Chƣơng 1 TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
2.1. Từ sự đổi mới quan niệm nghệ thuật về con ngƣời
2.1.1. Quan niệm nghệ thuật về con người
“Văn học và cuộc sống là hai vòng tròn đồng tâm, mà tâm điểm là con người”. Nhận xét trên của nhà văn Nguyễn Minh Châu nói lên được sứ mệnh cao cả của văn chương là phản ánh một cách sinh động và trung thực về con người. Ngược lại, người ta không thể mô tả về con người nếu như khơng hiểu biết, cảm nhận và có các phương tiện, biện pháp nhất định, vì thế đã tạo thành chiều sâu, tính độc đáo của hình tượng người trong văn học. Quan niệm nghệ thuật về con người, do đó “là sự lí giải, cắt nghĩa, sự cảm thấy con người đã được hóa thân thành các nguyên tắc, phương tiện, biện pháp thể hiện con người trong văn học, tạo nên giá trị nghệ thuật và thẩm mĩ cho các hình tượng nhân vật trong đó.” [170, tr.42].
Quan niệm nghệ thuật về con người là một phạm trù cơ bản và là phạm trù quan trọng nhất trong sáng tác nghiên cứu văn học. Lê Ngọc Trà từng có những nhận xét và yêu cầu rất xác đáng: “Trước hết, vấn đề con người cần phải trở thành một trong những vấn đề trung tâm của văn học. Tác phẩm có thể khơng có nhân vật người, nhưng nó phải là câu chuyện về cõi nhân sinh. Nhà văn có thể viết về nhà máy, hợp tác xã, công trường, nhưng mối quan tâm chính của anh ta ở đây khơng phải là năng suất lao động, chất lượng sản phẩm, cơ chế quản lí mà là quan hệ con người, là hạnh phúc, tình yêu, nỗi đắng cay hay sự hèn hạ của con người, là những giá trị nhân văn của cuộc sống. Khơng nên tiếp tục mãi tình trạng quá tải của văn học do nó phải chuyên chở quá nhiều nội dung khác gây ra. Trong một ý nghĩa giản dị, văn học là buồn vui đời người, là sự chiêm nghiệm về những gì được mất, là hồi ức về quá khứ, sự không thỏa mãn với hiện tại, là trầm tư về lẽ tồn vong của con người trong mối quan hệ với xã hội, tự nhiên và vũ trụ. Đó là những chủ đề cơ bản và lâu dài của văn học. Văn học là sự thật. Mà sự thật chủ yếu của văn học là sự thật về con người.” [212, tr.62]
Quan niệm nghệ thuật về con người là vấn đề cơ bản, then chốt của tác phẩm, chịu sự chi phối bởi cá tính sáng tạo của nhà văn. Khi tư duy nghệ thuật của nhà văn vận động, biến đổi cho phù hợp với từng giai đoạn, từng thời kì, từng trào lưu văn học thì quan niệm nghệ thuật về con người của nhà văn cũng thay đổi, kéo theo sự
thay đổi diện mạo của cả nền văn học. Chính vì thế, quan niệm về con người tạo thành nhân tố vận động của nghệ thuật, đổi mới nghệ thuật. Và đây cũng là tiêu chuẩn quan trọng nhất để đánh giá giá trị nhân văn của tác phẩm văn học nói riêng và thành tựu của người nghệ sĩ nói chung.
Việc xác định quan niệm nghệ thuật về con người hướng người ta khám phá cách cảm thụ và biểu hiện chủ quan sáng tạo của chủ thể, ngay cả khi miêu tả con người giống hay không giống với đối tượng. Quan niệm nghệ thuật về con người trong tác phẩm văn học có những vai trị sau:
Thứ nhất, quan niệm nghệ thuật về con người chính là dấu hiệu chủ yếu để nhận ra sự vận động, đổi mới của một nền nghệ thuật. Nhiều nghệ sĩ cùng có chung quan điểm là: Một nền nghệ thuật mới bao giờ cũng ra đời với một con người mới, với cách hiểu mới về con người, hoặc bằng việc suy nghĩ lại các khám phá nghệ thuật của những người đi trước. Như vậy, việc đổi mới cách giải thích và cảm nhận con người có tác dụng làm cho nền văn học thay đổi căn bản. Thực tế văn học cho thấy, những tác giả văn học nổi tiếng thế giới như Sechxpia, Raxin hầu như cũng chẳng sáng tạo ra cốt truyện hay nhân vật nào mới. Cốt truyện và nhân vật của họ đều vay mượn trong truyền thuyết, lịch sử hoặc huyền thoại, nhưng cách giải thích và cảm nhận của họ là mới, tạo thành tiếng nói nghệ thuật mới.
Thứ hai, quan niệm nghệ thuật về con người cũng là tiêu chí tối ưu để nhận diện, so sánh các tác giả, tác phẩm và những hiện tượng văn học lớn.
Thứ ba, quan niệm nghệ thuật về con người luôn hướng vào con người trong mọi chiều sâu của nó, cho nên đây là tiêu chí quan trọng nhất để đánh giá giá trị nhân văn vốn có của văn học. Nghệ sĩ là người suy nghĩ về con người, cho con người, nêu ra những tư tưởng mới để hiểu về con người, do đó, càng khám phá nhiều quan niệm nghệ thuật về con người thì càng đi sâu vào thực chất sáng tạo của họ, càng đánh giá đúng về thành tựu của họ.
