Chƣơng 1 TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
2.2. đến những cách tân trong nghệ thuật xây dựng nhân vật
2.2.1. Nghệ thuật miêu tả ngoại hình và hành động
2.2.1.1. Nghệ thuật miêu tả ngoại hình
Trong văn chương thời kì trước 1975, đặc biệt là dịng văn học Hiện thực phê phán (1930-1945), miêu tả ngoại hình nhân vật là một thủ pháp quan trọng không thể thiếu. Pôspêlôv trong cuốn Dẫn luận nghiên cứu văn học đã kết luận: “Các nhà văn hài hước và các nhà văn châm biếm thường thường hầu như không thể hiện thế giới nội tâm nhân vật (hoặc chỉ thể hiện ở một mức ít ỏi), nhưng trong tác phẩm của mình, họ lại nêu bật và tô đậm chất hài của những chi tiết tạo hình bên ngồi”. Chính vì vậy, ta có những ơng quan như Huyện Hinh với bộ mặt: “Chà!
Chà! Béo ơi là béo!… Nguyên cái da mặt ông nhỏ, mà có lẽ vì ơng béo q nên lỗ chân lông căng ra, căng thẳng quá đến nỗi râu khơng cịn chỗ nào lách ra ngồi được” (Nguyễn Cơng Hoan). Cách tả tỉ mỉ, chi tiết như tả một con vật ấy đã lột phắt cái mặt nạ của tên quan “phụ mẫu chi dân”. Sau này, ta có những chân dung như Chí Phèo: “cái đầu thì trọc lốc”, “cái răng cạo trắng hớn”…. Những chi tiết đặc tả ấy cho ta thấy được hình dung gớm ghiếc của một con quỷ dữ làng Vũ Đại.
Đến văn học thời kì sau này, đặc biệt là dòng văn học đổi mới sau 1986, các nhà văn đã khơng cịn chú trọng đi sâu khám phá các chi tiết về ngoại hình, mà tập trung mơ tả q trình và diễn biến tâm lí.
Trong truyện ngắn của Nguyễn Thị Thu Huệ, Nguyễn Ngọc Tư và Đỗ Bích Thúy, ta khơng thấy sự dụng cơng, cố ý đi vào các chi tiết ngoại hình như thời kì trước đó. Mỗi nhân vật chỉ được xuất hiện qua một vài nét chấm phá. Thậm chí, nhiều nhân vật trong truyện cịn khơng có lấy một cái tên cụ thể, đó là nhân vật “con gái tơi”, “người đàn ông”, “người đàn bà” trong truyện ngắn Hậu thiên đường của Nguyễn Thị Thu Huệ, là “ba tơi”, “tía tơi”, “má tơi”, thậm chí là “dì hai”, “dì Sáu”…, dùng những danh xưng để thay thế hẳn cho tên tuổi của một con người trong tác phẩm của Nguyễn Ngọc Tư. Trong tác phẩm của Đỗ Bích Thúy, có những truyện ngắn khơng hề có tên của một nhân vật nào, chỉ tồn tại những cách gọi tối giản như “bà”, “bà cụ” trong Sương khói mịt mờ , thậm chí, dùng từ “y tá” (là một danh từ chỉ nghề nghiệp) để thay thế cho tên người (truyện ngắn Mẹ kế). Vì thế,
ngoại hình của các nhân vật hiện lên cũng khơng rõ ràng.
Ngoại hình có lúc được mơ tả một cách gián tiếp, thông qua cái nhìn của người khác. Trong Biển người mênh mơng, ngoại thấy Phi: “Cái thằng, tóc tai gì mà xấp xãi, hệt du cơn.”. Thơng qua câu nói của ngoại, hình ảnh của Phi hiện lên rất đáng thương. Ngay chính bản thân Phi cũng có những nhận xét về ngoại hình của người khác: “Lần theo những chiếc xương gồ ra trên thân mình nhỏ thó, ốm teo, Phi buột miệng: “Bác Sáu ốm quá”. Câu mơ tả về ngoại hình đã nói lên được tình cảnh tội nghiệp hiện tại của ông Sáu, đồng thời cũng thể hiện được những nỗi thương yêu, chua xót của Phi dành cho người bạn già. Trong Sương khói mịt mờ (Đỗ Bích Thúy), ngoại hình của một người đầu bếp được mơ tả qua con mắt của khách hàng quen là: “Ông ấy rất béo, đầu trọc tếu với cái bụng to như bụng ơng địa và cặp má đỏ rực vì hơi lửa.” [210] Đó là bước khởi đầu cho “món cơm rang vừa đủ hơi sém bốc lên mùi thơm nhức mũi” của ơng sau này. Bởi phải có một cơ thể to béo như vậy, mới có cảnh: “Cơm rang khơng được đảo mà ông ấy dùng một tay to như hộ pháp cầm cái tai chảo hất lên đều đặn, cơm cứ thế mà lăn đều trong đó”. Các chi tiết ngoại hình rất đắt giá trong việc mơ tả về nghề nghiệp của nhân vật.
