PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1.2.4 Phân tích hồi quy:
Để kiểm định mối quan hệ giữa các khía cạnh VHDN và sự cam kết của nhân viên đối với tổ chức, sử dụng phương pháp tương quan với hệ số tương quan “ Pearson Correlation Coefficent”, được ký hiệu bởi chữ “r”. Giá trị r nằm trong khoảng [-1,1]
Nếu r>0 thể hiện tương quan đồng biến. Ngược lại r<0 thể hiện tương quan nghịch biến. Giá trị r=0 chỉ ra rằng hai biến khơng có mối quan hệ
| r | 1: quan hệ giữa các biến càng chặt
| r | 0: quan hệ giữa các biến càng yếu Cụ thể nếu r như sau:
>0.8: tương quan rất mạnh
0.6-0.8: tương quan mạnh
0.4-0.6: có tương quan
0.2-0.4: tương quan yếu
<0.2: không tương quan
Mức ý nghĩa sig của hệ số tương quan :
< 0.05 : mối tương quan khá chặt chẽ
< 0.01: mối tương quan rất chặt chẽ
Tiếp theo, sử dụng phương pháp hồi quy tuyến tính bội để xác định mức ý nghĩa và mối tương quan tuyến tính của các biến trong mơ hình.
2.2 Thang đo
Những câu hỏi theo từng thang đo là những câu hỏi kế thừa từ những đề tài nghiên cứu trước: VHDN dựa theo thang đo của Lau and Idris (2001) và thang đo ý thức gắn kết đối với tổ chức có bổ sung, chỉnh sửa cho phù hợp với điều kiện của VN của PGS.TS Trần Kim Dung cũng như những câu hỏi khác bổ sung thông qua kết quả thảo luận nhóm cho phù hợp với đối tượng nghiên cứu của đề tài này.
Bảng 2.1: Thang đo Giao tiếp trong tổ chức
Kí hiệu
viết tắt STT Giao tiếp trong tổ chức ( GT)
GT1 1
Những thay đổi về chính sách liên quan đến nhân sự trong DN đều được thông báo rõ ràng, đầy đủ
GT2 2
Anh/chị có được cung cấp đầy đủ thơng tin về việc thực hiện cơng việc
GT3 3
Anh/chị có nhận được sự hướng dẫn của cấp trên khi gặp khó khăn trong việc giải quyết cơng việc
GT4 4
Sự giao tiếp giữa các bộ phận có được khuyến khích trong DN của anh/chị
Thang đo 2: Đào tạo và phát triển được giải thích bởi các biến sau: Bảng 2.2: Thang đo Đào tạo và phát triển
Kí hiệu
viết tắt STT Đào tạo và phát triển ( DT)
DT1 1
Anh/chị có được khuyến khích tham gia các chương trình đào tạo theo u cầu của cơng việc
DT2 2
Anh/chị có được huấn luyện các kĩ năng cần thiết để thực hiện tốt công việc
DT3 3
Anh/chị có được biết các điều kiện cần thiết để thăng tiến trong DN
DT4 4
Anh/chị có được nhiều cơ hội đề phát triển nghề nghiệp trong DN
Thang đo 3: Phần thưởng và sự công nhận
Bảng 2.3: Thang đo Phần thưởng và sự cơng nhận
Kí hiệu
viết tắt STT Phần thưởng và sự công nhận ( PT)
PT1 1
Khi thực hiện tốt cơng việc, anh/chị có nhận được lời khen ngợi và sự công nhận của cấp trên
PT2 2
Tiền thưởng mà anh/chị nhận được có tương xứng với kết quả đóng góp của anh/chị đối với DN
PT3 3
Hệ thống công nhận và khen thưởng của DN anh/chị dựa trên chất lượng cơng việc và sự hồn thành nhiệm vụ được giao
Thang đo 4: Làm việc nhóm
Bảng 2.4: Thang đo Làm việc nhóm
Kí hiệu
viết tắt STT Làm việc nhóm ( LN)
LN1 1
Anh/chị thích làm việc với mọi người trong bộ phận của anh/ chị hơn là làm việc cá nhân
LN2 2
Nhân viên trong bộ phận anh/chị sẵn sàng hợp tác nhau và làm việc như một đội
LN3 3
Khi cần sự hỗ trợ, anh/chị ln nhận được sự hợp tác từ các phịng ban , bộ phận trong DN
LN4 4
Làm việc nhóm được khuyến khích và thực hiện trong DN của anh/chị
Sự cam kết của nhân viên đối với DN được đo lường bởi các biến sau: Bảng 2.5: Thang đo Sự cam kết của nhân viên đối với DN
Kí hiệu
viết tắt STT Sự cam kết của nhân viên đối với DN (CK)
CK1 1
Anh/chị vui mừng khi những cố gắng của anh/chị đã đóng góp tốt cho tổ chức/DN.
CK2 2
Anh/chị tự nguyện nỗ lực hết mình nâng cao kỹ năng để có thể cống hiến nhiều hơn cho công việc.
CK3 3 Anh/chị tự nguyện cố gắng cao nhất để hoàn thành nhiệm vụ.
CK4 4
Anh/chị rất tự hào giới thiệu với mọi người về chất lược dịch vụ của DN
CK5 5 Anh/chị cảm nhận rõ ràng là anh/chị thuộc về tổ chức/DN này. CK6 6 Anh/chị tự hào được làm việc trong DN này.
CK7 7 Anh chị muốn ở lại làm việc cùng tổ chức/DN đến cuối đời.
CK8 8
Anh/chị sẽ ở lại làm việc lâu dài với DN mặc dù có nơi khác đề nghị lương bổng hấp dẫn hơn.
Tóm tắt chương 2
Nghiên cứu được thực hiện bằng hai giai đoạn, nghiên cứu định tính và nghiên cứu định lượng.
Nghiên cứu định tính bằng hình thức thảo luận nhóm theo một nội dung được chuẩn bị trước dựa theo các thang đo có sẵn. Nội dung thảo luận sẽ được ghi nhận, tổng hợp làm cơ sở cho việc điều chỉnh và bổ sung các biến.
Nghiên cứu định lượng với kỹ thuật thu thập dữ liệu là phỏng vấn thông qua bảng câu hỏi. Dữ liệu thu thập được xử lý bằng phần mềm SPSS. Sau khi mã hóa và làm sạch dữ liệu sẽ trải qua các phân tích chính thức như sau : đánh giá độ tin cậy và giá trị các thang đo, phân tích nhân tố sẽ được sử dụng để kiểm định sự hội tụ của các biến thành phần về khái niệm, kiểm định các giả thuyết mơ hình cấu trúc và độ phù hợp tổng thể mơ hình.
CHƯƠNG 3: