Những cách tân nghệ thuật trong ngôn ngữ truyện ngắn Đỗ Bích Thúy

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) những cách tân về nghệ thuật trong truyện ngắn của một số cây bút nữ thời kì 1986 đến nay (nguyễn thị thu huệ, nguyễn ngọc tư, đỗ bích thúy) (Trang 133 - 139)

Chƣơng 1 TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

4.1. Ngôn ngữ

4.1.3. Những cách tân nghệ thuật trong ngôn ngữ truyện ngắn Đỗ Bích Thúy

4.1.3.1.Ngơn ngữ mang đậm bản sắc văn hóa của người dân tộc

Nét tinh tế trong truyện ngắn của Đỗ Bích Thúy được thể hiện khá rõ qua hệ thống ngơn ngữ mang đậm bản sắc văn hóa của người dân tộc. Chị khơng những có khả năng phát hiện mà còn tỏ ra rất thành thạo lời ăn tiếng nói hàng ngày của các tộc người vùng núi cao miền Bắc nước ta, biến ngôn ngữ trong đời sống thành ngôn ngữ văn học trong tác phẩm của chị. Ngôn ngữ của các dân tộc thiểu số tuy khác nhau nhưng gặp gỡ nhau ở một điểm, đó là: ngơn ngữ phản ánh những nét văn hóa, tập tục của dân tộc, ngôn ngữ là biểu hiện của kiểu tư duy mang tính hình tượng, hình ảnh cụ thể và có lối ví von độc đáo. Khơng biết tự bao giờ, cách cảm, nếp nghĩ của người miền núi đã thấm vào tâm hồn nhà văn. Chính nhờ thế, ngơn ngữ Đỗ Bích Thúy viết ra khơng phải thứ ngơn ngữ gị ép, cứng nhắc mà nó được chắt lọc từ chính sự hiểu biết và gắn bó sâu nặng của nhà văn như một người con với mảnh đất này. Do đó, trong sáng tác của Đỗ Bích Thúy đã tái hiện được rất rõ đặc trưng vùng miền. Đó là hệ thống ngôn ngữ của đồng bào dân tộc giản dị, mộc mạc. Các từ ngữ được sử dụng cũng gắn bó chặt chẽ với sinh hoạt của cộng đồng nơi đây từ món ăn, lễ hội, trang phục đến các công cụ lao động… Để đem lại cảm giác như được sống, được đắm chìm trong “khơng gian có núi cao, trời rộng” của vùng cao Hà Giang cho độc giả cần phải có một hệ thống từ ngữ, hình ảnh được nhà văn sử dụng chuẩn xác, tinh tế qua lời kể của người kể chuyện. Đọc Ngải đắng ở trên núi,

Con dê bốn mắt, Tiếng đàn môi sau bờ rào đá, Gió khơng ngừng thổi… người đọc

như được đặt chân lên mảnh đất xa xôi của Tổ quốc gợi lên từ tên những địa danh: Xà Tùng Chứ, Chín Chải, Tây Cơn Lĩnh, Cao Bành, Thượng Sơn, Lũng Pục, Cao Mã Pờ, Pải Lủng….những cái tên gợi đến những vùng đất cịn hoang sơ, xa xơi, bí ẩn, đã tạo nên một không gian nghệ thuật rộng lớn gắn với nó là vơ số các biến cố, các sự kiện của cuộc sống con người. Xin xem bảng 12 phần Phụ lục. Trong truyện Đỗ Bích Thúy, khơng gian Tây Bắc hiện lên đậm nét, để lại dư vị khó qn trong lịng độc giả dù người đọc chưa thể hết lưu luyến với những áng văn thơ dặt dìu

tiếng sáo, tiếng khèn, la đà với rượu nồng bếp lửa của núi rừng Tây Bắc trong các sáng tác của các bậc tiền bối như Tơ Hồi, Chế Lan Viên, Tố Hữu...

