Chƣơng 1 : GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI
2.3.2 Các nghiên cứu liên quan đến các nhân tố nội tại của ngân hàng
Tỷ lệ nợ xấu
Nghiên cứu của Gabriel Jimenez và Jesus Saurina (2006) đã tìm ra mối quan hệ cùng chiều giữa tỷ lệ nợ xấu hiện tại và tỷ lệ nợ xấu năm trước.
Nghiên cứu của Surishnalall Pasha và Taron Khemraj (2009) cũng cho thấy kết quả tương tự. Nợ xấu ở hiện tại không xử lý được sẽ bị cộng dồn sang cho năm tiếp theo dẫn đến tăng nợ xấu cho năm tài chính kế tiếp.
Quy mô ngân hàng
Hu và cộng sự (2006) thực hiện nghiên cứu về mối quan hệ giữa nợ xấu và cơ cấu sở hữu của 40 NHTM tại Đài Loan giai đoạn 1996 – 1999 và kết quả cho thấy các ngân hàng có tỷ lệ sở hữu nhà nước càng cao thì tỷ lệ nợ xấu càng thấp. Nghiên cứu cũng
cung cấp bằng chứng thực nghiệm về mối tương quan âm giữa tỷ lệ nợ xấu và quy mô của ngân hàng.
Tăng trƣởng tín dụng
Salas và Saurina (2002) nghiên cứu về những yếu tố ảnh hưởng đến nợ xấu ở Tây Ban Nha và kết quả cho thấy tốc độ tăng trưởng tín dụng có tương quan âm với nợ xấu. Tuy nhiên các nghiên cứu của Khemraj và Pasha (2009) hay Dash và Kabra (2010) lại đi đến kết luận ngược lại, nghĩa là có mối tương quan dương giữa tăng trưởng tín dụng và tỷ lệ nợ xấu của ngân hàng.
Ngược lại, nghiên cứu của Surishnalall Pasha và Taron Khemraj (2009) tìm thấy mối quan hệ nghịch biến giữa tăng trưởng tín dụng và tỷ lệ nợ xấu. Tác giả cho rằng, các NHTMCP càng mở rộng hoạt động tín dụng giúp cho DN, hộ kinh doanh tiếp cận vốn vay dễ dàng hơn, thúc đẩy kinh doanh, vì thế khả năng trả nợ cũng nâng được lên, nợ xấu giảm xuống.
Kết quả hoạt động kinh doanh
Nghiên cứu của Louzis et al (2011) kết hợp đa dạng các yếu tố vĩ mô (GDP, tỷ lệ thất nghiệp tự nhiên, lãi suất vay, nợ công) và các yếu tố vi mô bên trong ngân hàng như ROE, hiệu quả chi phí, tăng trưởng tín dụng ảnh hưởng như thế nào đến nợ xấu của 09 NHTMCP ở Hy Lạp trong giai đoạn 2003-2009. Kết quả cho thấy mối quan hệ ngược chiều giữa ROE và nợ xấu. Tác giả cho rằng, khi ngân hàng hoạt động kinh doanh hiệu quả, ROE ở mức cao thì khả năng phát sinh nợ xấu ở mức thấp.
Nghiên cứu của Messai và Jouini (2013) lựa chọn các biến vi mơ gồm: ROA, dự phịng rủi ro khoản vay, tốc độ tăng trưởng tín dụng để xem xét tác động của chúng đến tỷ lệ nợ xấu của 85 ngân hàng thuộc 3 quốc gia Italia, Hy Lạp và Tây Ban Nha giai đoạn 2004 đến 2008. Ngiên cứu đã cho thấy có mối tương quan âm của ROA và mối tương quan dương của dự phòng rủi ro với tỷ lệ nợ xấu. Nghiên cứu cũng cho thấy sự thay đổi trong cho vay khơng có tác động đến tỷ lệ nợ xấu.
Nir Klein (2013) nghiên cứu nợ xấu trên mẫu dữ liệu các quốc gia Trung, Đông và Nam Đông Âu (CESEE) giai đoạn 1998 – 2011 bằng phương pháp FE và GMM. Kết quả cho thấy có mối tương quan âm giữa ROE và tỷ lệ nợ xấu. Tuy nhiên, nghiên cứu của Garcia Macro và Robles Fernandez (2008) trên mẫu dữ liệu bảng của các NHTM Tây Ban Nha giai đoạn 1993 – 2000 lại cho ra kết quả trái ngược: tỷ lệ ROE có mối tương quan dương với tỷ lệ nợ xấu.
