Những cách tân trong nghệ thuật xây dựng tình huống trong truyện ngắn Việt

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) những cách tân về nghệ thuật trong truyện ngắn của một số cây bút nữ thời kì 1986 đến nay (nguyễn thị thu huệ, nguyễn ngọc tư, đỗ bích thúy) (Trang 82 - 84)

Chƣơng 1 TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

3.1. Những cách tân trong nghệ thuật xây dựng tình huống truyện

3.1.1. Những cách tân trong nghệ thuật xây dựng tình huống trong truyện ngắn Việt

ngắn Việt Nam từ 1986 đến nay

Trong văn học kháng chiến, truyện ngắn thường khai thác những tình huống liên quan đến các vấn đề về mối quan hệ giữa cá nhân và cộng đồng, về số phận của nhân vật trong những biến cố lớn của lịch sử, của thời đại, về những thử thách khốc liệt trong những giờ phút sinh tử mà chiến tranh đem lại. Đó là tình huống Mị cởi dây trói cho A Phủ, cũng chính là tự cởi sợi dây trói buộc cuộc đời nơ lệ của mình, cùng với A Phủ tìm đến với con đường mới, ánh sáng mới, ánh sáng của cuộc cách mạng dân tộc trong truyện ngắn Vợ chồng A Phủ (Tơ Hồi); là tình huống khắc họa

con người Tnú trước những mất mát, đau đớn của gia đình, bản làng, dân tộc mình trong Rừng xà nu (Nguyễn Trung Thành); là tình huống gặp gỡ của Nguyệt và Lãm trong Mảnh trăng cuối rừng (Nguyễn Minh Châu); tình huống gặp gỡ với anh thanh niên “thèm người” trên đỉnh Yên Sơn trong Lặng lẽ Sapa (Nguyễn Thành Long),...

Đó là những tình huống riêng biệt của những con người khác nhau nhưng lại hết sức tiêu biểu cho tâm thế của con người trong giai đoạn đó, với mối quan tâm hàng đầu là những vấn đề của cộng đồng, dân tộc, lí tưởng, niềm tin và khát vọng chiến đấu, xây dựng đất nước.

Bước sang giai đoạn sau năm 1975, đặc biệt là thời kì sau 1986, các nhà văn dần chuyển hướng, xây dựng những tình huống truyện liên quan đến thế sự - đời tư. Chiếm một số lượng lớn là những đề tài về đời tư như tình u, hơn nhân, gia đình và các mối quan hệ xã hội của cá nhân ngày càng phổ biến và chi phối các tình huống truyện. Từ 1986 trở đi, truyện ngắn mô tả đời sống hằng ngày của con người với những quan hệ thế sự. Đời sống xã hội được mô tả trong truyện ngắn không chỉ là đời sống thành thị với những eo sèo, phức tạp, xen lẫn yếu tố tiêu cực và tích cực, mà cịn mang chiều sâu của một triết luận nhân bản về đời sống. Kể những chuyện thường ngày, các nhà văn muốn làm nổi bật sự lạc điệu, trật khớp đang diễn ra ở mọi ngõ ngách, nhằm khơi dậy ở ta ấn tượng về sự phi lí, bất ổn trong quan hệ đời sống của con người hơm nay. Ta có thể quan sát thấy trong truyện ngắn đương đại những cảnh ngộ đặc biệt của con người cá nhân: một cuộc ngoại tình, một cuộc li hơn, một cơ gái trẻ cặp kè với người đàn ơng đã có vợ, những mối quan hệ phức tạp trong cuộc sống của một người phụ nữ, cung cách sinh hoạt khó hiểu, lạ lẫm của một gia đình,.. Trong những cảnh ngộ đặc biệt đó, con người sẽ bộc lộ những phẩm chất của mình một cách thành thực, rõ ràng nhất. Trong Cánh đồng bất tận, tình huống người mẹ phản bội đã đẩy cả gia đình vào một bi kịch khủng khiếp nhất. Từ tính huống ấy, mỗi nhân vật có sự bộc lộ đặc điểm tính cách của riêng mình. Với người cha, đó là sự hận thù chồng chất, ông đã trả thù bằng cách lừa dối những người phụ nữ cả tin khác. Với Điền, chứng kiến cảnh mẹ phản bội, dường như nỗi đau quá lớn khiến Điền khó khăn để trở thành một người đàn ông thực thụ. Với Nương, đó là cả một sự ám ảnh, đau đớn không nguôi đi theo suốt cả cuộc đời. Trong Thiếu phụ chưa chồng (Nguyễn Thị Thu Huệ), chuyến về quê của vợ chồng chị Hảo, sự lịch thiệp, từng trải của Dương đã thổi bùng lên những khao khát bản

năng trong con người của My, để rồi từ đó dẫn đến những sai lầm, sự lạc lối không thể cứu vãn được của cơ gái mới lớn đó...

Dù là khai thác một khung cảnh bình thường hay một cảnh ngộ đặc biệt của đời sống, muốn tạo nên tình huống truyện đặc sắc để ở đó nhân vật thể hiện rõ nhất tính cách, bản chất của mình, nhà văn phải khéo léo và uyển chuyển trong việc sáng tạo những chi tiết, sự kiện, tạo nên sự phát triển của bối cảnh, của tình huống đó.

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) những cách tân về nghệ thuật trong truyện ngắn của một số cây bút nữ thời kì 1986 đến nay (nguyễn thị thu huệ, nguyễn ngọc tư, đỗ bích thúy) (Trang 82 - 84)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(188 trang)