Ngơn ngữ trong tác phẩm Đỗ Bích Thúy phản ánh những nét đẹp trong phong tực tập quán của người dân vùng núi cao phía bắc Tổ quốc ta. Chẳng hạn, để thể hiện tình u của những đơi nam nữ, nếu như Nguyễn Thị Thu Huệ miêu tả đấy là tình yêu “sặc mùi kinh tế thị trường”, Nguyễn Ngọc Tư luôn cảm thấy hứng thú với những mối tình nhẹ nhàng, lãng mạn của những chàng trai, cô gái của mảnh đất Nam Bộ thì Đỗ Bích Thúy lại lựa chọn con đường đi cho riêng mình. Cơ gắn tình yêu trong trang viết của mình vào những sự vật rất gần gũi của miền rẻo cao sơn cước: “Đêm nay, May đi ngủ muộn, phần vì nhà đã vắng càng vắng – thằng Trài mang ngựa đi lấy giống, mẹ già đi xem bệnh cho trẻ con nhà Chứ - phần vì ngồi kia, sau bờ rào đá, có tiếng đàn môi tự dưng cất lên, gọi mãi, gọi mãi. Tiếng đàn ấy, May gặp ở mấy phiên chợ rồi, lần nào cũng đuổi theo ở sau lưng, May đi nhanh thì theo nhanh, May đi chậm thì theo chậm, bây giờ thì dám theo về tận nhà người ta nữa. Đã mấy lần May đứng dậy, ngập ngừng định đi ra cửa mà chân cứ run lên lại ngồi xuống. Chiếc khăn thêu được vài đường đã nhầm, kim lại đâm vào ngón tay mấy lần. Sau rồi, May cũng giữ được chân mình mặc kệ tiếng đàn mơi ấy, dội lửa vào gộc củi rồi vào buồng. Tiếng đàn cịn quanh quẩn bên ngồi mãi mới chịu đi. Tiếng bước chân ngựa cũng ngập ngừng” [209, tr.132].

Ngôn ngữ của nhân vật trong tác phẩm Đỗ Bích Thúy là biểu hiện rõ rệt của kiểu tư duy mang tính hình tượng, lối nói đầy hình ảnh. Trong cuộc sống hàng ngày của người dân, hình ảnh của những sự vật, hiện tượng thân thuộc đã đi vào trong tiềm thức của họ một cách hồn nhiên, tự nhiên và lời ăn tiếng nói hàng ngày, họ đem những sự vật ấy ra để so sánh cho dễ hiểu. Trong truyện ngắn Ngải đắng ở trên

núi, người mẹ già không muốn xuống xã ở với con đã so sánh sự già nua, mỏi mệt

của mình bằng một hình ảnh rất đơn giản nhưng giàu ý nghĩa: “Hơn sáu mươi năm nay, tao như con suối chảy xuôi. Sắp ra đến sông lớn rồi, sắp theo cha chúng mày rồi, giờ nó bắt rẽ ngang, bắt chảy ngược…”.[209, tr.47]. Đỗ Bích Thúy đã sử dụng một hệ thống các hình ảnh so sánh ví von của người dân tộc để diễn tả đắc địa sự xung đột từ trong nhận thức của cái mới và cái cũ: “Bao nhiêu năm nay, người ở trên sàn nhà, trâu, ngựa, ngan, ngỗng ở dưới gầm sàn, tự dưng em mày địi mang trâu ra ngồi vườn, con trâu mẹ ốm lên ốm xuống, cho uống bao nhiêu muối không khỏi. Ngỗng đang ở yên thế lại lùa ra, sáng nào cũng phải đi tìm, con ngủ chỗ này,

con ngủ chỗ khác…”. [209, tr.48]. Đỗ Bích Thúy ln có ý thức so sánh trong tác phẩm của mình, ln biết lựa chọn những đối tượng so sánh phù hợp để làm cho câu văn, hình ảnh trở nên sinh động: “Con gái à, làm dâu mà khơng làm mẹ thì chỉ là cái cục đá kê chân nhà chồng thôi.” [209, tr.133]; “Mẹ già định trả chị em May cho mẹ Hoa như người ta mượn ngựa rồi trả ngựa hay sao?” [209, tr.137]; “Chiều đang duềnh lên, nhanh như nồi cơm sôi không kịp mở vung”. [210]; “Mười sáu tuổi mà chỉ bằng đứa mười ba, chân tay mặt mũi trắng như cỏ mọc trong nhà. [210]. Nét đặc sắc là nhà văn đã giữ được độ cần thiết vừa phải đồng thời vận dụng đúng lúc, đúng chỗ ngôn ngữ dân tộc thể hiện chân thực không gian đậm chất núi rừng và cách cảm, cách nghĩ và cách nói giàu hình tượng của người miền núi.