Các nhà văn khi chú tâm mơ tả ngoại hình nhân vật thì đó hẳn nhiên là những chi tiết đắt giá, có tác dụng thể hiện rõ bản chất, tính cách hoặc một đặc điểm tính cách nào đó của nhân vật. Chi tiết nhân vật người thầy trong truyện ngắn Của ngày
đã mất (Nguyễn Ngọc Tư) tự miêu tả lại bản thân mình cho thấy sự xót xa, bất lực
trước diện mạo của hiện tại: “Tôi không bao giờ muốn nhớ điều đó, nhưng đơi kính lão, dáng người héo như chỉ là da bọc lấy những đốt xương rời, màu tóc đã ngả màu
bơng lau chín… tất cả những gì thuộc về tơi đều nhắc nhở tơi đã quá già.” Cái cảm giác già héo còn hiện hữu rõ nét hơn nữa khi nhân vật tự cảm nhận: “Những ngón tay khơ khi tơi lần vào ngực em trong tối đầu tiên”. Dường như, ông đã thấy rõ sự khác biệt về tuổi tác là cái hố sâu thăm thẳm ngăn cách giữa mình và người tình học trị. Chỉ thơng qua một vài chi tiết về đặc điểm ngoại hình, bạn đọc đã có thể hình dung tường tận về tuổi tác, sức khỏe và sự nuối tiếc một thời tuổi trẻ một đi không trở lại của nhân vật. Trong Mẹ kế, Đỗ Bich Thúy không chú trọng miêu tả ngoại
hình nhân vật một cách khách quan, nhưng những nét đẹp khỏe khoắn của một người phụ nữ vùng cao hiện lên qua cái nhìn chủ quan của nhân vật chính thì rất rõ nét: “Nếu nó là em gái. Một đứa em gái da trắng như da mẹ kế, má hồng như má mẹ kế, răng trắng như răng mẹ kế. Eo nhỏ xíu như eo mẹ kế…”.[210] Nguyễn Ngọc Tư khơng chú trọng mô tả các chi tiết cụ thể về mặt ngoại hình như đầu tóc, đường nét, dáng dấp, cái chị quan tâm là thần thái của nhân vật. Đó là một người đàn ông được mô tả là: “Gã cũng trầm mặc, cũ kĩ như mấy bức tượng, nhưng khơng có được cái an nhiên, thanh thản của thần phật kia. Trên gương mặt chỉ hiện lên sự nhàu úa.” [227]. Đây hẳn nhiên là một con người có nhiều nỗi khắc khoải trong lịng. Tâm muốn hướng thiện, hướng đến Phật nhưng gánh nợ trần ai vẫn chưa dứt. Và vì thế, anh ta trầm mặc, cũ kĩ và nhàu úa. Một vài tính từ được sử dụng đã giúp người đọc hình dung và phần nào hiểu được cả một phần đời đau đáu phía trước của nhân vật. Có thể nói khơng ngoa rằng: Nguyễn Thị Thu Huệ là nhà văn của phố thị. Những câu văn, con chữ của chị khi để dành để đặc tả cái phố thị chật chội, đông đúc thì khơng gì thú bằng. Và cả những chi tiết nói về ngoại hình của một bộ phận con người phố thị nữa, chị cũng làm rất tốt: “Mỗi người một cái xích bằng vàng một cây ở tay. Dây chuyền một cây ở cổ. Đồng hồ nửa cây ở tay. Từ đầu đến chân là toàn đồ xịn. Quần quả bom, áo xiu Nhật và nước hoa thơm nồng nàn. Mỗi gia đình một, hai chiếc xe máy bóng như gương, phóng bạt phố.” [82,tr.73]. Qua đó, người đọc thấy hiện lên trong những câu văn của chị là một bộ phận người thành phố, giàu lên nhanh chóng trong thời mở cửa nhờ việc bán nhà đất. Họ thích chơi trội, khoe mẽ và ln có lối sống thực dụng với tâm lí “sang Tây” hơn người.
2.2.1.2. Nghệ thuật miêu tả hành động
Tính cách, suy nghĩ, đặc điểm của nhân vật còn được thể hiện qua việc làm, cử chỉ. Hành động, cử chỉ của một người nói lên bản chất, tính cách của người ấy. Vì vậy, khi xem xét thế giới nhân vật trong truyện ngắn của các tác giả nữ, không
thể không chú ý đến nghệ thuật miêu tả hành động của các nhân vật. Đây là một trong những thành công của các tác giả trong việc thể hiện tính cách, tâm hồn của con người.
