Chƣơng 1 TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
4.1. Ngôn ngữ
4.1.2. Những cách tân nghệ thuật trong ngôn ngữ truyện ngắn Nguyễn Thị Thu Huệ
Thu Huệ
4.1.2.1. Ngôn ngữ đời thường của cuộc sống con người thành thị
Cùng với sự biến đổi của thể loại, của khả năng phản ánh hiện thực, truyện ngắn sau 1986 đã có những biến đổi lớn về mặt ngôn ngữ. Nếu như ngôn ngữ nhân vật được gia tăng tính khẩu ngữ thì ngơn ngữ của người kể chuyện cũng được vận động theo hướng ngày càng hiện thực, đời thường hóa. Dấu ấn của lối viết trữ tình, thơ mộng vẫn xuất hiện đây đó nhưng nhìn chung, các tác giả diễn đạt lời dẫn truyện một cách “thân mật, suồng sã”, giúp người đọc tiếp cận gần nhất với hiện thực được nói tới. Người kể chuyện trong văn học giai đoạn này ít dùng mỹ từ mang cảm hứng sử thi mà dung nạp cả khẩu ngữ, lời ăn tiếng nói bình dân vào lời kể. Cách lựa chọn này khiến người đọc khơng có cảm giác bị hướng dẫn mà như đang được ngồi tụm năm, tụm bảy hay tụ tập cà phê để nghe chuyện. Một trật tự ngang bằng giữa người kể và người nghe được xuất hiện.
Đọc văn Nguyễn Thị Thu Huệ, ta thấy xuất hiện một hệ thống ngôn ngữ rất gần gũi với cuộc sống đời thường, đặc biệt là với đời sống của con người hiện đại. Đặc điểm này về ngôn ngữ trong truyện ngắn của chị có sự tương đồng với nhiều cây bút nữ khác cùng thời kì như Y Ban, Võ Thị Hảo…, nhưng Nguyễn Thị Thu Huệ vẫn thể hiện được văn phong rất riêng mà người đọc khi tiếp cận tác phẩm đã nhận ngay ra cái “chất” đặc biệt của nhà văn này. Không phải ngẫu nhiên mà nhà nghiên cứu Bùi Việt Thắng đã nhận thấy nét khác biệt rất độc đáo của cây bút nữ này: “Chao chát và dịu dàng, ngây thơ và từng trải, đớn dau và tin tưởng cứ trộn lẫn trong văn Nguyễn Thị Thu Huệ tạo nên tính đa cực của ngịi bút nữ có dun trong lĩnh vực truyện ngắn”. [183, tr.84] Có thể nói, Thu Huệ hấp dẫn bạn đọc bằng một giọng kể chân phương với một hệ thống ngơn ngữ có phần “xơ bồ”, nhưng lại rất giàu chất đời: “Mặt như sườn mậu dịch thời bao cấp, chàng cười, khuôn mặt méo xệch, vẹo vọ như cái oản bẹp [84]. Truyện của chị có độ căng của nhịp điệu, câu thường ngắn, ít ẩn dụ, điển tích, cấu trúc đơn giản. Vì vậy mà khiến người đọc bắt mạch vào truyện rất nhanh, như kiểu: “Mà con người là cái quái gì nhỉ? Sinh ra trêm đời hạnh phúc và khổ đau. Ăn và ngủ. Kiếm tiền và tiêu tiền. Tất cả để làm gì?”. [84]Thu Huệ rất có khả năng trong việc miêu tả con người bằng những chi tiết trong cuộc sống. Cách miêu tả chàng thi sỹ nghèo với những cơn say của chị được Bùi Việt Thắng đánh giá là “chính xác một cách đáng sợ”. Và cái cách miêu tả này dường như rất đặc trưng ở Nguyễn Thị Thu Huệ: “Biết mình vẫn cịn đẹp nhưng đã bắt đầu nhàu nhị rồi” [84]. Là cây bút ln nhạy bén với thời cuộc, cách miêu tả của chị mang đúng hơi thở của thời buổi kinh tế thị trường: “Thời buổi này có ai sống bằng lương đâu. Anh có lấy lương của em cho nó thì cũng lõm hai băng nữa. Em còn ngon hơn”. Nhiều khi, trong tác phẩm, chị có những so sánh thật bất ngờ, thú vị: “Năm bà con dâu như năm bà hồng, năm ơng con trai như năm ông giám đốc văn phòng đại diện của các hãng kinh doanh nước ngoài tại Việt Nam”. [82, tr.83] hay: “Ông ta ăn như bị chết đói hàng thế kỷ” [84]. Nó mang những đặc trưng riêng của chất giọng Nguyễn Thị Thu Huệ, rất trẻ trung mà không kém phần sắc sảo, táo bạo: “Mẹ cháu đầu ba đuôi vô tư. Bây giờ nhoắt cái thành đầu bốn đuôi bất tận”. [82, tr.19]. Qua ngôn ngữ của tác giả, hiện thực cuộc sống, đặc biệt là cuộc sống nơi phố thị thời buổi kinh tế thị trường được phơi bày, rõ nét, đa dạng và nhiều chiều. Người đọc qua đó cảm nhận được những đổi thay sâu sắc trong lòng xã hội hiện đại ngày hôm nay.
