, nảy sinh mâu thuẫn, đưa đến cao trào và kết thúc. Khơng theo trình tự ấy, kiểu kết cấu hồi cố đưa kết luận lên đầu tác phẩm, sau đó là q trình tìm hiểu ngun nhân. Hay nói khác là truyện ngắn có sự đan xen thời gian quá khứ, hiện tại, tương lai. Truyện bắt đầu từ thời điểm hiện tại, trở về quá khứ rồi quay trở về thực tại…Như vậy, những vấn đề đưa ra không thuận chiều, buộc người đọc phải suy ngẫm, trăn trở và truyện như vậy mang đậm tư duy phân tích, khám phá. Với kiểu kết cấu này, người đọc có cơ hội thâm nhập sâu hơn vào thế giới tác phẩm, tự mình tìm hiểu chân lý cuộc sống, nhà văn tránh được lối kể chủ quan, áp đặt, định sẵn.
Các truyện này thường bắt đầu ở phần giữa hoặc phần kết thúc của cốt truyện tự nhiên. Sự tái tạo trật tự nghệ thuật cho các sự kiện trong cốt truyện là một đặc trưng của tư duy truyện ngắn hiện đại. Kiểu kết cấu đảo lộn thời gian của sự kiện thường được thể hiện qua hai dạng chính, đó là kết cấu đa tầng và kết cấu lắp ghép. Luận án chủ tâm đi sâu tìm hiểu về hai kiểu kết cấu này trong sáng tác của các nhà văn nữ: Nguyễn Thị Thu Huệ, Nguyễn Ngọc Tư, Đỗ Bích Thúy.
* Kết cấu đa tầng
Kết cấu đa tầng là phương thức kết cấu để tạo ra truyện lồng trong truyện – một hay những câu chuyện này nằm trong một câu chuyện khác, ngơi kể và điểm nhìn trần thuật có thể chuyển từ nhân vật này sang nhân vật kia. Thời gian và không gian giữa các câu chuyện, các lớp truyện cũng có sự dịch chuyển. Mơ hình thường gặp của phương thức kết cấu này là: người kể chuyện lớp 1 kể (từ ngôi thứ nhất hoặc ngôi thứ ba) câu chuyện A, tiếp đến, nhân vật trong câu chuyện A trở thành người kể chuyện lớp 2 kể, bằng một hình thức nào đó, câu chuyện B ở một thời điểm hoặc một khơng gian khác, sau đó có thể các nhân vật cùng trở lại lớp truyện đầu tiên để bàn luận về những vấn đề đặt ra ban đầu trong câu chuyện A. Trong văn học Việt Nam các giai đoạn trước, phương thức kết cấu đa tầng đã từng được sử dụng (như trong Đôi bạn của Nhất Linh, Rừng xà nu của Nguyễn Trung Thành)
nhưng không phổ biến. Trong truyện ngắn đương đại, các nhà văn đã vận dụng phương thức kết cấu này một cách hiệu quả và uyển chuyển hơn như trong Vũ điệu
địa ngục của Võ Thị Hảo, Yêu của Phan Thị Vàng Anh. Tiếp thu thành quả của văn
học thời kì trước cũng như học hỏi kinh nghiệm của những cây viết cùng thời, các tác giả nữ Nguyễn Thị Thu Huệ, Nguyễn Ngọc Tư, Đỗ Bích Thúy cũng tận dụng tối đa hiệu quả nghệ thuật của kiểu kết cấu da tầng, làm nên những cách tân nghệ thuật đặc sắc trong truyện ngắn của mình. (xin xem Bảng 1 trong phụ lục)
Theo bảng thống kê trên, ta thấy rất nhiều truyện ngắn của Nguyễn Thị Thu Huệ, Nguyễn Ngọc Tư, Đỗ Bích Thúy đều kết cấu theo dạng có nhiều mạch truyện đan xen tạo nên kiểu kết cấu đa tầng. Hậu thiên đường của Nguyễn Thị Thu Huệ
được kiến tạo bởi ba lớp truyện: lớp truyện từ ngôi thứ nhất của người mẹ về cuộc sống của mình; lớp truyện từ ngơi thứ nhất của cơ con gái mười sáu tuổi đang chập chững, bỡ ngỡ và cuồng si bước vào thế giới “hậu thiên đường” được kể lại qua các trang nhật kí mà người mẹ đọc được; và lớp truyện ngắn ngủi mà người kể chuyện hàm ẩn phát ngôn ở ngôi thứ ba, cuối tác phẩm. Hai lớp truyện từ ngơi thứ nhất đan
cài, hịa quyện, xen lẫn nhau giúp người đọc thấu hiểu được thế giới nội tâm tràn đầy cảm giác, tâm trạng nhưng thiếu sự đồng cảm, sẻ chia, thiếu cả lí trí, dẫn đến nỗi cô đơn, trống vắng và những bước đi lệch lạc, mất phương hướng của hai mẹ con. Và hai lớp truyện ấy được soi rọi bằng ánh sáng khách quan, lạnh lùng của lớp truyện ngoài cùng khiến người đọc cảm nhận được sự nghiệt ngã, đau đớn khi nhân vật nhận ra cái tơi cá nhân vơ tâm, ích kỉ của mình q muộn màng.
Sầu trên đỉnh Puvan là một kiểu đan xen các mạch truyện khá phức tạp. Trong kết cấu truyện, mỗi nhân vật tạo nên một mạch truyện tồn tại độc lập. Sự sắp xếp nhiều mạch truyện trong tác phẩm tạo nên cảm giác về một khơng khí ngột ngạt, sự đan xen của nhiều số phận các nhân vật tạo nên cảm giác vừa cay đắng vừa xót xa. Câu chuyện thứ nhất là chuyện về số phận nhân vật Dịu. Hai vợ chồng giả vờ li dị để cô đi xuất khẩu lao động Đài Loan. Nhưng cô bị ông chủ Đài Loan hãm hiếp và có con với ơng ta. Bà chủ đẩy cô ra đường, cô trở về nước với hai bàn tay trắng và một cõi lòng cay đắng tê tái. Không chấp nhận nổi sự tha thứ của chồng, mà cơ nghĩ đó là lịng thương hại, cơ bỏ đi kiếm tiền bằng nghề làm gái trên thành phố. Tại đây, cơ gặp Vĩnh, chàng họa sỹ có tình u mãnh liệt với vẻ đẹp của những cây sầu. Câu chuyện thứ hai là chuyện về người tu sỹ Colègan đã chết khi tận mắt chứng kiến vẻ đẹp của hoa sầu nở. Thứ ba là chuyện về cuộc đời của Vĩnh, nhà bị cháy rụi trong bom đạn, người yêu đầu đời chết đuối, quá khứ mờ mịt và tương lai vô vọng.... Cuối cùng là câu chuyện của chú bé chăn dê với người mẹ nghèo…Mỗi số phận có một nỗi niềm riêng. Và tác giả đã khéo léo lồng ghép chúng trong câu chuyện chung đó là hành trình tìm đến cái đẹp của ba con người: một chú bé chăn dê, một cô gái điếm và một nghệ sỹ. Cách ứng xử của ba người trước cái đẹp hoàn toàn khác nhau. Chú bé căm ghét cây sầu nở hoa vì năm nào sầu nở làng cũng đói và dê chết nên bỏ về trước. Người nghệ sỹ chết vì cái đẹp cịn cơ gái điếm đi xuống núi một mình và khơng tin vào lời nguyền. Đằng sau những câu chuyện về từng số phận, từng cuộc đời đó là cái dư âm còn khắc khoải trong những trang viết của Nguyễn Ngọc Tư.
