Giọng trữ tình, suy tư, chiêm nghiệm

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) những cách tân về nghệ thuật trong truyện ngắn của một số cây bút nữ thời kì 1986 đến nay (nguyễn thị thu huệ, nguyễn ngọc tư, đỗ bích thúy) (Trang 147 - 188)

Chƣơng 1 TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

4.2. Giọng điệu

4.2.3. Giọng trữ tình, suy tư, chiêm nghiệm

Cùng song hành với giọng hài hước, châm biếm, mỉa mai, thì giọng điệu trữ tình, suy tư, chiêm nghiệm cũng chiếm vị trí chủ đạo, làm nên giá trị nghệ thuật trong truyện ngắn của các nhà văn nữ như Thu Huệ, Ngọc Tư, Bích Thúy. Chất trầm tư, ngẫm ngợi thể hiện rất rõ trong những sáng tác, những điều có thật trong cuộc sống mà các chị “nghiệm” ra. Nên trong trang viết của các chị là chất lặng mà sâu của dòng chảy suy tư, chiêm nghiệm của những triết lí sống.

Suy tư, chiêm nghiệm là sự suy nghĩ, phán xét con người và cuộc sống nhờ sự trải nghiệm của cá nhân nhà văn và thường được thể hiện qua những đúc kết triết lí. Bên cạnh một chất giọng hài hước, mỉa mai, có lúc, giọng văn của Nguyễn Thị Thu Huệ lại rất trữ tình, đằm thắm: “Tơi bỗng thấy mình bé tí tẹo, lơ lửng giữa một khoảng khơng thăm thẳm cao và mịt mùng sóng” [84] hay “Đêm nay. Trăng mười sáu. Tròn trĩnh và trinh nguyên, vàng rực chiếu ánh sáng xuống mặt nước như thể lần đầu tiên hiển hiện trên trời” [84]. Ta thường thấy giọng điệu này trong

những đoạn văn tả phong cảnh: “Nắng tràn lan thừa thãi xối xuống các hàng cây. Mặt hồ sóng sánh nước mằu ráng năng” [84].

Tuy nhiên, ta thấy nổi bật trong văn Nguyễn Thị Thu Huệ là giọng điệu triết lý. Muốn tìm hiểu và định nghĩa lại thế giới bằng con mắt và ngơn ngữ của chính mình, các cây bút truyện ngắn nữ đương đại đã đưa vào sáng tác chất giọng triết lí, chiêm nghiệm để khái quát những hiện tượng cuộc sống. Khơng triết lí về những vấn đề to lớn, có tính chất thời đại và xã hội, các tác giả nữ thường chiêm nghiệm về những vấn đề của đời thường, nhất là những vấn đề về người phụ nữ, về tình