Tính đa dạng hóa danh mục cho vay:
Theo nghiên cứu của Stefani P.S Rossi và cộng sự (2009) đối với 96 ngân hàng thương mại tại nước Úc giai đoạn 1997-2003 đã cho thấy rằng việc đa dạng hóa danh mục cho vay đã làm giảm tỷ lệ nợ xấu và giảm dự phòng nợ xấu trong tương lai, giảm chi phí, gia tăng hiệu quả lợi nhuận ngân hàng.
Bảng 2.1: Tổng hợp lý thuyết các nhân tố tác động đến nợ xấu của NHTM
Nhân tố Ảnh hƣởng đến NPL Bằng chứng thực nghiệm Nhân tố vĩ mô nền kinh tế Tăng trưởng GDP
Tương quan âm (-)
Ahlem Selma Messai và Fathi Jouini (2013), Bofondi và Ropele (2011), Bruna Skarica (2013), Khemraj và Pasha (2009) Louzis, Vouldis and Metaxas (2011) Tương quan dương (+) Inekwe Murumba (2013). Tỷ lệ thất
nghiệp Tương quan dương (+)
Ahlem Selma Messai và Fathi Jouini (2013), Bofondi và Ropele (2011), Louzis, Vouldis and Metaxas (2011)
Lãi suất thực Tương quan dương (+) Ahlem Selma Messai và Fathi Jouini (2013), Louzis, Louzis, Vouldis and Metaxas (2011) Lạm phát Tương quan dương (+) Bruna Skarica (2013)
Nhân tố nội tại của ngân hàng
ROA Tương quan âm (-) Ahlem Selma Messai và Fathi Jouini (2013).
ROE
Tương quan âm (-) Nir Klein (2013), Louzis, Vouldis and Metaxas (2011)
Tương quan dương (+) Garcia Macro và Robles Fernandez (2008).
Tăng trưởng tín dụng
Tương quan dương (+) Dash và Kabra (2010), Khemraj và Pasha (2009) Shu (2002) Tương quan âm (-) Salas và Saurina (2002) Quy mô ngân
hàng Tương quan âm (-) Hu và cộng sự (2006) Đa dạng hóa
danh mục cho vay
Tương quan âm (-) Stefani P.S Rossi (2009)
Nguồn: Tác giả tổng hợp
KẾT LUẬN CHƢƠNG 2
Ở chương 2, tác giả đã tổng hợp các lý thuyết về nợ xấu của ngân hàng, phân tích nguyên nhân và tác động của nợ xấu đến hoạt động của ngân hàng cũng như đến toàn bộ nền kinh tế cũng như đưa ra các chỉ tiêu đo lường nợ xấu.
Qua nghiên cứu, tác giả thấy rằng trước đây có rất nhiều tác giả trong nước lẫn nước ngoài thực hiện các nghiên cứu về các nhân tố tác động đến nợ xấu bằng nhiều phương pháp và cách thức tiếp cận khác nhau. Theo đó, tác giả nhận thấy hướng tiếp cận chủ yếu là có hai nhóm nhân tố tác động đến nợ xấu ngân hàng gồm: nhóm các nhân tố vĩ mơ và nhóm các nhân tố nội tại của ngân hàng. Vì vậy ở chương này, tác giả cũng lược khảo một vài nghiên cứu trước đây để làm cơ sở cho bài nghiên cứu của mình.
CHƢƠNG 3: THỰC TRẠNG CÁC NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN NỢ XẤU TẠI CÁC NHTMCP VIỆT NAM
3.1 Giới thiệu sơ lƣợc các NHTMCP Việt Nam
Bảng 3.1: Số lƣợng ngân hàng Việt Nam giai đoạn 2006 – 2016
Năm 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016 NHTM Nhà nước 5 5 5 5 5 5 5 5 5 7 7 NHTM Cổ phần 34 34 40 40 37 35 34 33 33 28 28 NH 100% vốn nước ngoài 0 0 5 5 5 5 5 5 5 5 8 NH liên doanh 5 5 5 5 5 4 4 4 4 3 2 CN NH nước ngoài 31 41 39 41 48 50 49 53 51 50 51 Cộng 75 85 94 96 100 99 97 100 98 93 96
Nguồn: Báo cáo thường niên của NHNN qua các năm 2006 - 2016
Tính đến hết năm 2016, hệ thống ngân hàng nước ta có 7 NHTMNN, 28 NHTMCP, 51 chi nhánh ngân hàng nước ngoài, 2 ngân hàng liên doanh, 8 ngân hàng 100% vốn nước ngoài, 16 cơng ty tài chính và 11 cơng ty cho th tài chính và 51 văn phịng đại diện của các ngân hàng nước ngồi.
