Chƣơng 1 TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
4.2. Giọng điệu
4.2.1. Giọng ngậm ngùi, xót xa, thương cảm
Trong sáng tác của các tác giả nữ, nổi bật là giọng điệu ngậm ngùi, xót xa, cảm thương và chia sẻ. Người kể chuyện có khi là một người chăm chú theo dõi diễn biến cuộc đời và số phận các nhân vật trong câu chuyện kể, lúc lại xuất hiện với vai trò người trong cuộc tự bộc lộ, giãi bày tâm tình. Dù xuất hiện ở cương vị nào, điểm nhìn nào thì giọng điệu của người kể chuyện ln là giọng cảm thương, chia sẻ với nhân vật của mình hay tự thương chính mình (khi người kể chuyện là một nhân vật kể về chuyện của mình). Có thể nói, bao trùm truyện ngắn của Nguyễn Thị Thu Huệ, Nguyễn Ngọc Tư, Đỗ Bích Thúy nói riêng cũng như các nhà văn nữ Việt Nam thời kì 1986 đến nay nói chung là giọng điệu trữ tình sâu lắng, là
lối kể chuyện tâm tình, qua đó thể hiện được sự ngậm ngùi, xót xa, thương cảm và đồng cảm của người kể chuyện với số phận của nhân vật, đặc biệt là các nhân vật nữ. Đây là một đặc điểm nổi bật của hình thức trần thuật ở ngơi thứ nhất. Với ngôi kể này, nhân vật – người kể chuyện có điều kiện bộc lộ đời sống nội tâm của mình và có những nhận xét về người khác một cách đầy đủ.
Sở dĩ, sáng tác của các nhà văn nữ bị chi phối bởi giọng điệu chủ đạo ấy vì hầu hết nhân vật chính trong truyện là những nhân vật có cuộc sống khó nhọc, lắm bi thương, gặp nhiều sự trắc trở, tréo ngoe, nhiều nỗi bi ai khơng thể tỏ cùng ai. Đó là những người nơng dân lam lũ, người nghệ sĩ hết lịng vì nghệ thuật, những người mẹ, người vợ tảo tần cả đời hi sinh vì chồng vì con, là những người chịu nhiều thiệt thòi, bất hạnh trong cuộc sống…
Truyện ngắn của Nguyễn Thị Thu Huệ viết nhiều về tình yêu. Hầu như tác phẩm nào cũng có một đơi câu chuyện tình u hoặc nói lên sự khao khát về tình yêu. Nhân vật nữ của chị luôn là những con người mải miết đi kiếm tìm hạnh phúc. Dù mang nhiều cung bậc của xúc cảm, nhưng đó là những mối tình dang dở, hầu như dều kết thúc bằng bi kịch hoặc sự đắng cay. Trong Xin hãy tin em, Nguyễn Thị Thu Huệ viết về sự dở dang của một cơ gái khi ngỡ đã tìm được hạnh phúc đích thực của mình, mà cuối cùng lại để tuột mất. Nỗi đau đớn, tuyệt vọng của nhân vật ở cuối truyện dường như cũng hịa cùng nỗi đau của chính nhà văn thơng qua giọng điệu trần thuật: “Nước mắt Hoài trào ra. Bố mẹ ơi, sao bố mẹ không dạy con rằng mọi chuyện đều xảy ra có một lần trong đời. Cái gì qua đi khơng lấy lại được.” [82, tr.117]. Bằng giọng điệu cảm thương, chia sẻ, Nguyễn Thị Thu Huệ dường như đã đồng hành cùng nỗi đau của nhân vật, qua đó, cho độc giả thấy được những cung bậc cảm xúc rất nhân văn, rất người trong những hồn cảnh cụ thể. Để từ đó, nhà văn đã góp phần đưa văn chương trở nên gần gũi hơn với hiện thực đời sống, là bức tranh, bộ mặt của đời sống xã hội lúc bấy giờ.
Nếu sự cảm thương của Nguyễn Thị Thu Huệ hướng tới tầng lớp thị dân, trí thức ở thành thị, những người phụ nữ chịu bất hạnh, trắc trở trong tình duyên thì trong trang viết của Nguyễn Ngọc Tư, hình ảnh người nơng dân chiếm một số lượng khá lớn. Họ là những con người chăm chỉ, hiền lành nhưng lam lũ, nghèo khổ. Cuộc sống của họ in đậm dấu ấn của miền sơng nước. Chính vì vậy, khi viết về họ, Nguyễn Ngọc Tư thấu hiểu và cảm thông với những nhọc nhằn, lam lũ mà họ phải trải qua trên mỗi bước đường đời. Vì vậy, trong giọng văn của chị như có cái gì nghèn nghẹn,
chùng xuống xót xa:“Cơ thấy mình giống cỏ ven đường, người ta đi qua đạp, đi lại đạp vẫn ngoi lên sống, sống cằn cỗi.” [222, tr.75]; “Chị sống trong khu nhà dì Diệu cất cho sinh viên th, nhưng chị khơng phải là sinh viên, chị gánh nước mướn. Hai bên vai chị thâm xám, vai gồ lên. Một ngày chị gánh non trăm đôi nước. [222, tr.76] Người nông dân qua cái nhìn của Nguyễn Ngọc Tư, cuộc đời buồn thương bởi cái nghèo cứ đeo đẳng mãi, dù họ có bán mặt cho đất, bán lưng cho trời:“Nhà Lương nghèo, chỉ là cái chòi rách tả tơi, từ ngày chèo đị… Suốt ngày quần quật trên sơng mà bộ mình khẳng khiu chỉ độc cái quần xà lỏn dính đầy nhựa trong của thời làm sai vặt ở các trại truồng… Bến đị Đậu Đỏ qua xóm Miễu sang đi nhượng lại qua tay bốn người chủ. Mà, Lương vẫn còn nghèo.” [227] Trong Cánh đồng bất tận, Nguyễn
