Cơ cấu mẫu điều tra

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ảnh hưởng của văn hóa doanh nghiệp đến sự gắn kết của nhân viên với tổ chức, trường hợp công ty cổ phần phân bón miền nam (Trang 46 - 53)

Nguồn: Kết quả xử lý dữ liệu của tác giả (2016)

Về cơ cấu mẫu điều tra: Văn phịng Cơng ty, chiếm 14,1%; Nhà máy bao bì chiếm 12,6%; Nhà máy phân bón Hiệp Phước chiếm 16,2%; Nhà máy phân bón Cửu Long chiếm 17,7%; Nhà máy phân bón Super Phốt Phát Long Thành chiếm 39,4%.

4.2. Đánh giá độ tin cậy thang đo

Thang đo được đánh giá độ tin cậy thông qua hai công cụ là hệ số Cronbach’s Alpha. Hệ số Cronbach’s Alpha được sử dụng để loại các biến không phù hợp (biến rác). Thang đo được đánh giá là tốt khi hệ số Cronbach’s Alpha tổng thể lớn hơn 0,6 và hệ số tương quan biến tổng của các biến quan sát lớn hơn 0,3 (Trần Thọ Đạt, 2011).

Bảng 4.2 tổng hợp kết quả đánh giá độ tin cậy của các thang đo. Giá trị Cronbach’s Alpha tổng thể của thang đo “Trao đổi thông tin” là 0,803 > 0,6 và tất các biến quan sát đều có hệ số tương quan biến - tổng lớn hơn 0,3 (hệ số nhỏ nhất là 0,649 - biến TDTT2) nên thang đo “Trao đổi thơng tin” có chất lượng tốt, thang đo còn lại đủ 3 biến quan sát là TDTT1, TDTT2, TDTT3.

Bảng 4.2: Tổng hợp kết quả kiểm định Cronbach’s Alpha các thang đo

Stt Thang đo Cronbach’s

Alpha

Biến

loại ra Biến còn lại 1 Trao đổi thông tin 0,803 - TDTT1, TDTT2, TDTT3 2 Đào tạo và phát triển 0,810 - DTPT1, DTPT2, DTPT3,

DTPT4 3 Phần thưởng và sự công nhận 0,808 - PTCN1, PTCN2, PTCN3, PTCN4, PTCN5 4 Ra quyết định 0,736 - QD1, QD2, QD3 5 Chấp nhận rủi ro 0,756 - CNRR1, CNRR2, CNRR3 6 Định hướng kế hoạch 0,793 - DHKH1, DHKH2, DHKH3 7 Làm việc nhóm 0,813 - LVN1, LVN2, LVN3 8 Chính sách quản trị 0,797 - CSQT1, CSQT2, CSQT3 9 Gắn kết nhân viên với

tổ chức

0,820 - GKNV1, GKNV2, GKNV3,

GKNV4, GKNV5

Nguồn: Kết quả xử lý dữ liệu của tác giả (2016)

Giá trị Cronbach’s Alpha tổng thể của thang đo “Đào tạo phát triển” là 0,810 > 0,6 và tất cả các biến quan sát đều có hệ số tương quan biến - tổng lớn hơn 0,3 (hệ số nhỏ nhất là 0,584 - biến DTPT1) nên thang đo “Đào tạo và phát triển” có chất lượng tốt, thang đo còn lại đủ 4 biến quan sát là DTPT1, DTPT2, DTPT3, DTPT4.

Giá trị Cronbach’s Alpha tổng thể của thang đo “Phần thưởng và sự công nhận” là 0,808 > 0,6 và tất cả các biến quan sát đều có hệ số tương quan biến - tổng lớn hơn 0,3 (hệ số nhỏ nhất là 0,497 - biến PTCN4) nên thang đo “Phần thưởng và sự cơng nhận” có chất lượng tốt, thang đo còn lại đủ 5 biến quan sát là PTCN1, PTCN2, PTCN3, PTCN4, PTCN5.

và tất cả các biến quan sát đều có hệ số tương quan biến - tổng lớn hơn 0,3 (hệ số nhỏ nhất là 0,492 - biến QD2) nên thang đo “Ra quyết định” có chất lượng tốt, thang đo còn lại đủ 4 biến quan sát là QD1, QD2, QD3.