Hệ thống ngân hàng đã huy động và cung cấp một lượng vốn khá lớn cho nền kinh tế, hàng năm ước tính chiếm 16-18% GDP, gần 50% vốn đầu tư tồn xã hội.
Riêng với nhóm các NHTM cổ phần, có thể nhận thấy số lượng các ngân hàng giảm dần trong vòng 5 năm trở lại đây. Vào năm 2011, ngành ngân hàng phải đối diện với “cơn bão khủng hoảng” khi hầu hết ngân hàng, kể cả ngân hàng lớn, có nguy cơ mất khả năng thanh tốn. Trước tình hình đó, Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định
số 254/QĐ – TTg ngày 1/3/2012 phê duyệt Đề án tái cơ cấu hệ thống các TCTD giai đoạn 2011 – 2015 (gọi tắt là Đề án 254). Đề án đã đặt ra một lộ trình phù hợp, với những biện pháp quyết liệt, giải quyết được những vấn đề cấp bách của quá trình tái cơ cấu, đồng thời đặt tiền đề cho sự phát triển an toàn, bền vững của cả hệ thống lâu dài.
Đề tài nghiên cứu chủ yếu tập trung vào 20 NHTMCP với 3 ngân hàng thương mại cổ phần nhà nước và 17 NHTMCP chi tiết tại Phụ lục 1. Các dữ liệu phân tích thực trạng tác giả có sử dụng thêm dữ liệu thu thập được từ 20NHTMCP này qua đó đưa ra các nhận định về tình hình thực trạng các vấn đề nghiên cứu. Các ngân hàng được lựa chọn là các ngân hàng có quy mơ tài sản tương đối lớn trong hệ thống các NHTMCP tại Việt Nam và số liệu là tương đối đầy đủ nên vẫn đảm bảo tính đại diện của mẫu quan sát.
3.2 Thực trạng tình hình nợ xấu tại các NHTMCP Việt Nam
Nguồn:Báo cáo thường niên của NHNN
Hình 3.1 Tỷ lệ Nợ xấu và Dƣ nợ tín dụng của hệ thống ngân hàng 2006- 2016
0 0.5 1 1.5 2 2.5 3 3.5 4 4.5 0 1000000 2000000 3000000 4000000 5000000 6000000 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016 % Tỷ đồng Dư nợ tín dụng Nợ xấu
Bảng 3.2: Tỷ lệ Nợ xấu và Dƣ nợ tín dụng của hệ thống ngân hàng Giai đoạn 2006- 2016
Nguồn:Báo cáo thường niên của NHNN
Quan sát hình 3.1 ta có thể thấy, trong giai đoạn 2006 – 2016 tỷ lệ nợ xấu của các NHTM Việt Nam trước năm 2011 đều duy trì ở mức dưới 3%. Và trong giai đoạn từ 2011 đến 2014 tỷ lệ nợ xấu đã vượt ngưỡng 3% và đến năm 2015 tỷ lệ nợ xấu đã giảm đáng kể về mức 2.5% và năm 2016 tỷ lệ duy trì ở mức 2.46%
- Nợ xấu không phải mới phát sinh trong những năm gần đây mà thực chất đã tích
tụ từ nhiều năm trước, bắt đầu được quan tâm đặc biệt từ cuối năm 2011 khi tỷ lệ nợ xấu vượt ngưỡng 3%.