Người dân tộc thiểu số, nhất là người ở vùng cao, thường dùng lối nói hình ảnh để diễn đạt về vấn đề mà mình quan tâm. Chẳng hạn, trong truyện ngắn Con dê

bốn mắt, khi bà mối do vợ chồng Dấn nhờ đến nhà Thào Chá Cáy để hỏi cưới con

gái của hai vợ chồng này cho con trai họ. Đỗ Bích Thúy viết:

“Bà mối đến nhà Thào Chá Cáy. Thấy bà mối vào, lẳng lặng đứng dậy, khơng nói khơng rằng. Bà mối ậm ừ lấy giọng:

- Ơng Cáy, bà Cáy à, nhà ơng Dấn túng bấn quá không biết nhờ vả đâu, nay nhờ tơi đến nói với ơng chia cho ít thóc giống.

Ơng Cáy:

- Thóc thì có đấy nhưng khơng được tốt lắm, gieo nó xuống thì cịn phải mất cơng chăm bón nhiều, khơng dám chia cho nhà ấy đâu.

Bà mối:

- Hạt giống chưa tốt nhưng có mảnh đất tốt, có tấm lịng rộng rãi thì khơng sợ gì mất mùa ơng ạ!

Bà Cáy:

- Khơng dám đâu, khơng dám đâu. Nhờ bà mối về nói hộ, núi ấy cao quá, nhà này không trèo được.

Bà mối cầm chén nước uống ực:

- Thế là ông bà chê rồi, tôi về vậy. Nhưng tại sao chứ, chê thằng Dí bé quá, hay là…” [210]

Rõ ràng, nếu nhà văn không đặt đoạn văn trên vào một bối cảnh ngôn ngữ chung đã được dẫn dắt từ trước là việc hỏi vợ thì người đọc sẽ lầm tưởng đây là một cuộc thương lượng vay mượn thật. Nhưng chính vì thế, người đọc càng hiểu sâu sắc

hơn hệ thống ngôn ngữ, những phong tục tập quán riêng biệt của người dân tộc thiểu số trên đất nước ta. Trong các câu chuyện, đặc biệt là trong những dịp lễ nghi quan trọng, họ khơng hay nói thẳng, trực diện vào vấn đề mà chỉ bóng gió đề cập, song, cả hai vẫn hiểu rõ ý của nhau.

Để xây dựng thành cơng hình tượng nhân vật, Đỗ Bích Thúy chú ý về hệ thống ngôn ngữ nhưng không phải về số lượng. Các nhân vật nữ của chị thường khơng nói nhiều, và khi nói, họ cũng nói rất ngắn, rất cơ đọng, nội dung chuyển tải trong ngơn ngữ vì thế mà cũng trở nên cơ đọng, súc tích hơn. Người đọc nhận thấy một ngơn ngữ rất tự nhiên, mộc mạc như chính bản chất của người miền núi. Có thể thấy, ẩn sau những trang văn mang đậm dấu ấn ngôn ngữ địa phương là gương mặt của một miền đất giàu bản sắc văn hóa với vẻ đẹp tâm hồn và tính cách con người vùng cao thuần phác, chân thành và tình nghĩa.

4.1.3.2. Ngơn ngữ giàu hình ảnh, giàu chất thơ khi miêu tả cảnh sắc vùng cao

Một trong những nét làm nên sức hấp dẫn cho văn xi Đỗ Bích Thúy là chất thơ lan tỏa khắp trang viết. Qua ngịi bút Đỗ Bích Thúy, cuộc sống con người và thiên nhiên vùng núi của Tổ quốc ta hiện lên khơng hề xa lạ, bí hiểm mà rất gần gũi, thơ mộng. Cảm nhận đó được tạo nên từ hệ thống ngôn ngữ giàu chất thơ, với những so sánh liên tưởng giàu sức gợi. Giữa cuộc sống cịn nhiều khó khăn vất vả, Đỗ Bích Thúy vẫn phát hiện ra vẻ bình dị của thiên nhiên đất trời theo quy luật tuần hồn của nó.