Ngồi việc gia tăng khẩu ngữ, lời ăn tiếng nói đời thường, trong truyện ngắn Nguyễn Thị Thu Huệ đã xuất hiện thường xuyên hơn những đại từ nhân xưng suồng sã như y, thị, hắn…Trong giai đoạn 1932 -1945, các tác giả như Nam Cao, Nguyễn Công Hoan, Ngô Tất Tố thường dùng lớp đại từ này để chỉ những con người nhỏ bé hoặc những nhân vật phản diện. Tuy nhiên, trong văn học sau 1986, với xu thế dân chủ hóa, mọi lớp người, kể cả những cơng dân khả kính nhất đều có thể gọi là y, thị, hắn…tùy theo ý định mỉa mai hay giễu nhại. Có thể nói, chưa bao giờ, ngơn ngữ văn chương lại gần gũi với ngơn ngữ sinh hoạt đến thế. Xóa bỏ quan niệm thường thấy về những vùng ngôn ngữ chỉ dùng cho văn chương, truyện ngắn từ 1986 đến nay trong đó có truyện ngắn của Nguyễn Thị Thu Huệ đã cho thấy, không loại ngôn ngữ nào đáng bị coi là vùng cấm của văn học, vấn đề là sử dụng chúng một cách đắc địa, sao cho có hiệu quả cao nhất. Xu hướng kéo ngôn ngữ trần thuật về với hiện thực đời thường đã làm ngắn lại khoảng cách giữa nhà văn và người đọc. Những câu chuyện do đó được kể một cách tự nhiên hơn, đời hơn và vì thế dễ tin hơn.
4.1.2.2. Ngơn ngữ có tính cá thể hóa cao độ
Đọc văn Nguyễn Thị Thu Huệ, nhiều người có cùng cảm giác như nhà nghiên cứu Bùi Việt Thắng: “Thu Huệ có lối văn táo tợn – cái táo tợn nhiều khi gây cảm giác ít tính nữ”[183, 101]. Đọc tập truyện I am Đàn bà của Y Ban, người ta cũng
bắt gặp sự táo tợn ấy, nhưng nếu Y Ban sử dụng một hệ thống ngơn ngữ có tính chất “báo chí hóa ngơn ngữ văn chương”, đem đến cho người đọc cảm giác về một cách viết bạo liệt, cách nhìn thẳng thắn mà dữ dội của nhà văn về con người và cuộc đời thì Nguyễn Thị Thu Huệ lại chọn lối viết khác. Quả thật, trong văn chương, Thu Huệ ưa dùng lối văn dửng dưng, lạnh lùng ít gặp trong lối văn giàu tính nữ của các nhà văn khác đương thời. Sử dụng hệ thống ngôn ngữ ấy, Nguyễn Thị Thu Huệ muốn cá thể hóa cao độ hình tượng nhân vật. Những câu văn dường như sắc lạnh, dửng dưng vô cảm xuất hiện khá nhiều trong tác phẩm. Trong Giai nhân, người đọc khá quen thuộc với cách nói kiểu: “A lơ…chúc em bé của anh ngủ ngon”. “Em là của anh hồi nào vậy?”