Chƣơng 1 TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
4.2. Giọng điệu
4.2.2. Giọng hài hước, châm biếm, mỉa mai
Nhìn chung, văn học Việt Nam giai đoạn 1945 – 1975 tương đối nhất quán về giọng điệu và nó chính là sự đơn điệu. Giọng điệu khẳng định, ngợi ca, lạc quan bao trùm lên tất cả, che lấp mất đâu đó có vài ba giọng hồi nghi, buồn thương, đau xót. Nhưng sau 1986, văn học trở nên đa điệu hơn, các nhà văn được tự do viết bằng chất giọng của mình.
Đối lập với chất giọng ngợi ca, khẳng định của giai đoạn trước là chất giọng mỉa mai, giễu nhại của truyện ngắn giai đoạn từ 1986 đến nay. Các nhà văn sử dụng tiếng cười vào những phạm vi hiện thực lố lăng, đáng phê phán. Cảm hứng trào lộng gắn liền với sự phát hiện ra cái xấu và nhu cầu thể hiện cái xấu. Do đó, chất giọng hài hước, mỉa mai trở thành phương tiện để thể hiện tính tích cực xã hội của
văn học. Đó là khả năng phơi bày các mặt trái, các trạng thái phản tiến bộ, những chân dung lố bịch. Những biến động của đời sống xã hội trong thời hiện tại đã chi phối sâu sắc đến cảm hứng và tư duy nghệ thuật của nhà văn. Với quan niệm về một hiện thực ngổn ngang, bề bộn, về cái đương đại chưa hoàn thành, trần thuật trong truyện ngắn của các tác giả nữ có sự đan xen, pha trộn nhiều giọng điệu. Tiếp cận hiện thực với tâm thế của người nói thẳng và nhìn thẳng vào hiện thực, các tác giả nữ đã tạo nên giọng điệu hài hước, mỉa mai, châm biếm sâu sắc trong tác phẩm của mình. Phải thấy rằng, giọng điệu mỉa mai lúc nhẹ nhàng, lúc gay gắt, quyết liệt đã biểu hiện thái độ đầy lo lắng, trăn trở của nhà văn trước những cái lố lăng, kệch cỡm, sự tha hóa và sự biến dạng của nhân tính con người đã, đang hàng ngày, hàng giờ diễn ra trong cuộc sống. Sự xuất hiện của giọng điệu hài hước, châm biếm, mỉa mai được thể hiện qua bút pháp trào lộng trong văn xuôi đương đại xuất phát từ những căn nguyên cơ bản sau: thứ nhất, góp phần làm cân bằng sinh thái cho văn học sau một thời gian dài văn học ta quá nghiêm trang; thứ hai, đó là một nhu cầu giải tỏa áp lực của đời sống hiện đại ; thứ ba, quan trọng hơn, thể hiện tinh thần dân chủ hóa trong văn học. Khơng nên hiểu đơn giản trào lộng và giễu nhại chỉ nhằm tới một mục đích giải thiêng, mà sâu hơn, đó là hình thức tiếp cận các giá trị đời sống một cách dân chủ, đa nguyên, phi quy phạm.
Trong sáng tác của các nhà văn nữ ln có sự tham dự của dàn hợp xướng giọng điệu hài hước, giễu nhại, trữ tình, triết lí… Sự hịa điệu của các giọng khác nhau tạo nên một lối kể chuyện nhiều bè, những cách nhìn nhận khác nhau về cuộc sống của nhà văn. Trong đó, hài hước, giễu nhại là chủ âm của bè giọng điệu. Hài hước được hiểu như một kiểu giọng vui đùa, pha trò, cười cợt và châm biếm nhẹ nhàng, chừng mực với mọi hiện tượng đời sống.
So sánh với giọng điệu của một số nhà văn nam cùng thời kì như Hồ Anh Thái, Nguyễn Huy Thiệp…, ta càng thấy rõ được sự khác biệt về giọng điệu của các nhà văn nữ. Trong sáng tác của các cây viết nam, chất giọng hài hước, châm biếm, mỉa mai được thể hiện chủ yếu qua thủ pháp “ nhại ”. Chẳng hạn, Hồ Anh Thái viết : “Vỡ Gia Lâm chạy về Thái Hà lập căn cứ địa mới, vỡ Thái Hà chạy về Hoàng Quốc Việt lập lại chiến khu ” [180, tr.8], “Đa dạng hóa và đa dạng hóa. Đấy là phương châm của người đàn bà lấy chồng khơng biết mệt này. ” [180, tr.88], cịn Nguyễn Huy Thiệp hay sử dụng bút pháp "nhại lịch sử" để thơng qua đó, nói lên những vấn đề nhức nhối trong lịng xã hội đương đại, thì Nguyễn Thị Thu Huệ rất
hay để cho nhân vật của mình có lối điễn đạt hài hước, hóm hỉnh nhẹ nhàng hơn so với các cây viết nam giới cùng thời. Trước mỗi vấn đề của cuộc sống, dù là chuyện vui hay chuyện buồn, nhân vật của chị cũng vẫn có một lối nói riêng rất hóm hỉnh. Trong Minu xinh đẹp, để miêu tả hình ảnh một gia đình nghèo ni chó Nhật ở thời buổi kinh tế thị trường, Thu Huệ đã tập trung vào những hình ảnh khiến người đọc khơng khỏi bật cười vì sự đối lập lố bịch: “Từ ngày có “hai cây” về ở, nếp sống gia đình tơi thay đổi hẳn. Cửa lúc nào cũng đóng im ỉm sợ “hai cây” chạy mất”. Con chó giờ đây là cả gia tài, vì thế bao nhiêu sức lực, tâm huyết, gia đình đều dồn vào đó: “Tơi hồi hộp nhìn Minu lặc lè nặng nhọc đi lại trong nhà cịn hơn vợ tơi ngày xưa mang bầu thằng cả”. [82] Đây là một sự kiện rất lớn bởi nó quyết định đến số phận gia đình nhân vật Tơi. Chú chó được cưng chiều nhiều nhất, được ăn no, ngủ ấm bởi nó khơng phải là con vật bình thường. Nó là hai cây vàng bốn số chín – số tiền mà nhân vật tơi có nằm mơ cũng không nghĩ được một phần đôi như thế. Giọng hài hước châm biếm giúp cho câu chuyện thật sinh động và hấp dẫn. Nó khiến cho người đọc phải bật cười trước những tình huống bi hài, những cảnh dở khóc dở cười xung quanh chuyện ni chó. Và từ đó, bức tranh hiện thực xã hội hiện lên thật rõ nét. Tuần lấy giống cho Minu được mô tả dưới giọng văn đầy hài hước pha lẫn châm biếm: “Cả gia đình tơi coi trọng sự kiện đó cịn hơn sự kiện vùng vịnh hay tổng thống của một nước nào đó mất chức. Và hài hước thay, chỉ vì một tuần lấy giống của con chó đã biến gia đình trở nên nghiêm trang, biến một thiếu tá quân đội về hưu sống nguyên tắc và kỷ luật thì giờ đây bỗng trở nên phờ phạc và vay nợ đầm đìa. Vợ chồng con cái mâu thuẫn với nhau cũng chỉ xoay quanh chuyện con chó. Gia đình rạn nứt cũng chỉ vì con chó. Đọc truyện ngắn, người đọc có những giây phút thật thoải mái bởi cách miêu tả tinh tế và giọng điệu rất linh hoạt của Nguyễn Thị Thu Huệ. Nhưng đằng sau những câu nói rất hóm hỉnh, những chi tiết rất nực cười ấy, người đọc lại tự chiêm nghiệm cho mình những bài học sâu sắc. Thơng qua hình ảnh con chó Minu, Nguyễn Thị Thu Huệ muốn phản ánh cái lố lăng, kệch cỡm làm đảo lộn các giá trị trong xã hội. Một con chó được quan tâm, coi trọng có khi còn hơn cả con người. Giọng điệu mỉa mai, giễu cợt trở thành vũ khí đắc lực khi tác giả miêu tả và phê phán những thói rởm, sự kệch cỡm trong xã hội : “Khánh đến với em như người khát thấy dòng suối trong mát giữa rừng, vồ lấy uống. Uống no rồi bắt đầu rửa chân tay mặt mũi. Và cả tắm lẫn giặt đồ. Xong xuôi. Là đái”
Nguyễn Thị Thu Huệ rất có tài năng trong việc mơ tả những tình huống gây cười. Dường như, chị rất có năng khiếu khiến cho người đọc bật cười với những chuyện tưởng chừng như không đâu trong tác phẩm của mình: “Hai cái mùi: Thịt nướng và trầm hương đang quật nhau túi bụi để giành phần thắng. Cuối cùng, mùi thịt nướng đã thắng vì nó được sự hỗ trợ của người đàn bà sáu mươi tám cân thịt đang ra sức dùng hai cánh tay quạt túi bụi, cộng với mỡ thịt gặp phải lửa thì bén lắm” [82, tr.74]. Chị cũng rất hài hước khi đưa vào bên lề những cảnh lãng mạn, hẹn hò, là một câu chuyện được liên tưởng theo kiểu “chẳng ăn nhập gì”:
- Anh đưa em về nhé. Gần tới nhà, anh bảo:
- Anh có một gia đình và những đứa con tuyệt vời. Em thế nào?