Văn học giai đoạn cách mạng và kháng chiến kéo dài suốt 30 năm (1945- 1975) đã tạo nên một mẫu người phổ biển trong cuộc sống và trong văn chương phù hợp với yêu cầu lịch sử của chiến thắng. Không phải các nhà cầm bút khơng nhận diện được tính tồn diện trong bản chất của con người, tính đa dạng và phức tạp của quan hệ con người. Nhưng để tồn tại và để chiến thắng, một số mặt trong bản chất và quan hệ ấy đã nổi trội hẳn lên, chủ yếu là con người hiện thực, con người hành động, con người xã hội, con người giai cấp, con người cộng đồng và con người phi
thường. Muốn vượt qua được những khoảnh khắc khắc nghiệt của chiến tranh, con
người cần sống một cách thực tế, không quá suy tư và đa cảm, giản ước mọi ham muốn, không được nghĩ nhiều tới lợi ích, nguyện vọng riêng và cần nhất là huy động mọi phẩm chất cao đẹp tiềm ẩn trong bản thân mình.
Tuy nhiên, từ sau năm 1975, đặc biệt là sau 1986, tình hình tồn cục đã hồn tồn đổi khác, cuộc sống đã mở ra những triển vọng cao hơn cùng những đòi hỏi lớn hơn. Để đáp ứng nhu cầu thẩm mĩ mới của công chúng, văn chương cần trở về với đặc trưng chung vốn có của mình. Quan niệm nghệ thuật về con người từ đó cũng có những sự thay đổi nhất định. Con người trong văn học thời chiến được nhận thức, khám phá chủ yếu ở góc độ chính trị, tư tưởng, trong quan hệ ta – địch. Niềm vui, nỗi buồn và suy nghĩ của con người hòa chung trong niềm vui, nỗi lo của dân tộc, giai cấp. Ngòi bút của nhà văn thường tập trung ca ngợi chiến công của cá nhân, tập thể trong chiến đấu và sản xuất, qua đó khẳng định tầm vóc lịch sử của con người, quốc gia, dân tộc. Hình tượng nhân vật trung tâm trong giai đoạn này là người chiến sĩ, những người xả thân vì lí tưởng, gắn bó hết mình với sự nghiệp cách mạng, với quê hương đất nước, vì nước quên thân, vì dân phục vụ. Khi chiến tranh kết thúc, bao khó khăn, thách thức được đặt ra trong đời sống con người. Sự phức tạp, bộn bề của cuộc sống thời hậu chiến diễn ra theo nhiều chiều, nhiều hướng. Bước vào giai đoạn 1986 đến nay, quan niệm về con người trong văn chương đã thực sự thay đổi: “Đặc điểm nổi bật nhất là con người đang được nhìn nhận, xem xét, lí giải theo nhiều hướng, nhiều chiều [132,Tr.65]. Nhà nghiên cứu Nguyễn Văn Long cũng nhận xét một cách tổng quát xu hướng dân chủ của văn học gần đây trong cách nhìn và khám phá con người: “Con người trong văn học hơm nay được nhìn ở nhiều vị thế, trong tính đa chiều của mọi mối quan hệ: con người với xã hội, con người với lịch sử, con người của gia đình, gia tộc, con người với phong tục, với thiên nhiên, với những người khác và với chính mình…Con người cũng được văn học khám phá, soi chiếu ở nhiều bình diện và nhiều tầng bậc: ý thức và vô thức, đời sống tư tưởng, tình cảm và đời sống tự nhiên, bản năng, khát vọng cao cả và dục vọng tầm thường, con người cụ thể, cá biệt và con người trong tính nhân loại phổ quát. [109, Tr54].
Từ thực tế đó địi hỏi nhà văn phải có những tiếng nói thể hiện nhu cầu phong phú, đa dạng, phức tạp trong đời sống tinh thần của con người, từ tâm lí, tình cảm, đời sống riêng tư của từng cá nhân đến khát vọng vươn tới xu hướng phát triển của xã
hội Việt Nam. Sau 1986, con người được nhìn nhận và soi chiếu dưới nhiều góc độ, đó là con người có nhân cách cao đẹp, mang đậm những phẩm chất của tâm hồn Việt, đó là những con người cá nhân gắn với cảm hứng bi kịch, là con người trước nguy cơ tha hóa, con người trong chiều sâu tự nhận thức, con người đa nhân cách, con người được khai thác ở bản năng tính dục… Như vậy, trong truyện ngắn Việt Nam sau 1986, con người không chỉ được mổ xẻ ở vấn đề đạo đức, nhân cách trong mối quan hệ với sự kiện lịch sử mà cịn được nhìn dưới nhiều góc độ, cả ở con người tự nhiên, con người xã hội, con người tâm linh. Qua mỗi đề tài, chủ đề về con người, nhà văn đã phát huy cái đa diện, đa tầng, vừa gai góc trần trụi, vừa thẳng thắn chân thành, vừa băn khoăn suy tư, vừa hoài nghi tự vấn, vừa lo lắng hoang mang trước “phần nhân tính dư thừa chưa được thể hiện” (M.Bakhtin) của con người.