Giá trị Cronbach’s Alpha tổng thể của thang đo “Chấp nhận rủi ro bởi sáng tạo và cải tiến” là 0,756 > 0,6 và tất cả các biến quan sát đều có hệ số tương quan biến - tổng lớn hơn 0,3 (hệ số nhỏ nhất là 0,513 - biến CNRR2) nên thang đo “Chấp nhận rủi ro bởi sáng tạo và cải tiến” có chất lượng tốt, thang đo cịn lại đủ 3 biến quan sát là CNRR1, CNRR2, CNRR3.

Giá trị Cronbach’s Alpha tổng thể của thang đo “Định hướng kế hoạch” là 0,793 > 0,6 và tất cả các biến quan sát đều có hệ số tương quan biến - tổng lớn hơn 0,3 (hệ số nhỏ nhất là 0,609 - biến DHKH1) nên thang đo “Định hướng kế hoạch” có chất lượng tốt, thang đo còn lại đủ 3 biến quan sát là DHKH1, DHKH2, DHKH3.

Giá trị Cronbach’s Alpha tổng thể của thang đo “Làm việc nhóm” là 0,813 > 0,6 và tất cả các biến quan sát đều có hệ số tương quan biến - tổng lớn hơn 0,3 (hệ số nhỏ nhất là 0,643 - biến LVN2) nên thang đo “Làm việc nhóm” có chất lượng tốt, thang đo cịn lại đủ 3 biến quan sát là LVN1, LVN2, LVN3.

Giá trị Cronbach’s Alpha tổng thể của thang đo “Chính sách quản trị” là 0,797 > 0,6 và tất cả các biến quan sát đều có hệ số tương quan biến - tổng lớn hơn 0,3 (hệ số nhỏ nhất là 0,594 - biến CSQT1) nên thang đo “Chính sách quản trị” có chất lượng tốt, thang đo còn lại đủ 3 biến quan sát là CSQT1, CSQT2, CSQT3.

Giá trị Cronbach’s Alpha tổng thể của thang đo “Gắn kết nhân viên với tổ chức” là 0,820 > 0,6 và tất cả các biến quan sát đều có hệ số tương quan biến - tổng lớn hơn 0,3 (hệ số nhỏ nhất là 0,450 - biến GKNV5) nên thang đo “Gắn kết nhân viên với tổ chức” có chất lượng tốt, thang đo còn lại đủ 5 biến quan sát là GKNV1, GKNV2, GKNV3, GKNV4, GKNV5.

Sau khi kiểm định, các thang đo thành phần đều đạt độ tin cậy, thang đo các yếu tố thành phần của VHDN có ảnh hưởng đến sự gắn kết của nhân viên với tổ chức gồm 8 thang đo thành phần với 27 biến quan sát (giữ nguyên so với ban đầu)

và 1 thang đo “Gắn kết của nhân viên với tổ chức” với 5 biến quan sát, được sử dụng cho bước phân tích tiếp theo (bảng 4.2).

4.3. Phân tích nhân tố khám phá (EFA)

Sau khi đã kiểm định độ tin cậy của thang đo, nghiên cứu tiếp tục kiểm định giá trị của thang đo bằng kỹ thuật phân tích nhân tố khám phá (EFA), phương pháp trích yếu tố với phép quay Varimax được sử dụng. Các trị số cơ bản cần thỏa mãn gồm: giá trị Eigenvalue dùng trích yếu tố tối thiểu bằng 1; với cỡ mẫu nghiên cứu của đề tài là 277, theo Trần Thọ Đạt (2011) thì hệ số tải yếu tố tối thiểu bằng 0,55 (do quy mô mẫu trong phạm vi từ 100 đến 350); kiểm định 0,5 < KMO < 1, kiểm định Bartlett phải có (Sig.) <0,05; tổng phương sai trích (Cumulative) > 50%.

4.3.1. Phân tích yếu tố khám phá thang đo thành phần văn hóa doanh nghiệp

Với 27 biến quan sát của 8 thành phần, bao gồm: Trao đổi thông tin; Đào tạo và phát triển; Phần thưởng và sự công nhận; Ra quyết định; Chấp nhận rủi ro bởi sáng tạo và cải tiến; Định hướng kế hoạch; Làm việc nhóm; Chính sách quản trị; Gắn kết nhân viên với tổ chức được đưa vào phân tích yếu tố khám phá EFA. Kết quả phân tích tại bảng 4.3 cho thấy hệ số hệ số 0,5 < KMO = 0,889 < 1 thỏa mãn điều kiện kiểm định, nên phân tích yếu tố (EFA) là phù hợp cho dữ liệu thực tế. Kiểm định Bartlett có mức ý nghĩa (Sig.) = 0,000 < 0,05 nên các biến quan sát có tương quan tuyến tính với yếu tố đại diện.