Một năm bắt đầu bằng mùa xuân, ta đã từng được hòa vào khơng khí mùa xn sơi nổi, rạo rực với những tiếng sáo, tiếng khèn khơi dậy những khát khao yêu đương và sức sống tiềm tàng trong con người Mị trong Vợ chồng A Phủ của Tơ

Hồi, mùa xn với sự thay đổi diệu kỳ của cảnh vật trong tác phẩm Ma Văn Kháng, mùa xuân trên rẻo cao của Nguyên Ngọc, giờ đây, ta lại bắt gặp một mùa xuân tràn sức sống trong tác phẩm của Đỗ Bích Thúy:

“Cho đến khi ngựa đập móng lộp cộp đầu hồi, hoa lê bật bơng trắng như tuyết thì xn sang. Các ơng bố đeo bao da ra khỏi nhà tìm trong bản, ngồi bản, ai có lợn to thì chung mổ ăn tết. Xn sang đấy nhưng trời còn rét mãi tháng ba, tháng tư, trẻ con đuổi bò xuống thung lũng vẫn còn chưa chịu bỏ bùi nhùi rơm ở nhà, mặt đứa nào cũng nứt tốc cả ra. Chỉ có đất bắt đầu tơi mềm, bò dê được ăn cỏ tươi và nước thì bắt đầu chảy đầy máng và vầu trở lại. Sau Tết Nguyên Đán, có khi hội bản này

nối sang bản kia cả tháng trời. Chợ nào cũng đông nghịt toàn con trai, con gái mặc đẹp, đeo đầy vịng bạc, mua sắm thì ít mà ngắm nhau thì nhiều”. [210]

Mùa hạ vùng cao điển hình với cái nắng chói chang:

Mặt trời lên, đỏ như một quầng lứa. Báo hiệu một ngày rất nắng. Cứ nắng thế thì chỉ ba ngày là thóc nếp khơ, n tâm xếp lên gác bếp. Năm nào cũng vậy, sau mùa thu hoạch, bao giờ trên cái gác chạy từ đầu nhà đến cuối nhà cũng đầy chật lúa ngô. Ngô túm thành từng chùm treo lủng lẳng, lúa xếp bên trên. Được mùa, có khi lúa năm ngối chưa ăn hết thì lúa năm nay đã về, cứ thế xếp lên. [210]

Mùa đông vùng núi cao lại rét như cắt da cắt thịt:

Ở vùng núi bao giờ mùa đông cũng đến sớm. Khi những chiếc lá đào, lá mận đầu tiên rụng xuống thì dịng suối bắt đầu cạn, nước chảy dưới phần ngâm của lớp đá cuội trắng trơ. Gió từ trong khe núi ùa ra, mang theo hơi lạnh đến ghê người của đá và lá cây lúa.Thân ngải đắng bắt đầu khô lại, rễ bám chặt lấy lớp đất chai cứng và ngả sang màu nâu đen vì sương muối. Nhiều ngày, nhiều tuần, có khi cả tháng giời khơng có nắng, giữa tuần trăng đêm cùng chỉ lờ mờ. Đây là quãng thời gian ít việc nhất trong năm. Đám con gái chỉ quanh quẩn ở nhà xe lanh, đơi gị má bắt lửa đỏ au. Ngồi nương chỉ cịn trồng tam giác mạch. Hạt tam giác mạch ăn không ngon như hạt ngô, hạt lúa nhưng hoa tam giác mạch thì đẹp. Trời càng rét thì sắc biếc hồng càng rực rỡ. Cả dải núi, nương nhà này nối với nương nhà kia cứ bừng lên như một màu tam giác ngập trời. [210]

