Lãi suất thực

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các nhân tố tác động đến nợ xấu tại các ngân hàng thương mại cổ phần việt nam 002 (Trang 37)

Chƣơng 1 : GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI

3.3 Thực trạng các nhân tố tác động đến nợ xấu tại các NHTMCP Việt Nam

3.3.1.3 Lãi suất thực

Nguồn: Tổng cục thống kê Việt Nam

Hình 3.4 Lãi suất thực và tỷ lệ nợ xấu giai đoạn 2006 - 2015

Lãi suất thực của Việt Nam trong thời gian qua có sự biến động rất lớn. Trong đó phải kể đến thời điểm năm 2008 và 2011 khi lãi suất thực của Việt Nam ở mức âm (lần lượt là -5,6% và -3,6%). Điều này dễ hiểu do tại thời điểm này, Việt Nam đang có tỷ lệ lạm phát khá cao: 23% năm 2008 và 18,6% năm 2011. Từ năm 2011 đến nay, lãi suất thực của Việt Nam đang có xu hướng tăng qua các năm, cho thấy nền kinh tế đang dần phục hồi và phát triển, nợ xấu của các NHTM sẽ có khả năng giảm.

-8 -6 -4 -2 0 2 4 6 8 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014 2015

Lãi suất thực giai đoạn 2006 - 2015

Nợ xấu Lãi suất thực

3.3.2 Các nhân tố nội tại của ngân hàng: 3.3.2.1 Sự tăng trƣởng về Quy mô:

Bảng 3.3. Tài sản và vốn của tồn hệ thống tổ chức tín dụng đến 31/12/2016 Đơn vị: Nghìn tỷ đồng, % 2016 Tăng (%) 2015 Tăng (%) 2014 Tăng (%) 2013 Tăng (%) 2012 Tăng (%) 2011 Tổng tài sản có 8,503.6 16.18 7,319.3 12.35 6,514.9 13.2 5,755.8 13.2 5,085.78 2.5 4,960.2 Vốn tự có 639.7 10.66 578.02 16.4 496.6 4.4 475.5 11.6 425.98 8.9 391.00 Vốn điều lệ 488.4 6.11 460.3 5.65 435.7 3.3 421.8 7.6 392.15 11.2 352.6

Nguồn: Ngân hàng nhà nước

Bảng 3.4: Tổng tài sản có, vốn tự có và vốn điều lệ của NHTM Việt Nam tính đến 31/12/2016 Đơn vị: tỷ đồng, % Loại hình NH Tổng tài sản Vốn tự có Vốn điều lệ Số tuyệt đối Tăng trƣởng Số tuyệt đối Tăng trƣởng Số tuyệt đối Tăng trƣởng NHTM Nhà nước 3,861,942 16.89 229,499 12.87 146,543 6.89 NHTM Cổ phần 3,422,829 16.89 254,151 7.54 200,855 3.55 NH Liên doanh, nước

ngoài 828,322 9.63 130,955 11.77 104,103 10.81

Theo Báo cáo thường niên của NHNN, tính đến ngày 31/12/2016, tổng tài sản có của hệ thống ngân hàng Việt Nam đạt 8,503,571 tỷ đồng, trong đó đứng đầu vẫn là nhóm các NHTM Nhà nước với 3,861,942 tỷ đồng, chiếm 45,42%. So với thời điểm cuối năm 2015, tổng tài sản của hệ thống ngân hàng Việt Nam đã tăng thêm 1,184.3 nghìn tỷ đồng. Nguyên nhân khiến tổng tài sản của hệ thống tăng mạnh trong tháng 12/2016 là do ngoại trừ ngân hàng chính sách xã hội, cịn lại tổng tài sản của tất cả các khối đều duy trì được mức tăng khá. Trong đó, tăng mạnh nhất là khối NHTM Cổ phần khi tài sản của khối này đã tăng 494,683 tỷ đồng lên 3,422,829 tỷ đồng. Đứng thứ hai là khối NHTM Nhà nước tăng 557,947 tỷ đồng lên 3,861,942 tỷ đồng, kế đó là khối ngân hàng liên doanh – nước ngoài tăng 72,741 tỷ đồng lên 828,322 tỷ đồng.

Vốn tự có của tồn hệ thống cũng tiếp tục tăng nhẹ trong tháng 12. Cụ thể, đến cuối tháng 12, vốn tự có của tồn hệ thống đạt 639,661 tỷ đồng tăng 61,641 tỷ đồng, tương đương tăng 10,66% so với cuối năm 2015.

Đóng góp trong mức tăng này chủ yếu do vốn tự có của khối NHTM Nhà nước tăng 26,171 tỷ đồng lên 229,499 tỷ đồng; khối NHTM Cổ phần tăng 17,809 tỷ đồng lên 254,151 tỷ đồng, vốn tự có của khối ngân hàng liên doanh nước ngoài tăng mạnh so với năm 2015 tăng 13,791 tỷ đồng lên 130,955 tỷ đồng.