Bảng 4.3: Kết quả kiểm định KMO và kiểm định Bartlett

Kiểm định Kaiser-Meyer-Olkin (KMO) 0,889

Kiểm định Bartlett's Hệ số Chi bình phương 3.790

Độ tự do 351

Sig. 0,000

Nguồn: Tổng hợp kết quả số liệu khảo sát, năm 2016

Phương sai trích bằng 60,94%, nghĩa là 5 yếu tố rút ra giải thích được 60,94% biến thiên của dữ liệu (xem thêm Phụ lục 4).

tố lớn hơn 0,55. Qua phân tích yếu tố khám phá hình thành 5 yếu tố đại diện cho các yếu tố VHDN có ảnh hưởng đến sự gắn kết nhân viên với tổ chức.

Bảng 4.4: Kết quả phân tích yếu tố khám phá thang đo các yếu tố VHDN

Stt Biến quan sát Yếu tố

1 2 3 4 5 1 DTPT1 0,656 2 DTPT2 0,672 3 DTPT3 0,771 4 DTPT4 0,756 5 DHKH1 0,656 6 DHKH2 0,626 7 DHKH3 0,615 8 TDTT1 0,717 9 TDTT2 0,645 10 TDTT3 0,746 11 CSQT1 0,732 12 CSQT2 0,661 13 CSQT3 0,675 14 QD1 0,623 15 QD2 0,612 16 QD3 0,698 17 CNRR1 0,725 18 CNRR2 0,638 19 CNRR3 0,738 20 PTCN1 0,640 21 PTCN2 0,762 22 PTCN3 0,765 23 PTCN4 0,679 24 PTCN5 0,800 25 LVN1 0,869 26 LVN2 0,859 27 LVN3 0,699

4.3.2. Phân tích yếu tố khám phá thang đo Sự gắn kết nhân viên với tổ chức

Kết quả phân tích tại bảng 4.5 cho thấy hệ số hệ số 0,5 < KMO = 0,825 < 1. Kiểm định Bartlett có mức ý nghĩa (Sig.) = 0,000 < 0,05 nên các biến quan sát có tương quan tuyến tính với yếu tố đại diện.

Bảng 4.5: Kiểm định KMO, Bartlett thang đo Sự gắn kết nhân viên với tổ chức

Kiểm định Kaiser-Meyer-Olkin (KMO) 0,825

Kiểm định Bartlett's Hệ số Chi bình phương 469,444

Độ tự do 10

Sig. 0,000

Nguồn: Kết quả xử lý dữ liệu của tác giả (2016)

Bảng 4.6 cho thấy 4 biến quan sát thuộc thang đo Sự gắn kết của nhân viên với tổ chức khơng có sự thay đổi sau khi phân tích yếu tố khám phá.

Bảng 4.6: Kết quả phân tích yếu tố thang đo Sự gắn kết nhân viên với tổ chức

Tên yếu tố Biến quan sát Yếu tố

1

Sự gắn kết nhân viên với tổ chức (Y)

GKNV1 0,804

GKNV2 0,768

GKNV3 0,813

GKNV4 0,815

GKNV5 0,608

Nguồn: Kết quả xử lý dữ liệu của tác giả (2016)

4.4. Điều chỉnh giả thuyết và mơ hình nghiên cứu

Sau khi phân tích nhân tố khám phá (EFA) tại bảng 4.5, các nhóm yếu tố được điều chỉnh lại như sau:

Yếu tố 1 (F1) có 7 biến quan sát: gồm các biến quan sát DTPT1, DTPT2, DTPT3, DTPT4 thuộc thang đo “Đào tạo và phát triển” và các biến quan sát DHKH1, DHKH2, DHKH3 thuộc thang đo “Định hướng kế hoạch”. Qua phân tích EFA được gộp chung lại thành nhóm yếu tố mới, đặt tên cho nhóm yếu tố này là “Đào tạo, phát triển và định hướng kế hoạch”.

