Chƣơng 1 : GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI
3.2 Thực trạng tình hình nợ xấu tại các NHTMCP Việt Nam
Nguồn:Báo cáo thường niên của NHNN
Hình 3.1 Tỷ lệ Nợ xấu và Dƣ nợ tín dụng của hệ thống ngân hàng 2006- 2016
0 0.5 1 1.5 2 2.5 3 3.5 4 4.5 0 1000000 2000000 3000000 4000000 5000000 6000000 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016 % Tỷ đồng Dư nợ tín dụng Nợ xấu
Bảng 3.2: Tỷ lệ Nợ xấu và Dƣ nợ tín dụng của hệ thống ngân hàng Giai đoạn 2006- 2016
Nguồn:Báo cáo thường niên của NHNN
Quan sát hình 3.1 ta có thể thấy, trong giai đoạn 2006 – 2016 tỷ lệ nợ xấu của các NHTM Việt Nam trước năm 2011 đều duy trì ở mức dưới 3%. Và trong giai đoạn từ 2011 đến 2014 tỷ lệ nợ xấu đã vượt ngưỡng 3% và đến năm 2015 tỷ lệ nợ xấu đã giảm đáng kể về mức 2.5% và năm 2016 tỷ lệ duy trì ở mức 2.46%
- Nợ xấu không phải mới phát sinh trong những năm gần đây mà thực chất đã tích
tụ từ nhiều năm trước, bắt đầu được quan tâm đặc biệt từ cuối năm 2011 khi tỷ lệ nợ xấu vượt ngưỡng 3%.
Năm (Tỷ đồng) Nợ Xấu Dƣ nợ Tín dụng (Tỷ đồng) Tỷ lệ Nợ xấu (%)
2006 10,810 697,403 1.55 2007 17,950 1,055,868 1.70 2008 29,786 1,372,628 2.17 2009 38,747 1,890,109 2.05 2010 53,560 2,479,633 2.16 2011 97,214 2,834,221 3.43 2012 125,939 3,086,750 4.08 2013 131,623 3,472,902 3.79 2014 128,852 3,964,665 3.25 2015 116,264 4,650,553 2.5 2016 135,433 5.505.406 2.46
Năm 2010, tỷ lệ nợ xấu nội bảng của hệ thống NHTMCP chỉ ở mức 2,16%. Con
số khá nhỏ và trong tầm kiểm soát, mặc dù gia tăng khá nhiều so với năm 2009 là 2,05%. Trong thời gian này, nợ xấu vẫn chưa được đánh giá là vấn đề đặc biệt nghiêm trọng chưa trở thành nguy cơ gây ra bất ổn tài chính quốc gia. Do đó, tỷ lệ tăng trưởng tín dụng năm 2010 tiếp tục duy trì ở mức tăng 31.19%, tổng phương tiện thanh toán tăng 23%...Và các NHTMCP phải xử lý nợ xấu thông qua phát mãi tài sản bảo đảm hoặc tái cơ cấu lại nợ vay và trích lập dự phịng rủi ro tín dụng theo quy định.
Năm 2011, nợ xấu bắt đầu gia tăng về giá trị lên 97,214 tỉ đồng, chiếm 3,43%
tổng dư nợ. Các NHTMCP bắt đầu gặp nhiều vấn đề về thanh khoản và kết quả hoạt động kinh doanh chậm lại. Đây là hậu quả tất yếu của: (i) chính sách tiền tệ chặt chẽ, thận trọng và có phần thắt chặt; (ii) nợ xấu tích tụ từ nhiều năm trước được bùng phát; (iii) và tình trạng làm ăn thua lỗ ở các doanh nghiệp trở nên phổ biến.
Nợ xấu gia tăng ảnh hưởng rất lớn tới hoạt động của hệ thống ngân hàng thương mại ở 3 phương diện: Một là, các ngân hàng phải trích lập quỹ dự phịng rủi ro tín dụng nhiều hơn làm thu hẹp nguồn vốn kinh doanh; hai là,giảm hiệu quả hoạt động, giảm lợi nhuận; ba là, rủi ro thanh khoản gia tăng, rủi ro đổ vỡ hệ thống ngân hàng. Nợ xấu được xử lý ở từng ngân hàng thông qua siết chặt quy trình tín dụng, thẩm định khách hàng vay vốn; hay đảo nợ, giãn/ hoãn/ giảm nợ; và tuân thủ quy định, điều kiện cho vay với doanh nghiệp nhà nước.
Năm 2012, Nợ xấu tích tụ từ các năm trước đồng thời tình hình kinh tế thế giới gặp nhiều khó khăn kết quả tất yếu là bùng nổ tỷ lệ nợ xấu trong năm 2012, theo số liệu được công bố năm 2012 nợ xấu đạt 125,939 tỷ đồng và tỷ lệ nợ xấu vượt ngưỡng 3% lên 4.08%, đồng thời xuất hiện tình trạng khơng minh bạch trong cơng bố về số liệu nợ xấu trên thực tế số liệu còn cao hơn nhiều so với công bố. Trong giai đoạn, 2008 – 2011, tốc độ tăng trưởng tín dụng bình qn là 21%, nhưng tốc độ tăng trưởng nợ xấu lại ở mức 31%. Số liệu của Cơ quan giám sát ngân hàng thì tỷ lệ nợ xấu có khi lên đến 8,6%. Và số liệu của Fitch Ratings, tỷ lệ nợ xấu Việt Nam là 13% trên tổng dư nợ. Lúc
này nợ xấu đã thực sự trở thành mối lo ngại cho an toàn của hệ thống ngân hàng Việt Nam. Một vấn đề lớn được đề cập là hoạt động “Tái cơ cấu hệ thống tài chính, ngân hàng, trọng tâm là các ngân hàng thương mại” với việc kiểm soát tỷ lệ nợ xấu và bảo đảm trích lập dự phịng rủi ro ở các ngân hàng. Và từ đó, đề án số 254 “Cơ cấu lại hệ thống các tổ chức tín dụng giai đoạn 2011 – 2015” theo Quyết định 254/QĐ – TTg ra đời. Trên thực tế, đến hết năm 2012, NHNN chỉ tập trung củng cố thanh khoản hệ thống ngân hàng, lành mạnh hóa hoạt động tài chính, tái cơ cấu tổ chức, tăng cường quản trị hệ thống ngân hàng…để tiến đến xử lý nợ xấu toàn diện
Năm 2013, nợ xấu tại các tổ chức tín dụng của Việt Nam có dấu hiệu giảm về tỷ lệ ở
mức 3.79% nhưng số tuyệt đối thì vẫn tiếp tục tăng lên khoảng 4.5% so với năm 2012. Lúc này, nợ xấu đã ngày càng vượt tầm kiểm soát của từng ngân hàng và thực sự trở thành mối đe dọa đến an ninh hệ thống ngân hàng và ổn định tài chính quốc gia.. Và cơng ty mua bán nợ VACM đã ra đời như một giải pháp nhằm xử lý nợ xấu. Đề án “Xử lý nợ xấu của hệ thống các TCTD” được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt ngày 31/5/2013 theo Quyết định 843/2013/QĐ-TTg, với nguyên tắc xử lý nợ xấu phải khẩn trương, quyết liệt, đồng bộ, bằng nhiều biện pháp, và đặt trong tổng thể chương trình tái cơ cấu nền kinh tế.
Năm 2014, Theo báo cáo của các TCTD, đến cuối năm 2014, tổng nợ xấu nội bảng là 128,852 tỷ đồng, chiếm 3.25% tổng dư nợ. Và nợ xấu của hệ thống ngân hàng có xu hướng tăng trong các tháng đầu năm 2014 do tình hình kinh tế vĩ mơ chưa được có nhiều cải thiện, hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp còn khó khăn, TCTD áp dụng chuẩn mực mới về phân loại nợ chặt chẽ hơn để phản ánh chính xác hơn chất lượng tín dụng và thực trạng nợ xấu, từ đó thúc đẩy xử lý nợ xấu.
Các biện pháp xử lý nợ xấu được NHNN đưa ra nhằm xử lý các khoản nợ xấu một cách nhanh chóng và hiệu quả góp phần ổn định hệ thống tài chính ngân hàng. Đồng thời các TCTD tiếp tục tích cực chủ động xử lý nợ xấu, trong 7 tháng đầu năm các TCTD đã xử lý được hơn 40,8 nghìn tỷ đồng nợ xấu thông qua: (1) Khách hàng trả nợ:
14,3 nghìn tỷ đồng; (2) Bán, phát mại tài sản bảo đảm để thu hồi nợ: 1,56 nghìn tỷ đồng; (3) Bán cho các tổ chức, cá nhân: 14,49 nghìn tỷ đồng; (4) Xử lý bằng dự phịng rủi ro: 8,3 nghìn tỷ đồng...