u, cuộc đời. Đó là những triết lý giản dị mà sâu sắc. Dễ nhận thấy trong văn

chương, Thu Huệ hay triết lý về tình yêu. Đề tài tình yêu trở đi trở lại trong sáng tác của chị, và thường là nỗi trăn trở của rất nhiều nhân vật nữ. Khơng đứng trên góc độ sai đúng, có rất nhiều quan niệm về tình yêu đã được Thu Huệ đưa ra: “Đàn bà khi u khơng bao giờ có tuổi” [84] hay “Lấy người u mình chứ đừng lấy người mình u” [84]. Có những lúc, quan niệm về tình u được đưa ra rất đơn giản, hài hước nhưng khá thấm thía: “Trong tình u có những lúc phải giành lấy cái để gọi như chơi bạc ấy, được thì phất, hỏng thì thơi nhưng cứ phải cướp cái” [84]. Cịn đây là lời khuyên của người mẹ với cơ con gái của mình trong Tình yêu ơi, ở đâu: “Ta phải chọn cái ít xấu nhất trong mọi cái xấu là được, con ạ. Người ta ai cũng chịu đựng nhau cả, có điều khơng phải lúc nào cũng nói ra”. [84] Nguyễn Thị Thu Huệ thường suy tơn giá trị tinh thần. Và tình u của chị cũng mang sắc thái đó: “Người đàn ơng đã có vợ thường tìm thấy trong tình u mới là tinh thần chứ không phải sự cuồng si của thể xác” [84] hay: “Chỉ cố u ai đó bằng tinh thần thơi chứ đừng vì thể xác, chóng chán lắm em bé ạ” [82, tr.226]. Có những bài học được nhân vật rút ra qua những trải nghiệm của bản thân: “Thiên đường, hình như ai trong đời cũng từng đặt chân tới đó. Chỉ khác nhau là thiên đường của họ là cái gì và đem lại cho họ hạnh phúc ra sao” [84]. Có nhiều khi, Thu Huệ đưa vào trang văn của mình những trải nghiệm khá thú vị: “Đàn bà yêu bằng mùi, đàn ông yêu bằng mắt” [82, tr.42]. Tác giả hay để cho nhân vật của mình nói lên những suy tư, trăn trở trong tác phẩm: “Hỡi con người. Ai đó. Giống tơi. Đã từng có một mảnh tình chạy qua trong đời, hãy để nó vào chỗ của nó. Đừng lơi nó ra mà soi, mà ngắm làm gì” [82, tr.31]. Những đúc kết, suy tư trong tác phẩm của Thu Huệ khiến cho chị tạo được một phong cách, một giọng điệu riêng không thể trộn lẫn, khẳng định dấu ấn phong cách riêng của nhà văn.

Trong văn chương các nhà văn nữ, khát vọng khám phá chiều sâu cuộc sống và đời sống nội tâm con người đã đặt các nhân vật vào những suy tư, dằn vặt, những lí giải về những vấn đề cốt lõi mang tính nhân sinh. Giọng điệu triết lý thể hiện những góc nhìn khác nhau của nhân vật. Nguyễn Thị Thu Huệ cịn có rất nhiều tác phẩm xuất hiện những câu triết lý về cuộc đời, về kiếp nhân sinh. Những nhân vật cao tuổi thường được nhà văn khắc họa với những lời dặn dò dành cho hậu thế khá sâu sắc: “Có vay, có trả, đừng ác độc, trời thương, cháu ạ” [84]. Đó là quy luật nhân quả rất phổ biến trong đạo Phật, được diễn đạt trong cuộc sống hàng ngày rất gần gũi, dễ hiểu mà thực sự thấm thía. Xã hội hiện đại phát triển, kéo theo đó là biết bao đổi thay. Con người chạy theo sự bon chen của xã hội, vì đồng tiền mà đánh mất đi giá trị bản thân và nhiều khi phải sống trong sự cô đơn, đến khi giật mình tỉnh lại thì đã quá muộn màng, bởi vì hình như đã đánh mất một cái gì đó vơ giá: “Cậu thò hai tay để mọi người thấy cậu đi vào cõi chết bằng hai bàn tay trắng. Cậu không mang theo người lấy một xu bởi lúc ấy tất cả thành vô nghĩa” [84]. Hãy yêu và trân trọng cuộc sống bởi: “Cuộc sống là vơ giá” [82, tr.85]. Sống ln phải có lịng vị tha và nhân hậu: “Tội ác không được trả thù bằng tội ác” [84]. Nhân vật trong tác phẩm của Thu Huệ ln thích triết lý về cuộc đời: “Nhiều khi cuộc sống trôi đi nhờ cảm xúc và cảm giác” [82, tr.20]. Thời gian trôi đi, thời gian không trở lại. Sống phải suy nghĩ chín chắn và trách nhiệm bởi “Có những sai lầm phải xin lỗi bằng sự chết” [82, tr.192].