Trong truyện ngắn của Nguyễn Ngọc Tư, nhân vật được miêu tả với một loạt các hành động tưởng chừng như phi lí, khơng có ngun nhân từ trước. Các nhân vật của chị thường có những hành động bất chợt, “cái rột”, tạo nên sự ngạc nhiên ở người đọc. Và trong hành trình đi khám phá câu chuyện và số phận nhân vật, người đọc mới dần dần được hé lộ về căn nguyên của những hành động đó. Trong Một trái tim khơ, thoạt đầu là hành động của Hậu, sau khi bị ám sát hụt đã hóa điên. Cơ
qn ln cả người chồng ân nghĩa, chung thủy. Người đọc còn đang trên đà xúc động và cảm thương cho Thường, thì lại ngỡ ngàng khi nguyên nhân của hành động ấy được hé lộ. Hóa ra, kẻ th người truy sát Hậu chính là Thường. Điều đó lí giải vì sau, khi lưỡi dao xoáy vào cơ thể, Hậu chưa chết, mà chỉ chết sau câu sám hối của kẻ giết người: “Đừng ốn tơi nghen, có ốn hận thì ốn chồng bà". Đến cuối truyện, ngay khi người đọc còn chưa kịp thở phào an tâm về số phận của Hậu vì từ nay sẽ có người đàn ơng tốt ở bên cạnh chăm sóc, đỡ đần, thì lại một lần nữa hẫng hụt khi Hậu năm lần từ chối lời cầu hơn chân tình, mộc mạc của Nhâm. Nguyễn Ngọc Tư, bằng chất giọng nhân hậu, khách quan, điềm tĩnh của mình, tiếp tục lí giải cho hành động đó của Hậu. Thì ra, Hậu lại gặp chính kẻ đã vung dao giết mình trong một tình huống trớ trêu như vậy. Có thể nói, một loạt các hành động đột ngột, bất ngờ nhưng lại có lí, có tình của nhân vật đã làm nên sự đặc sắc trong mỗi câu chuyện của Nguyễn Ngọc Tư. Đó cũng chính là nét duyên riêng trong cách kể chuyện, cách xây dựng nhân vật của tác giả.
Hành động của nhân vật góp phần thể hiện tâm lí, tính cách của nhân vật. Trong Mẹ kế (Đỗ Bích Thúy), hình ảnh Xây được khắc họa thơng qua một loạt các hành động liên tiếp nhau như: “Đêm, tôi không ngủ, tôi ngồi canh bếp”, “Tôi thổi cho lửa trong lị cháy thật to”. “Tơi gõ cái đũa đảo cám vào miệng chảo cành cạch”, “Tơi băm ngọn bí suốt đêm”… [210] thể hiện thái độ dứt khốt khơng đồng ý việc cha lấy vợ mới. Nó cũng cho thấy đặc điểm tính cách của con nguời dân tộc vùng cao đó là: khơng nói nhiều mà chỉ hành động. Hành động bộc trực, thẳng thắn, khảng khái thay cho mọi lời nói. Hành động của nhân vật là cách để người đọc nhận ra bản chất, tính cách của một loại người. Hình ảnh ba người đàn ơng tặng hoa cho người mẹ trong Hậu thiên đường (Nguyễn Thị Thu Huệ) là một ví dụ như thế: “Tan
họp, hai, ba người đàn ơng loe xoe lơi nó ra khỏi những cái lọ và kính cẩn tặng tơi. Họ rất biết kết hợp những nhu cầu của bản thân và hoàn cảnh khách quan bên ngồi, làm sao vừa được lịng những người đàn bà như tơi, và họ thì chẳng mất gì cả”. [84] Tác giả muốn nhắc đến kiểu người khôn lỏi, ranh mãnh, thực dụng, tồn tại nhan nhản, đầy rẫy trong xã hội hiện đại, đặc biệt là trong các cơ quan nhà nước ngày nay. Họ muốn thể hiện, chứng tỏ sự ga lăng, lãng mạn nhưng cái bản chất tiểu nông, chắp vá, lấy cái này đắp vào cái kia vẫn không gột sạch được. Trong Cánh đồng bất
tận, Nguyễn Ngọc Tư đã khắc họa hành động của hàng loạt nhân vật, hành động
nào cũng gây ấn tượng mạnh mẽ với người đọc. Các nhân vật có rất nhiều các quyết định, thường là bất chợt bung ra. Người mẹ đã quyết định bỏ chồng, bỏ con để đi theo nhân tình là gã bn vải, quyết định ấy diễn ra nhanh chóng. Bà khơng đem theo hành lí, tư trang gì: “Coi kĩ thì má khơng đem theo gì.” Nhưng chỉ một hành động đơn giản ấy cũng gây được ấn tượng lớn, bởi: “Chi tiết đó làm đau lịng người ở lại, nó cho thấy người đi đã chẳng suy nghĩ, đắn đo, đã khơng một chút trù trừ, chỉ rũ mình cái rột, sạch trơn, vậy thơi”. [227] Hành động đốt nhà của người cha cho thấy nhân vật đau đớn tột cùng, quyết tâm xóa sạch mọi kí ức về kẻ phản bội. Và kể từ đây, ông sẽ sống để trả thù đời, trả thù cho những bất hạnh mà người phụ nữ ấy đã gây ra cho mình.
Nói chung, các tác giả nữ Nguyễn Thị Thu Huệ, Nguyễn Ngọc Tư, Đỗ Bích Thúy ít tập trung miêu tả hành động, họ quan tâm đến khía cạnh tâm lí, yếu tố nội tâm hơn. Tuy nhiên, khi đã đặc tả hành động của nhân vật thì thường các chị lại rất thành công.