. Nhiều khi, nhân vật đề cập đến những chuyện rất khủng khiếp bằng chất giọng tưng tửng, lạt lẽo như khơng có chuyện gì xảy ra: “Em có con rồi, vừa đi thử ếch về”. “Con ư, con là cái gì? Nó đem lại cho đời tơi cái gì ngồi sự sồ sề, nhếch nhác và ngu si? Con à, con để làm gì khi trước mắt tơi là bao nhiêu con đường. Lấy anh, rồi cứ một năm tơi sản xuất cho anh một đứa vì dịng họ anh vắng người, lại đẻ như gà ấy à?”. Chị có cách nhìn đàn ơng nhiều khi thật táo tợn: “Chị bảo đàn ông đi qua đời chị giống như các món ăn. Nạc ra nạc đến thành
bã. Mỡ thì chảy thành nước đến buồn nơn. Mặn chát mồm mà nhạt đến tanh [82, tr.59]. Khi chị muốn đẩy ngơn ngữ của mình đến tận cùng, chị khiến người đọc cảm thấy quá mạnh mẽ, và nhiều khi sốc: “Khánh đến với em như người khát, thấy dòng suối trong mát giữa rừng, vồ lấy uống. Xong xi là đái [82, tr.98]. Người đọc thực sự có ấn tượng và cảm xúc mạnh khi chứng kiến những bi kịch và hiện thực xã hội phũ phàng: “Ông ta, khi lôi em ra khỏi anh vần em như vần quả thị. Đến lúc em nũn ra, hắn vứt toẹt em ra ngoài đường” [82, tr.205]. Đơi lúc, chị cố tình biến văn mình thành một gáo nước lạnh dội thẳng vào cảm giác của người đọc nhằm gây sự ngạc nhiên đến bàng hoàng, sửng sốt: “Gớm, ở thành phố biết ruộng vườn mồm ngang mũi dọc thế nào. Cứ nói thẳng một mẹ già bằng ba con ở cho xong”. [82, tr.270]. Thông qua hệ thống ngơn ngữ táo tợn, có phần sắc lạnh nhiều lúc như muốn đâm thẳng vào hiện thực của mình, Nguyễn Thị Thu Huệ muốn phê phán, lên án mặt trái của xã hội với sự tha hóa của đạo đức, đồng tiền thống trị và lên ngôi đã ảnh hưởng không nhỏ đến những mối quan hệ đạo đức rường cột trong gia đình và ngồi xã hội như quan hệ cha con, anh em, thầy trò, bạn bè…Những đúc rút của nhà văn là tiếng chng cảnh báo rất hữu ích cho độc giả, nhất là những con người trong thời đại kinh tế thị trường, thời mở cửa hơm nay.