Ngọc Tư sử dụng một loạt các câu hỏi tu từ, thơng qua đó để nhằm biểu đạt nỗi đau, sự tuyệt vọng của các nhân vật:“Chịu hết nổi cảnh sống này rồi hả? Chừng nào đi?”; “Và tôi tự nhớ lại coi hồi sáng nầy, hồi trưa nầy mình đã làm gì giống má, kho cá bỏ q nhiều tiêu? Hay vì tơi buộc tóc nhong nhỏng? Hay tại tơi ngồi bắt chí cho thằng Điền?”; “Đêm nay, tơi sao thế nầy? Vì những niềm hi vọng ư?”; “Má tôi cũng đã từng lựa chọn nhanh như thế sao?”. [227] Câu hỏi tu từ đã tạo cho giọng điệu mang nhiều cảm xúc khó tả. Đó là sự dồn nén những mâu thuẫn, là những khối tâm lí ngổn ngang, chất chứa. Nó là phương tiện ngơn ngữ hiệu quả thể hiện giọng điệu của tác giả. Thơng qua đó, Nguyễn Ngọc Tư đã bày tỏ lòng cảm thương sâu sắc với những nhân vật của mình – những số phận đáng thương. Cuộc đời khơng chỉ có chất thơ mà nó cịn ngộn lên nhiều nỗi đau, bất hạnh của con người. Hướng về những thân phận, số phận ấy, giọng điệu truyện ngắn nữ khơng khỏi xót xa, nặng trĩu suy tư: “Đào Hồng bệnh nặng, ơng Chín thắt lịng khi biết trong người bà nhiều bệnh như vậy. Bà như trái bầu khô chỉ cịn nhờ vào chút chờ đợi mỏng manh của tình yêu thời son trẻ làm cái vỏ cứng cáp ở bên ngoài, rồi cũng tới ngày thất vọng xui cái vỏ thấm mưa nắng mục ruỗng đi” [227]. Có thể nói, giọng điệu đơn hậu, ấm áp, chân tình được coi là “chất quặng” trong văn chương Nguyễn Ngọc Tư. Giọng điệu này thể hiện rất rõ một tình cảm thiết tha, một tấm lịng đơn hậu, sự cảm thơng sâu sắc với những số phận éo le, bất hạnh của nhà văn.
Giống Nguyễn Ngọc Tư, Đỗ Bích Thúy cũng là cây viết sử dụng nhiều câu hỏi tu từ để nhằm bộc lộ suy nghĩ của nhân vật. Thơng qua đó cũng nhằm thể hiện chủ đề, tư tưởng của tác phẩm, cũng như những điều mà nhà văn muốn gửi gắm ở tác phẩm: “Sống thế này thì khổ quá, rồi đến lúc ốm cả thì sao?” [209, tr.133];
“Chẳng lẽ giống như người đi mãi mà không tới được nơi cần đến, khơng cịn sức nữa nên quay về tìm chỗ nghỉ chân?”; “Vậy là hai mươi năm nay mẹ già vẫn nghĩ mình chỉ là cục đá, mẹ già không nhận chị em May sao? Mẹ già định trả chị em May cho mẹ Hoa như người ta mượn ngựa rồi trả ngựa hay sao? Trả xong rồi thì mẹ già làm gì nữa? Chẳng lẽ bằng ấy tuổi rồi cịn định sang nhà khác tiếp tục làm hòn đá kê cột ?”. [209, tr.135]
Sự đồng cảm, xót xa ở giọng điệu trong văn chương Đỗ Bích Thúy cũng giống như Thu Huệ và Ngọc Tư, còn thể hiện ở cách miêu tả hành động, cách nhà văn trân trọng với nỗi niềm của những người phụ nữ. Tuy nhiên, Đỗ Bích Thúy chủ yếu hướng ngịi bút của mình về phía những mảnh đời, thân phận của những người phụ nữ vùng cao. Trong Gió khơng ngừng thổi, Đỗ Bích Thúy đã sử dụng một hệ thống những lời văn ngậm ngùi, xót xa để chia sẻ với nỗi đau của bà Kía. Thào Mí Chá, đứa con trai duy nhất của bà Kía lại khơng phải là máu mủ của người chồng mà bà Kía thương yêu. Mẹ thằng Chá “nằm như một tấm váy ướt trong buồng” cũng từ nguyên nhân thằng con chơi bời, lêu lổng, hư hỏng. Cả cuộc đời bà Kía mang một nỗi đau, mặc cảm tội lỗi với chồng: “Nằm trong vòng tay chồng một lúc lâu, tự dưng Kía thấy tủi thân quá. Kía chuồi ra, quay lại ơm lấy con, lặng lẽ khóc.”. Cách miêu tả sự “lặng lẽ” của bà Kía, bà Mao hay tiếng khóc “bật ra như nước lũ thượng nguồn khơng thể gì ngăn được. Khóc như thể trơi đi những bức bối trong lòng …” của nhân vật người chị dâu ở truyện ngắn Sau những mùa trăng đều thể hiện sự đồng cảm, xót xa cao độ của nhà văn. Đỗ Bích Thúy khơng nói nhiều về sự thiệt thịi của họ, nhưng tự ngơn ngữ đã chứa đựng sự chia sẻ đối với nhân vật.