Năm (Tỷ đồng) Nợ Xấu Dƣ nợ Tín dụng (Tỷ đồng) Tỷ lệ Nợ xấu (%)
2006 10,810 697,403 1.55 2007 17,950 1,055,868 1.70 2008 29,786 1,372,628 2.17 2009 38,747 1,890,109 2.05 2010 53,560 2,479,633 2.16 2011 97,214 2,834,221 3.43 2012 125,939 3,086,750 4.08 2013 131,623 3,472,902 3.79 2014 128,852 3,964,665 3.25 2015 116,264 4,650,553 2.5 2016 135,433 5.505.406 2.46
Năm 2010, tỷ lệ nợ xấu nội bảng của hệ thống NHTMCP chỉ ở mức 2,16%. Con
số khá nhỏ và trong tầm kiểm soát, mặc dù gia tăng khá nhiều so với năm 2009 là 2,05%. Trong thời gian này, nợ xấu vẫn chưa được đánh giá là vấn đề đặc biệt nghiêm trọng chưa trở thành nguy cơ gây ra bất ổn tài chính quốc gia. Do đó, tỷ lệ tăng trưởng tín dụng năm 2010 tiếp tục duy trì ở mức tăng 31.19%, tổng phương tiện thanh toán tăng 23%...Và các NHTMCP phải xử lý nợ xấu thông qua phát mãi tài sản bảo đảm hoặc tái cơ cấu lại nợ vay và trích lập dự phịng rủi ro tín dụng theo quy định.
Năm 2011, nợ xấu bắt đầu gia tăng về giá trị lên 97,214 tỉ đồng, chiếm 3,43%
tổng dư nợ. Các NHTMCP bắt đầu gặp nhiều vấn đề về thanh khoản và kết quả hoạt động kinh doanh chậm lại. Đây là hậu quả tất yếu của: (i) chính sách tiền tệ chặt chẽ, thận trọng và có phần thắt chặt; (ii) nợ xấu tích tụ từ nhiều năm trước được bùng phát; (iii) và tình trạng làm ăn thua lỗ ở các doanh nghiệp trở nên phổ biến.
Nợ xấu gia tăng ảnh hưởng rất lớn tới hoạt động của hệ thống ngân hàng thương mại ở 3 phương diện: Một là, các ngân hàng phải trích lập quỹ dự phịng rủi ro tín dụng nhiều hơn làm thu hẹp nguồn vốn kinh doanh; hai là,giảm hiệu quả hoạt động, giảm lợi nhuận; ba là, rủi ro thanh khoản gia tăng, rủi ro đổ vỡ hệ thống ngân hàng. Nợ xấu được xử lý ở từng ngân hàng thông qua siết chặt quy trình tín dụng, thẩm định khách hàng vay vốn; hay đảo nợ, giãn/ hoãn/ giảm nợ; và tuân thủ quy định, điều kiện cho vay với doanh nghiệp nhà nước.
Năm 2012, Nợ xấu tích tụ từ các năm trước đồng thời tình hình kinh tế thế giới gặp nhiều khó khăn kết quả tất yếu là bùng nổ tỷ lệ nợ xấu trong năm 2012, theo số liệu được công bố năm 2012 nợ xấu đạt 125,939 tỷ đồng và tỷ lệ nợ xấu vượt ngưỡng 3% lên 4.08%, đồng thời xuất hiện tình trạng khơng minh bạch trong cơng bố về số liệu nợ xấu trên thực tế số liệu còn cao hơn nhiều so với công bố. Trong giai đoạn, 2008 – 2011, tốc độ tăng trưởng tín dụng bình qn là 21%, nhưng tốc độ tăng trưởng nợ xấu lại ở mức 31%. Số liệu của Cơ quan giám sát ngân hàng thì tỷ lệ nợ xấu có khi lên đến 8,6%. Và số liệu của Fitch Ratings, tỷ lệ nợ xấu Việt Nam là 13% trên tổng dư nợ. Lúc
này nợ xấu đã thực sự trở thành mối lo ngại cho an toàn của hệ thống ngân hàng Việt Nam. Một vấn đề lớn được đề cập là hoạt động “Tái cơ cấu hệ thống tài chính, ngân hàng, trọng tâm là các ngân hàng thương mại” với việc kiểm soát tỷ lệ nợ xấu và bảo đảm trích lập dự phịng rủi ro ở các ngân hàng. Và từ đó, đề án số 254 “Cơ cấu lại hệ thống các tổ chức tín dụng giai đoạn 2011 – 2015” theo Quyết định 254/QĐ – TTg ra đời. Trên thực tế, đến hết năm 2012, NHNN chỉ tập trung củng cố thanh khoản hệ thống ngân hàng, lành mạnh hóa hoạt động tài chính, tái cơ cấu tổ chức, tăng cường quản trị hệ thống ngân hàng…để tiến đến xử lý nợ xấu toàn diện
Năm 2013, nợ xấu tại các tổ chức tín dụng của Việt Nam có dấu hiệu giảm về tỷ lệ ở
mức 3.79% nhưng số tuyệt đối thì vẫn tiếp tục tăng lên khoảng 4.5% so với năm 2012. Lúc này, nợ xấu đã ngày càng vượt tầm kiểm soát của từng ngân hàng và thực sự trở thành mối đe dọa đến an ninh hệ thống ngân hàng và ổn định tài chính quốc gia.. Và cơng ty mua bán nợ VACM đã ra đời như một giải pháp nhằm xử lý nợ xấu. Đề án “Xử lý nợ xấu của hệ thống các TCTD” được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt ngày 31/5/2013 theo Quyết định 843/2013/QĐ-TTg, với nguyên tắc xử lý nợ xấu phải khẩn trương, quyết liệt, đồng bộ, bằng nhiều biện pháp, và đặt trong tổng thể chương trình tái cơ cấu nền kinh tế.