Trong văn chương, Thu Huệ khơng thích nói dài dịng. Vì thế, chị ưa lối hành văn ngắn gọn, súc tích. Chị hay dùng một hệ thống các câu văn tỉnh lược hoặc câu văn đặc biệt để nhằm tạo ra những hiệu quả riêng về mặt diễn đạt: “Bốn tháng sau. Lại một cuộc tình khác. Sao lao vào với quyết tâm: Trả thù chàng trai đầu tiên cho biết mặt. Yêu đương, hồi hộp, dạo chơi, mút kem và nhấm ô mai. Cãi nhau. Làm lành. Cãi nhau. Bỏ nhau”. [82, tr.77]. Câu văn của chị thường có cấu trúc đơn giản nhưng chứa đựng lượng thông tin cao: “Mà con người là cái quái gì nhỉ. Sinh ra trên đời. Hạnh phúc và khổ đau. Ăn và ngủ. Kiếm tiền và tiêu tiền. Tất cả để làm gì nhỉ? [84]. Nhiều khi, chị ngắt những câu có kết cấu đầy đủ thành những vế, những đoạn khác nhau bằng một hệ thống dấu chấm và dấu phẩy. Cách ngắt đoạn dường như cố tình làm sai trật tự cú pháp đó nhằm diễn đạt những mạch cảm xúc trào dâng khơng thể kìm nén được trong tâm hồn người đàn bà: “Đêm nay. Dù biết chỉ là một mình. Sẽ cơ đơn và tràn mi nước mắt. Nhưng tôi vẫn ra biển. Cả một ngày tôi lang thang kiếm tìm trên bãi vắng dấu vết hơm qua. Tuyệt nhiên khơng có. Biển về đêm. Cát mềm và ấm, nồng nàn vị quyến luyến. Biển hùng vĩ bao la đến vơ cùng. Chẳng cịn lạ gì. Cát vẫn là cát. Gió thổi bay vơ tư, hào phóng. Một triền cát ráp sạo vàng trắng sáng dưới chân trời, xanh như hóa thạch. Bây giờ anh ở đâu? Bước chân thập thỏm
lún chìm dưới cát. Phía xa. Trên sự vơ cùng vơ tận thẫm đen đó, nhay nháy sáng từ những chiếc thuyền đánh cá. Mọi vật như ngưng đọng” [84].
Tuy nhiên, không phải văn của Thu Huệ lúc nào cũng đem đến cho ta cái cảm giác tưng tửng như trêu ngươi, như thách đố với một hệ thống ngôn ngữ sắc sảo nhiều khi sắc lạnh đến thành táo tợn, mà có lúc lại đằm sâu dịu dàng đầy nữ tính: “Tơi bỗng thấy mình bé tí tẹo, lơ lửng giữa một khoảng không thăm thẳm cao và mịt mùng sóng” [84]. Con người của Thu Huệ khi yêu thương cũng trào dâng bao cảm xúc và nhân vật của Thu Huệ cũng vậy: “Cuộc sống thật vơ giá. Tơi có thể sống vĩnh cửu ngay cả khi chết vì có tình u của ơng dành cho tôi”. [82, tr.57]. Trong văn của chị, nhiều lúc người đọc ngỡ ngàng trước những bức tranh thiên nhiên đẹp đến ngỡ ngàng: “Cát vẫn là cát. Gió thổi bay vơ tư, hào phóng. Một triền cát rát sạo vàng trắng sáng dưới chân trời, xanh như hóa thạch”. [84] Đối với nhà văn, dù cuộc đời nhân vật có phải nếm trải những cảm xúc tận cùng đau khổ đến như thế nào nữa nhưng khi đọc xong truyện, chúng ta vẫn không bị cảm giác nặng nề, ngột ngạt bao bọc, mà nhiều khi thấy nhẹ nhàng, thanh thản như được giải thốt, đó cúng chính là tư tưởng nhân văn mà Thu Huệ muốn gửi gắm đến người đọc thơng qua trang viết của mình. Sao trong Giai nhân là một cô gái như thế. Sao là
một cô gái cơ độc. Cơ chạy theo hết cuộc tình này đến cuộc tình khác với hi vọng vào cuộc tình sau sẽ tốt đẹp hơn nhưng đều gặp thất bại, Cô nghĩ rằng những người đàn ông sẽ đến với cơ, vì cơ mà có khi họ chịu đau khổ cả đời, nhưng không phải. Đến khi có tuổi, cơ vẫn bơ vơ trên cõi đời này và những người đàn ơng của cơ đều đã có gia đình riêng hạnh phúc mà khơng mảy may đến sự tồn tại của cô nữa. Vào một đêm cùng cực của sự thất vọng, Sao thấy cần có bờ vai chia sẻ biết bao thì bỗng có tiếng gõ cửa. Cơ nguyện sẽ yêu và lấy người đàn ông này cho dù ơng ta có thế nào đi chăng nữa. Trớ trêu thay, đó lại là ơng thợ móc cống đến địi tiền. Thất vọng và não nề. Toàn bộ câu chuyện là những suy nghĩ vẩn vơ không đầu không cuối của Sao. Đọc xong, người đọc có cảm giác rồi cuối cùng cô sẽ bi quan, chán nản. Nhưng không, dù ở đáy sâu của nỗi buồn và cô đơn, phải thốt lên: “Giai nhân. Ôi giai nhân”, nhưng vẫn kịp nhận ra chân giá trị của cuộc sống: “Nhưng dẫu sao cuộc sống vẫn là vơ giá”. Thì ra, cuộc đời này vẫn còn ý nghĩa, vẫn rất đẹp, điều cốt yếu là ta phải biết gìn giữ, trân trọng để nâng niu những giá trị tốt đẹp ấy.