Khác với nhà văn Nguyễn Thị Thu Huệ, trong văn chương của Đỗ Bích Thúy và Nguyễn Ngọc Tư, ta thấy xuất hiện những câu triết lý không quá cao siêu, mà là những kinh nghiệm được đúc rút từ chính cuộc sống của nhân vật. Có khi, nó là những cái rất đỗi bình thường, thân thuộc mà trong một phút vơ tình, ta lại lãng quên. Nhân vật người kể chuyện trong tác phẩm của Nguyễn Ngọc Tư không đơn thuần là người trần thuật ở ngôi thứ ba. Nhiều khi, người kể chuyện tham gia cùng với lời của nhân vật. Vì thế, đan xen trong mạch trần thuật của chị nhiều khi có những câu triết lý, kiểu như: “Sự bao dung đôi khi gây đau như mũi dao” [227], “Tuổi không phải là biểu tượng của đời đâu” [227], “Biển người thì mênh mơng vậy... [84].

Với Đỗ Bích Thúy, nhân vật của chị ln có những lời chiêm nghiệm tận đáy lòng khi đã đi hết cuộc đời, đã thấu hết mọi lẽ sống, để từ đó, rút ra những bài học sâu sắc cho mình: “Làm dâu mà khơng làm mẹ thì chỉ là cục đá kê chân cột nhà chồng thơi” [209, tr.135], “Cây cao khắc có người khỏe trèo” [210]. Nó gợi cho con

người những suy nghĩ, trăn trở về lẽ sống của con người trên cõi đời này bởi nhưng triết lý của các chị tràn đầy tính nhân sinh và có tư tưởng giáo dục đạo đức rất sâu sắc. Nó là những bài học vô cùng quý giá đối với mỗi chúng ta.

Giọng điệu trữ tình sâu lắng cũng là nét nổi bật trong truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư. Không ồn ào, phô diễn trên bề mặt, giọng văn của chị dung dị mà sâu lắng, tỏa ra hai nẻo: vừa xôn xao buồn, bâng khuâng, xao xuyến, nhẹ nhàng lắng đọng, vừa trăn trở suy tư và đầy tâm trạng. Giọng văn của chị vừa trữ tình, nhẹ nhàng, vừa đầy tâm trạng suy tư, được gọi ra bằng hàng loạt câu văn buông lơi, mềm mại “Và chiếc ghe, cánh đồng, dịng sơng thênh thang mãi…” [227]. Câu văn mang chất thơ, như khúc nhạc lịng bng ra mênh mang, mênh mang. Trong truyện ngắn của chị, chúng ta bắt gặp một loạt câu văn bỏ lửng, hàng loạt dấu “…” giữa những trang văn như tâm trạng ngổn ngang, thổn thức của nhà văn trước cảnh đời và tình người. “Với kí ức trống trơn, họ phơi phới ra đi, cịn mình thì đau hồi, nhớ hồi…” Hàng loạt câu hỏi buông ra như tiếng kêu thống thiết trước cuộc đời đa đoan : “Có ai chờ chúng tơi trên những cánh đồng khơi ? ”, “Đêm nay, tơi sao thế này ? Vì nhìn thấy niềm hi vọng ư ? Và tôi ngủ trong nỗi xốn xang” hay là sự vỡ nhẽ trước cuộc sống “Mà, đã ngấm, đã xé toang lòng với nỗi đau chia cắt rồi chưa sợ sao ?”. [227] Nét nổi bật ở chất giọng này là những câu văn kết thúc tác phẩm, song lại mở ra một chân trời cảm xúc, suy tư nơi độc giả : “Nhưng nói để làm gì, ta ?”, hay “Họ suy nghĩ”, “Biển người thì mênh mơng vậy”, “Ai mà biết. Mùa này gió bấc hiu hiu lại về…”. [222, tr.89] Những câu văn ngắn, buông lơi như tiếng thở nhẹ khơi gợi dòng suy nghĩ bâng quơ cho người đọc. Sự độc đáo trong trần thuật giúp độc giả dễ dàng nhận ra Nguyễn Ngọc Tư. Không ồn ào, mãnh liệt thiêu đốt như văn phong Đỗ Hoàng Diệu, văn Nguyễn Ngọc Tư dung dị mà thấu đáo, thấm thía mà lắng sâu vào bên trong với dịng cảm xúc suy tư nhưng cũng khơng kém phần tinh tế và nhạy cảm trước những biến thái của cuộc đời.

