Chương 3 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.2. Nghiên cứu định tính
3.2.1. Thiết kế nghiên cứu định tính
Nghiên cứu định tính được thực hiện bằng kỹ thuật thảo luận nhóm tập trung nhằm bổ sung, điều chỉnh biến quan sát dùng để đo lường các khái niệm nghiên cứu.
Thang đo VHDN ảnh hưởng đến sự gắn kết của nhân viên với tổ chức được kế thừa từ thang đo về văn hóa của Recardo và Jolly (1997) và Đỗ Thụy Lan Hương (2008). Nghiên cứu định tính sử dụng phương pháp thảo luận nhóm với 2 nhóm: Nhóm thứ nhất gồm 5 nhân viên đang làm việc tại văn phòng và phân xưởng tại các đơn vị trực thuộc Cơng ty, có trên 5 năm kinh nghiệm làm việc; Nhóm thứ hai gồm 5 nhà quản lý tại các đơn vị trực thuộc Cơng ty, có trên 5 năm kinh nghiệm làm việc.
Phương pháp thảo luận nhóm được thiết kế với các câu hỏi và đề nghị người tham gia thảo luận cho ý kiến về các yếu tố VHDN ảnh hưởng đến sự gắn kết nhân viên với tổ chức, hiệu chỉnh các biến quan sát đo lường VHDN ảnh hưởng đến sự gắn kết của nhân viên với tổ chức.
Tác giả gửi trước cho nhóm nghiên cứu cơ sở lý thuyết, sau đó tiến hành gặp mặt để thảo luận nhóm. Trong buổi thảo luận, lần lượt các câu hỏi được đưa ra cho những người tham gia thảo luận và khi thống nhất được ý kiến trên 70% thì kết quả đó sẽ được ghi nhận. Nếu các ý kiến chưa đạt thống nhất trên 70% sẽ thảo luận lại cho đến khi đạt được kết quả mong muốn. Kết quả được sử dụng để hiệu chỉnh các
yếu tố và thang đo của mơ hình để thực hiện nghiên cứu định lượng.
3.2.2. Kết quả nghiên cứu định tính
Kết quả thảo luận nhóm cho thấy mơ hình tác giả đề xuất được nhất trí cao. Mơ hình gồm 8 yếu tố thuộc VHDN có ảnh hưởng đến sự gắn kết nhân viên với tổ chức là: (1) Trao đổi thông tin; (2) Đào tạo và phát triển; (3) Phần thưởng và sự công nhận; (4) Ra quyết định; (5) Chấp nhận rủi ro bởi sáng tạo và cải tiến; (6) Định hướng kế hoạch; (7) Làm việc nhóm; (8) Chính sách quản trị.
Số lượng biến quan sát đề xuất của từng thành phần như sau: Thành phần “Trao đổi thông tin” gồm 3 biến quan sát; Thành phần “Đào tạo và phát triển” gồm 4 biến quan sát; Thành phần “Phần thưởng và sự công nhận” gồm 6 biến quan sát; Thành phần “Ra quyết định” gồm 3 biến quan sát; Thành phần “Chấp nhận rủi ro bởi sáng tạo và cải tiến” gồm 3 biến quan sát; Thành phần “Định hướng kế hoạch” gồm 3 biến quan sát; Thành phần “Làm việc nhóm” gồm 3 biến quan sát; Thành phần “Chính sách quản trị” gồm 3 biến quan sát; Thành phần “Sự gắn kết của nhân viên với tổ chức” gồm 5 biến quan sát.
Nhóm thảo luận đã thống nhất điều chỉnh một số biến quan sát cho phù hợp với đặc điểm của ngành nghề sản xuất, kinh doanh phân bón như sau:
Thành phần “Đào tạo và phát triển” điều chỉnh biến quan sát: “Có nhiều cơ hội thăng tiến cho người có năng lực” thành “Công ty luôn tạo cơ hội thăng tiến cho nhân viên có năng lực”.
Thành phần “Phần thưởng và sự công nhận” điều chỉnh 2 biến quan sát: “Anh/ chị sống tốt hoàn toàn dựa vào thu nhập từ doanh nghiệp” thành “Các khoản thu nhập từ lương, thưởng của anh/chị đủ đảm bảo trang trải các chi phí thường xuyên của gia đình anh/chị”; “Chính sách khen thưởng rõ ràng, kịp thời, công khai, công bằng” thành “Công ty sử dụng nhiều hình thức khen thưởng, kết hợp giữa khen thưởng vật chất và tinh thần”.
Thành phần “Chính sách quản trị” điều chỉnh biến quan sát: “Các cơ chế, chính sách quản trị của doanh nghiệp đều được áp dụng” thành “Các cơ chế, chính sách quản lý của Cơng ty khi áp dụng đều phù hợp với thực tế”.
Nhóm thảo luận thống nhất giữ ngun thành phần và khơng góp ý chỉnh sửa các biến quan sát đối với các thành phần gồm: Trao đổi thông tin; Ra quyết định; Chấp nhận rủi ro bởi sáng tạo và cải tiến; Định hướng kế hoạch; Làm việc nhóm; Sự gắn kết của nhân viên với tổ chức.