- Em cũng tuyệt vời! – Tôi đáp và chợt nhớ đến những giọt nước mắt của Nàng khóc khi xa anh chàng người Hoa phim Người tình.”. [82, tr.26]
Đỗ Bích Thúy lại khai thác chât u - mua trong những tình huống dở khóc dở cười của nhân vật: “Trời đất ơi, gầu Mông ơi là gầu Mông, sao lại chui vào váy một đứa gái góa thế hở?” [209, tr.135], hay : “Mẹ nó như một tấm váy ướt nằm trong buồng”. [209, tr.155] Có lúc, chị đã dùng chất giọng hài hước để miêu tả về cuộc sống thời mở cửa: “Hát vậy có tốn tiền khơng anh? Hát thì khơng tốn mấy, khoảng mấy chục ngàn một tiếng thôi”… “Trời ạ, những mấy chục ngàn?” “Em thật là… mấy chục ngàn có là gì, tốn cho thứ khác cả trăm, cả triệu bạc ấy chứ”. “Làm gì mà cả triệu?”. “Thì đó, mấy cơ mặc áo hở rốn đi ra đi vào”. “Ra thế”. [210]
Cùng là chất giọng hài hước “có mức độ phê phán nhẹ nhàng, chủ yếu gây cười, mua vui trên cơ sở vạch ra sự mất hài hòa cân đối giữa nội dung và hình thức, bản chất và hiện tượng, đặc biệt là giữa lí trí và thực tế’’.[61, tr.114], nhưng cái hài hước của Nguyễn Ngọc Tư so với các nhà văn khác như Thu Huệ và Bích Thúy, đó là chất giọng “tưng tửng”, theo cách nói của người nhà quê Nam Bộ. Cái hay của truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư là sự đan xen, hịa trộn giữa giọng văn đơn hậu, tình nghĩa với ngơn ngữ đối thoại tưng tửng, hóm hỉnh. Những lời thoại được chen ngang qua lời kể khó mà tách biệt được đây là lời kể hay lời tả, lời đối thoại cắt ngang trong lời độc thoại nội tâm làm lời văn sâu sắc và ám ảnh : “Ông Sáu ngừng lại, lấy tay quệt nước mắt, “Cái con Bìm Bịp quỷ nầy nó cũng bỏ qua mấy lần nhưng ngủ một đêm trên đọt dừa nó lại quay về. Sao cổ khơng quay lại ? [227]. Đó là cách nói sao cho thẳng thắn, nói cho tới cùng, làm sao cho rõ ràng mọi chuyện mới thơi.
Nguyễn Ngọc Tư đơi lúc tự ví văn mình như quả sầu riêng, người thích thì nói nó thơm, người khơng thích thì chê rằng thối. Người ta bàn tán, thẩm bình, suy nghĩ, nghi ngờ, khen chê, bình phẩm… Song, dù khen hay chê, nghi ngờ hay tán thưởng, người ta đều phải thừa nhận: Nguyễn Ngọc Tư có cái gì đó rất riêng, rất lạ trong văn học Việt Nam đương đại. Khơng ồn ào, chao chát như Đỗ Hồng Diệu, không lạnh lùng, sâu cay như Phan Thị Vàng Anh, cũng không lạnh lùng, dửng dưng như Nguyễn Thị Thu Huệ,.. văn chương của Nguyễn Ngọc Tư đậm đặc chất của miệt vườn Nam Bộ. Chính vì cái sự thật trần trụi đến đau lòng phải được xoa dịu hoặc làm cho dễ tiếp nhận nhất bằng cái hài hước cho đỡ đau : “Khơng khí Sài Gịn bắt đầu khê đặc mùi chiến tranh” [222, tr.44].
Có thể nói, trong truyện ngắn của các nhà văn nữ, giọng điệu hài hước, hóm hỉnh xuất hiện khá nhiều. Nhưng đó khơng phải là cái cười hả hê cho vui. Trước nỗi đau mà khơng thể khóc, chỉ có thể cười thì đó là nỗi đau sâu kín khơng thể loại bỏ. “Tưng tửng” không phải là một biểu hiện của sự điên khùng mà để nói ra mọi thứ một cách dễ dàng, chính xác những thói hư, tật xấu, những sự thật xấu xa được che đậy bằng bề ngồi hào nhống, đó cũng chính là cách phản kháng của nhà văn và cũng chính là cách phản kháng của họ đối với xã hội. Với thái độ dân chủ trong văn học, giọng điệu hài hước, châm biếm, mỉa mai đã góp phần lên án cái xấu, cái sai lầm, ấu trĩ trong xã hội. Ở phương diện này, nhiều truyện ngắn tuy hạn chế về dung lượng nhưng có sức phản ánh khơng kém gì tiểu thuyết.