Trong trang văn Nguyễn Ngọc Tư ln có những chiêm nghiệm, nhấm nháp từ cuộc sống, là lời văn vừa mang tính trữ tình để làm mềm đi, dễ tiếp nhận, dễ lắng nghe nhưng cũng không kém phần “nội lực” đủ sức công phá vào những vấn đề, đối tượng của cuộc sống. Cùng là kiểu giọng điệu suy tư, chiêm nghiệm nhưng ở mỗi tác giả lại có sự khác nhau. Nếu Phan Thị Vàng Anh, Nguyễn Thị Thu Huệ là những giọng điệu triết lí, sắc sảo trong cách nhìn nhận, đơi khi cịn có cả sự lạnh lùng, sắc lẻm vào các vấn đề mang tính thời sự, thì Nguyễn Ngọc Tư lại là một tác giả nữ nhẹ nhàng, đằm thắm trong cách viết, dù là các vấn đề thời sự chị cũng viết

rất điềm đạm. Tất cả được thể hiện bằng những triết lí nhẹ nhàng, sâu sắc thơng qua giọng văn hóm hỉnh, hài hước.

Giọng điệu nghệ thuật có vai trị rất quan trọng trong thế giới nghệ thuật của tác phẩm cũng như đối với nhà văn. Nó giúp cho tác giả trong việc truyền tải dụng ý nghệ thuật cũng như việc lựa chọn đề tài và phương thức thể hiện tối ưu nhất. Giọng điệu làm nên một khơng khí xúc cảm với tình cảm chân thật. Tuy nhiên, các giọng điệu không tồn tại như những âm giai tách biệt mà ln có sự đan cài với nhau. Chẳng hạn, giọng chủ đạo của tác phẩm là giọng cười cợt, châm biếm, nhưng có sự tham gia, đan xen của giọng trữ tình và giọng chiêm nghiệm, triết lí tạo nên sự phức hợp, thể hiện sự nhìn nhận đánh giá nhiều chiều của tác giả về hiện thực. Nhà văn không đưa ra lời phán truyền chân lí, cũng khơng mở ra sự lựa chọn những con đường giải quyết những vấn đề ngổn ngang trong xã hội mà chỉ là sự quan sát, phơi bày, đánh giá, đúc rút thành những quy luật. Do đó, vai trị dẫn đường, đi tìm chân lí của nhà văn đã bị mờ nhịa, thay vào đó là hình ảnh một nhà văn tham dự, đứng ngang hàng với nhân vật để đối thoại với bạn đọc.

*Tiểu kết: Nghiên cứu về ngôn ngữ và giọng điệu trong truyện ngắn của các

tác giả nữ, chúng tôi nhận thấy dấu ấn phong cách của các nhà văn thể hiện qua các phương diện này rất rõ nét. Tìm hiểu về cách sử dụng ngơn ngữ trong truyện ngắn của các nhà văn nữ, ta càng thấy rõ hơn sự thống nhất cũng như sự khác biệt về mặt ngôn ngữ trong văn chương của các chị. Nguyễn Thị Thu Huệ là nhà văn của phố thị, với lối dùng từ, đặt câu của tầng lớp “thị dân”. Nhà văn chú trọng sử dụng ngôn ngữ “đời thường”, đặc tả mỗi loại người, mỗi tầng lớp người, ngơn ngữ của chị ln có tính cá thể hóa cao độ. Trong khi đó, Nguyễn Ngọc Tư là người con của vùng đất Nam Bộ, cho nên, ngôn ngữ của chị đậm chất Nam Bộ với các từ địa phương xuất hiện dày đặc. Bên cạnh đó, ngơn ngữ của chị rất giàu tính nhịp điệu, nó thể hiện phong cách riêng rất đặc biệt của nữ nhà văn này trong nền văn học Việt Nam thời kì đổi mới. Khác biệt với Nguyễn Thị Thu Huệ và Nguyễn Ngọc Tư, Đỗ Bích Thúy là nhà văn có thế mạnh khi viết về đề tài miền núi. Chính vì thế, ngơn ngữ của chị chủ yếu mang đậm bản sắc của người dân tộc với cách nói chân thật, mộc mạc, cách ví von dân dã, gần gũi, dễ hiểu. Hơn thế nữa, những trang văn của chị rất giàu hình ảnh, giàu chất thơ, đó là nhờ một hệ thống các từ ngữ đắc địa đã được tác giả sử dụng trong những trang viết của mình.

Những cách tân về mặt nghệ thuật được các tác giả thể hiện rõ thông qua yếu tố giọng điệu. Điểm chung của các cây bút nữ là chất giọng ngậm ngùi, xót xa, thương cảm cho số phận của các nhân vật được thể hiện trong tác phẩm. Bên cạnh đó cịn là chất giọng hài hước, châm biếm, mỉa mai, tạo ra nét u-mua trong tác phẩm. Nhờ đó, người đọc cảm thấy nhẹ nhõm, hài hước khi đọc những chi tiết trong tác phẩm dù rất căng thẳng. Các tác giả nữ cịn có chất giọng trữ tình, suy tư, chiêm nghiệm, nó tạo ra chiều sâu tính nhân văn, triết lí trong tác phẩm của các chị.

KẾT LUẬN

Sức sống của tác phẩm, sức bền của ngịi bút chính là thử thách cao nhất đối với người nghệ sỹ. Có thể nói, Nguyễn Thị Thu Huệ, Nguyễn Ngọc Tư, Đỗ Bích Thuý đã vượt qua được những thử thách đó để khẳng định tài năng của mình trong lịng độc giả. Họ đã gặt hái được khá nhiều thành cơng, đồng thời ln có nỗ lực tìm tịi, sáng tạo vượt lên chính mình trong lao động nghệ thuật.

Với khả năng quan sát và nắm bắt tinh nhạy sự vận động và phát triển của xã hội, các nhà văn nữ đã tạo ra trong thế giới nghệ thuật của mình một quan niệm mới về hiện thực và xã hội con người. Bên cạnh đó, họ đã có những nỗ lực trong việc tìm tịi và thể nghiệm những phương thức nghệ thuật truyện ngắn mới. Đó là những cách tân sáng tạo trong các yếu tố như: tình huống truyện và kết cấu, quan niệm nghệ thuật về con người, nhân vật, ngôn ngữ và giọng điệu.

. 1. Quan niệm nghệ thuật về con người trong tác phẩm Nguyễn Thị Thu Huệ, Nguyễn Ngọc Tư, Đỗ Bích Thuý ngày càng phong phú và đa dạng. Bằng tư duy nghệ thuật mới, các nhà văn nữ đã khám phá, lí giải những hành động tâm lý bên trong của con người cá nhân, cá thể. Con người trong tác phẩm của họ hiện lên không phải là những công thức khô cứng mà được soi chiếu bằng những ánh sáng, được quan sát dưới nhiều góc độ khác nhau. Đó là những con người có nhân cách cao đẹp, là những người phụ nữ với vẻ đẹp ngoại hình và vẻ đẹp tâm hồn; là những con người có thể tha hố đến khơng cịn nhân tính hoặc rơi vào bi kịch không lối thốt… Ngồi ra, khơng thể khơng nhắc tới một hệ thống những con người cô đơn xuất hiện nhiều trong sáng tác của các cây bút nữ. Sự đổi mới trong quan niệm nghệ thuật về con người trong các truyện ngắn thể hiện tầm nhìn sâu rộng, năng lực nghệ thuật sắc sảo, khả năng khái quát hiện thực rộng lớn và hơn hết là tấm lòng bao dung, thấu hiểu, chia sẻ với cuộc đời và con người của các tác giả.

2. Trong quá trình xây dựng nhân vật, các tác giả đã thể hiện những cách tân nghệ thuật khá đặc sắc. Các tác giả đã có nhiều cách tiếp cận khác nhau khi mô tả

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) những cách tân về nghệ thuật trong truyện ngắn của một số cây bút nữ thời kì 1986 đến nay (nguyễn thị thu huệ, nguyễn ngọc tư, đỗ bích thúy) (Trang 147 - 188)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(188 trang)