Ngôn ngữ dịu dàng, đằm thắm dường như lại phát huy vai trò mạnh mẽ trong việc miêu tả những cảm nhận rất tinh tế của người đàn bà: “Người ta thường nói
đàn bà u bằng mùi, đàn ơng yêu bằng mắt. Và chị yêu anh bởi chính cái mùi đàn ơng – nó cứ phảng phất quanh chị, khiến chị xao xuyến, bâng khuâng. Chất nữ tính cũng được thể hiện thật tinh tế khi Nguyễn Thị Thu Huệ miêu tả cảm nhận của người mẹ về đứa con: “Mùi thơm của da thịt Thúy nồng nàn ùa vào tôi” [84]. Đôi lúc, văn chị trầm lắng, ta cảm nhận rất rõ đó là những tâm tư, tình cảm của một người đàn bà bé nhỏ, yếu ớt, cái yếu đuối thường tình của người đàn bà. Người đàn bà ấy cần một bờ vai vững chãi để nương tựa biết bao nhiêu, nó khác hẳn với lối viết tưng tửng, lạnh lùng thường thấy nơi chị: “Chị cần anh là anh. Là những điều tốt đẹp như một khoảng trời nhỏ. Một bức tường có mái che đằng sau lưng. Mỗi lần đuối sức hay thất bại trên đường đời. Chị có chỗ lùi lại. Tựa lưng thở. Rồi đi tiếp”. [82, tr.180]. Người con gái khi trở về với bến phà kỷ niệm, trong lòng chợt trào dâng bao cảm xúc: “Anh ở đâu? Sao tôi nhớ anh thế này? Bao nhiêu năm. Tôi sống và hiểu rằng, chẳng bao giờ tôi gặp được người đàn ông thay thế được anh trong tâm linh [84].
Văn của Thu Huệ thường có lối ví von với ngơn ngữ rất giàu hình ảnh: “Chân người ấy lại teo nhỏ, trắng nõn như hai củ sắn đã bóc vỏ và ngâm nước”. [84] Phải có sự quan sát tinh tế và vốn sống thực tế thì Thu Huệ mới diễn tả được một cách chính xác và ấn tượng đến như vậy. Những hình ảnh so sánh của Thu Huệ rất độc đáo và gợi liên tưởng sâu sắc trong lòng người đọc: “Vợ con anh ấy là một cái lô cốt chắc chắn mà hàng ngày, hàng giờ anh ta nhặt nhạnh tí vơi, tí xi măng xây xây trát trát. Và cái lô cốt của anh ấy ngày càng to béo, vững chắc. Thi thoảng, để xả hơi và nạp nhiên liệu cho công việc xây dựng của mình, anh đi nhảy đầm. Rất gallant với phụ nữ và lúc nào cũng mang một vẻ mặt thành kính, tác phong giống như thể anh đang gù gù, hệt như con chim câu, tha những cọng rơm đi dệt tổ ấm, chỉ thiếu con chim cái thôi” [84]. Lối so sánh với hệ thống ngơn ngữ ln biến đổi, giàu hình ảnh trong văn chương của chị ln khiến người đọc phải bất ngờ: “Mối tình trẻ con như một kho lương khô cho cuộc sống” [84] hay: “Anh ấy tròn trịa như một viên bi ve”. [84] Trong so sánh, chị luôn đặt những sự vật, hiện tượng dường như khơng có