Bằng khả năng quan sát tinh tế, Đỗ Bích Thúy đã nắm bắt được chất thơ của cuộc sống từ những cảnh vật rất đỗi bình dị và quen thuộc của vùng biên giới rẻo cao. Đó là dịng sơng êm ả, thơ mộng, là ánh trăng huyền ảo, tình tứ: “Đọc Thúy, người ta có cảm giác như được ăn một món ăn lạ, được sống trong một mảnh đất lạ mà ở đó tràn ngập những cái rất riêng đậm đặc chất dân gian của hương vị núi rừng, của con suối chảy ra từ khe đá lạnh, của mây trời đặc sánh “như một bầy trăn trắng đang quấn quyện vào nhau”, của mùi ngải đắng, mần tang, của những nét ăn nét ở, phong tục tập quán còn giữ nguyên vẻ hoang sơ, thuần phác, của ánh trăng “giữa mùa cứ rọi vào nhà cả đêm, trăng đi một vòng cửa trước ra cửa sau”, của những trái tim con gái vật vã, cháy bùng theo tiếng khèn gọi tình dưới thung xa, của bếp lửa nhà sàn và tiếng mõ trâu vào khuya khoắt, của những kiếp sống nhọc nhằn và con bìm bịp say thuốc, say rượu ngủ khì bên chân chủ…” [65,tr.102].

Bên cạnh đó, Đỗ Bích Thúy đã sử dụng nhiều từ ngữ gợi màu sắc tươi tắn đặc biệt như vàng tươi, tím biếc, xanh lam, màu đỏ để miêu tả về cảnh sắc thiên nhiên và cuộc sống con người:

Sau dãy núi hình răng cưa mặt trời đỏ bầm đã chìm xuống non nửa. Những mảng khói cịn lại của nương đồi mới đốt quẩn vào nhau, bốc ngược lên chậm chạp, nhuộm cho ánh hồng hơn ngả tím, phủ đầy xuống thung lũng. Mặt trời lặn càng sâu thì gió càng thổi mạnh, cuốn tàn tro mằn mặn bay tứ tung. Những con cánh cam dúi đầu xuống đám lá dẻ khô. Thời tiết ở rừng thay đổi nhanh chóng, vừa mới chang chang nắng đốt cháy cả cây cỏ da thịt đã lạnh rùng mình ngay được. Thậm chí Liêu cịn cảm thấy sương đang bủa xuống ướt vai mình. Tả Gia ngay trước mặt đây rồi, bóng chiều đang dềnh lên, tưởng chỉ dượm bước là đã đặt chân ngay xuống thung lũng”. [210].

Không gian đầy chất thơ không chỉ hiện ra qua đường nét, màu sắc mà còn qua hương vị thảo mộc đậm đà, thanh khiết, qua âm thanh gần gũi, thân thương của loài vật:

Bất chợt, tiếng tắc kè bật lên khắc khoải…Chỉ cần thả vài con tắc kè non lên mái nhà hơm trời mưa là nó ở lại ln, thơi khơng đi nữa. Có lúc đàn tắc kè sinh sơi đến gần chục con, dạn người, lơ láo bò qua bị lại trên bậu cửa. Hơm nào chúng kêu tiếng lẻ là trời nắng, tiếng chẵn là trời mưa”. Tất cả hòa quyện với nhau tạo nên hương vị quê hương rất đặc sắc, riêng biệt níu giữ bước chân bao người đã từng đặt chân lên mảnh đất này. [210]

Chất thơ trong tác phẩm của chị còn được thể hiện ở những đoạn thơ, những câu hát của đồng bào dân tộc, đặc biệt là những câu hát trao duyên của các đơi trai gái, khiến lịng người lâng lâng biết bao lưu luyến:

Mây trắng bảo anh đi, mây mưa bảo anh về

Em đưa anh đến con đường rẽ, con đường rẽ thụt sâu Mây nắng bảo anh đi, mây mưa bảo em quay lại Anh buông tay em, tay như rụng

Như lá tre, lá gỗ lả tả rụng Anh bỏ tay em, tay như rơi Như lá tre, lá gỗ lả tả rơi [210]

Có thể nói, những trang văn thấm đẫm chất thơ là một trong những đóng góp

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) những cách tân về nghệ thuật trong truyện ngắn của một số cây bút nữ thời kì 1986 đến nay (nguyễn thị thu huệ, nguyễn ngọc tư, đỗ bích thúy) (Trang 133 - 139)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(188 trang)