Năm 2014, Theo báo cáo của các TCTD, đến cuối năm 2014, tổng nợ xấu nội bảng là 128,852 tỷ đồng, chiếm 3.25% tổng dư nợ. Và nợ xấu của hệ thống ngân hàng có xu hướng tăng trong các tháng đầu năm 2014 do tình hình kinh tế vĩ mơ chưa được có nhiều cải thiện, hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp còn khó khăn, TCTD áp dụng chuẩn mực mới về phân loại nợ chặt chẽ hơn để phản ánh chính xác hơn chất lượng tín dụng và thực trạng nợ xấu, từ đó thúc đẩy xử lý nợ xấu.
Các biện pháp xử lý nợ xấu được NHNN đưa ra nhằm xử lý các khoản nợ xấu một cách nhanh chóng và hiệu quả góp phần ổn định hệ thống tài chính ngân hàng. Đồng thời các TCTD tiếp tục tích cực chủ động xử lý nợ xấu, trong 7 tháng đầu năm các TCTD đã xử lý được hơn 40,8 nghìn tỷ đồng nợ xấu thông qua: (1) Khách hàng trả nợ:
14,3 nghìn tỷ đồng; (2) Bán, phát mại tài sản bảo đảm để thu hồi nợ: 1,56 nghìn tỷ đồng; (3) Bán cho các tổ chức, cá nhân: 14,49 nghìn tỷ đồng; (4) Xử lý bằng dự phịng rủi ro: 8,3 nghìn tỷ đồng...
3.3 Thực trạng các nhân tố tác động đến nợ xấu tại các NHTMCP Việt Nam 3.3.1: Các nhân tố vĩ mô tác động đến nợ xấu tại các NHTMCP Việt Nam: 3.3.1: Các nhân tố vĩ mô tác động đến nợ xấu tại các NHTMCP Việt Nam: 3.3.1.1 Tốc độ tăng trƣởng kinh tế:
Nguồn: Tổng cục thống kê Việt Nam
Hình 3.2: Tốc độ tăng trƣởng GDP và tỷ lệ nợ xấu giai đoạn 2006 – 2016
Tăng trưởng kinh tế là một trong những chỉ tiêu kinh tế vĩ mô cơ bản để đánh giá thành tựu phát triển của một quốc gia trong một thời kỳ. Nền kinh tế Việt Nam sau 9 năm gia nhập WTO (2007 – 2015) mặc dù bị ảnh hưởng do tác động của cuộc khủng hoảng tài chính tồn cầu, khủng hoảng nợ công nhưng vẫn duy trì được chuỗi tăng trưởng kinh tế. Trong 9 năm, nền kinh tế đạt tốc độ tăng trưởng bình quân là 6,41%. Nhìn vào hình 3.7, ta thấy tăng trưởng GDP gần như là tỷ lệ nghịch với tỷ lệ nợ xấu
1.55 1.7 2.17 2.05 2.16 3.43 4.08 3.79 3.25 2.5 2.46 8.23 8.46 6.31 5.32 6.78 5.89 5.03 5.42 5.98 6.68 6.21 0 1 2 3 4 5 6 7 8 9 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016
Tốc độ tăng trưởng kinh tế và tỷ lệ nợ xấu