Một nhân vật có thể tạo nên khơng chỉ một mạch truyện mà có thể đan xen nhiều mạch bằng những đoạn hiện tại, quá khứ, suy tưởng, ước mơ…Trong Tiếng đàn mơi sau bờ rào đá của Đỗ Bích Thúy, số phận của một người phụ nữ vùng cao
được thể hiện thông qua một hệ thống các chi tiết sự kiện. Truyện được bắt đầu bằng hình ảnh của thời hiện tại cảm nghĩ của ông Chúng về gia đình. Mới đọc
truyện, người đọc cứ ngỡ như đang tiếp xúc với một gia đình hạnh phúc, cha mẹ đã đến tuổi xế bóng về già mãn nguyện nhìn con cái trưởng thành. Nhưng hóa ra khơng phải vậy. Đằng sau vẻ bình thản của từng con chữ là bao nhiêu nỗi nhọc nhằn của đời người xuất hiện. Từ đó, truyện phân chia thành những khúc đoạn kể về những thăng trầm của một gia đình, trong đó mỗi cá nhân là một cảnh đời, một số phận trớ trêu rất đáng thương. Mỗi khúc đoạn có thể tồn tại độc lập như một câu chuyện, trở thành những mạch phụ trong sự liên hệ chung nhằm lí giải chủ đề.
Ta cịn có thể bắt gặp rất nhiều truyện khác có cùng kiểu cốt truyện như thế này: Cát đợi, Đêm dịu dàng…(Nguyễn Thị Thu Huệ), Gió khơng ngừng thổi, Ngải đắng ở trên núi, Ngoài cửa trời chưa sáng…(Đỗ Bích Thúy), Cánh đồng bất tận
(Nguyễn Ngọc Tư). Chức năng lớn nhất của loại kết cấu này là khả năng bao trùm hiện thực cuộc sống ngổn ngang, bề bộn, phức tạp; không chỉ phản ánh mà cịn nhằm lí giải hiện thực. Nằm trong mạch vận động chung của văn học thời hiện đại, truyện ngắn ngày nay với xu hướng “tiểu thuyết hóa” đã tìm đến một lượng chi tiết, sự kiện đa dạng với những giá trị biểu hiện mới, đã tổ chức hệ thống chi tiết sự kiện một cách linh hoạt và sinh động hơn.
*Kết cấu lắp ghép
Từ chủ trương phi tâm hóa cái được miêu tả, một số nhà văn đương đại thường sử dụng kiểu kết cấu lắp ghép, phân mảnh. Kiểu kết cấu này dựa trên kĩ thuật lắp ghép (collage) của nghệ thuật điện ảnh. Điều này dẫn đến về hình thức, cấu trúc truyện có vẻ rời rạc, lỏng lẻo. Do đây là phương thức kết cấu mà trong một truyện, tác giả tái hiện những sự kiện ở những thời điểm khác nhau, với những khơng gian khác nhau. Mỗi sự kiện vừa có tính độc lập tương đối, vừa có quan hệ với nhau, bổ sung, hỗ trợ lẫn nhau để tạo nên tính chỉnh thể, thống nhất cho tác phẩm. Giữa các đơn vị truyện đó khơng có quan hệ nhân quả - với nghĩa điều được kể trước sẽ dẫn đến điều được kể sau, giữa chúng có thể diễn ra sự ngắt quãng, đứt gãy về thời gian và sự gián cách, dịch chuyển về khơng gian. Thậm chí, cịn có sự chuyển đổi đột ngột về nội dung, sự kiện trong những không gian và thời gian khác nhau. Các đoạn hội thoại khơng đặt nặng tính hơ ứng rõ rệt. Và người kể chuyện (hiển hiện hoặc hàm ẩn) là người xâu chuỗi những tình tiết, sự kiện phi tuyến tính, phi nhân quả đó, kể lại cho độc giả theo một mạch liên kết, một dụng ý nào đó mà thường thì khi đọc xong tác phẩm, người đọc mới lí giải, tổng kết được. Trong