Yếu tố 2 (F2) có 6 biến quan sát : gồm TDTT1, TDTT2, TDTT3 thuộc thang đo ban đầu là “Trao đổi thông tin” và các biến quan sát CSQT1, CSQT2, CSQT3 thuộc thang đo “Chính sách quản trị”. Qua phân tích EFA được gộp chung lại thành nhóm yếu tố mới, đặt tên cho nhóm yếu tố này là “Trao đổi thơng tin và chính sách quản trị”.

Yếu tố 3 (F3), gồm 6 biến quan sát: gồm QD1, QD2, QD3 thuộc thang đo ban đầu là “Ra qyết định” và các biến quan sát CNRR1, CNRR2, CNRR3 thuộc thang đo “Chấp nhận rủi ro bởi sáng tạo và cải tiến”. Qua phân tích EFA được gộp chung lại thành nhóm yếu tố mới, đặt tên cho nhóm yếu tố này là “Ra quyết định và chấp nhận rủi ro”.

Yếu tố 4 (F4), gồm 5 biến quan sát: PTCN1, PTCN2, PTCN3, PTCN4, PTCN5 thuộc thang đo ban đầu là “Phần thưởng và sự cơng nhận”, qua phân tích EFA vẫn giữa nguyên 5 biến quan sát; Giữ nguyên tên cho nhóm yếu tố này là “Phần thưởng và sự công nhận”.

Yếu tố 5 (F5) gồm 3 biến quan sát: LVN1, LVN2, LVN3 thuộc thang đo ban đầu là “Làm việc nhóm”, qua phân tích EFA vẫn giữa ngun 3 biến quan sát; Giữ nguyên tên cho nhóm yếu tố này là “Làm việc nhóm”.

Bảng 4.7: Kết quả kiểm định Cronbach’s Alpha các thang đo mới hình thành Yếu tố Cronbach’s Yếu tố Cronbach’s

Alpha

Biến

bị loại Biến còn lại F1 - Đào tạo, phát triển

và định hướng kế hoạch

0,873 - DTPT1, DTPT2, DTPT3, DTPT4, DHKH1, DHKH2, DHKH3 F2 - Trao đổi thơng tin và

chính sách quản trị 0,874 - TDTT1, TDTT2, TDTT3, CSQT1, CSQT2, CSQT3 F3 - Ra quyết định và chấp nhận rủi ro 0,845 - QD1, QD2, QD3, CNRR1, CNRR2, CNRR3 F4 - Phần thưởng và sự công nhận 0,808 - PTCN1, PTCN2, PTCN3, PTCN4, PTCN5 F5 - Làm việc nhóm 0,813 - LVN1, LVN2, LVN3

Nguồn: Kết quả xử lý dữ liệu của tác giả (2016)

Cronbach’s Alpha đối với nhóm “Đào tạo, phát triển và định hướng kế hoạch”; “Trao đổi thơng tin và chính sách quản trị”; “Ra quyết định và chấp nhận rủi ro”. Kết quả kiểm định tại bảng 4.7 cho thấy các nhóm yếu tố mới hình thành thỏa mãn điều kiện kiểm định Cronbach’s Alpha.

Với sự điều chỉnh yếu tố, các giả thuyết nghiên cứu được phát biểu lại như sau:

Giả thuyết H1: Đào tạo, phát triển và định hướng kế hoạch có ảnh hưởng tích cực đến sự gắn kết của nhân viên với tổ chức.

Giả thuyết H2: Trao đổi thơng tin và chính sách quản trị có ảnh hưởng tích cực đến sự gắn kết của nhân viên với tổ chức.

Giả thuyết H3: Ra quyết định và chấp nhận rủi ro có ảnh hưởng tích cực đến sự gắn kết của nhân viên với tổ chức.

Giả thuyết H4: Phần thưởng và sự cơng nhận có ảnh hưởng tích cực đến sự gắn kết của nhân viên với tổ chức.

Giả thuyết H5: Làm việc nhóm có ảnh hưởng tích cực đến sự gắn kết của nhân viên với tổ chức.

Mơ hình nghiên cứu điều chỉnh sau khi phân tích nhân tố khám phá (EFA) được trình bày như hình 4.2.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ảnh hưởng của văn hóa doanh nghiệp đến sự gắn kết của nhân viên với tổ chức, trường hợp công ty cổ phần phân bón miền nam (Trang 46 - 53)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(136 trang)