Vốn điều lệ là chỉ tiêu cơ bản để chứng minh sức mạnh tài chính của một ngân hàng thương mại cũng như là căn cứ để tính tốn các tỷ lệ đảm bảo an toàn trong hoạt động ngân hàng. Xét về trị tuyệt đối, khối NHTMCP đang dẫn đầu về vốn điều lệ với 200,855 tỷ đồng; tiếp đến là khối NHTM Nhà nước với 146,543 tỷ đồng; thứ ba là khối ngân hàng liên doanh, nước ngoài với 104,103 tỷ đồng

Thực tế cho thấy quy mô nguồn vốn của các ngân hàng thương mại Việt Nam còn thấp so với các ngân hàng thương mại trong khu vực và trên thế giới mặt khác tốc độ tăng vốn cịn chậm. Vì vậy, các ngân hàng cần có giải pháp hữu hiệu để tăng vốn, nâng cao sức cạnh tranh cũng như phát triển mạng lưới quy mơ hoạt động của mình. Việc cổ phần hóa các ngân hàng thương mại nhà nước cùng với việc tiến hành sáp nhập các

ngân hàng thương mại cổ phần nhỏ hoạt động kém hiệu quả thành các ngân hàng quy mô lớn hơn, để tận dụng được lợi thế về quy mô và nâng cao hiệu quả hoạt động của các ngân hàng để cùng phát triển.

3.3.2.2 Hiệu quả hoạt động và lợi nhuận ngân hàng:

Nguồn: Tổng hợp và xử lý số liệu từ báo cáo tài chính các NHTM

Hình 3.5: Tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản (ROA)trung bình của 20 NHTM giai đoạn 2006-2015 1.90 1.25 1.01 1.16 1.25 1.13 0.83 0.64 0.58 0.50 0.00 0.20 0.40 0.60 0.80 1.00 1.20 1.40 1.60 1.80 2.00 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014 2015

Lợi nhuận trên tổng tài sản (ROA)

ROA (%) 11.82 12.39 10.75 13.06 13.79 13.33 8.68 6.92 6.59 6.44 0.00 2.00 4.00 6.00 8.00 10.00 12.00 14.00 16.00 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014 2015

Lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu(ROE)

Nguồn: Tổng hợp và xử lý số liệu từ báo cáo tài chính các NHTM

Hình 3.6: Tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (ROE)trung bình của 20 NHTMCP giai đoạn 2006-2015

Hiệu quả kinh doanh của hệ thống ngân hàng xét trên cả hai chỉ tiêu ROA và ROE nhìn chung có xu hướng giảm qua các năm trong giai đoạn 2006-2015. ROA trung bình trong giai đoạn này là 1.024% và ROE là 10.37%. Trong những năm 2006- 2010, ROA và ROE của các ngân hàng tăng cao, sau đó bắt đầu giảm ở giai đoạn 2011-2015.

Năm 2007 nền kinh tế tăng trưởng nóng, hoạt động cho vay của các ngân hàng tăng mạnh, đặc biệt là cho vay kinh doanh bất động sản và đầu tư chứng khoán. Lợi nhuận tăng, vốn chủ sở hữu không đổi nên ROE của các ngân hàng đều tăng mạnh. Lợi nhuận trên tổng tài sản cũng đạt ở mức cao. Từ năm 2008 nền kinh tế Việt Nam chịu ảnh hưởng chung của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới, lạm phát tăng cao, lãi suất của các ngân hàng cũng tăng mạnh. Tuy hoạt động cho vay bị ảnh hưởng nghiêm trọng. nhưng lãi suất tiền gửi tăng cao, cùng với tâm lý lo sợ rủi ro của người dân và các doanh nghiệp, nên đã thu hút được một lượng lớn tiền gửi trong dân. Điều này phù hợp với chính sách thắt chặt tiền tệ, kiềm chế lạm phát của ngân hàng nhà nước. Do đó các ngân hàng vẫn thu được lợi nhuận ở mức cao, tổng tài sản tăng tuy nhiên không tăng trưởng mạnh bằng năm 2007. Vốn chủ sở hữu tăng trưởng chậm, nên giai đoạn 2008- 2011 ROA và ROE các ngân hàng vẫn tăng trưởng tốt.

Mặc dù, lợi nhuận sau thuế của ngành Ngân hàng từ năm 2012 đến nay đã giảm, một phần nguyên nhân là do nền kinh tế gặp nhiều khó khăn, tình hình kinh doanh của doanh nghiệp vay vốn khơng khả quan nhiều doanh nghiệp không trả được nợ vay đến hạn, dẫn đến nợ xấu gia tăng, các ngân hàng phải trích dự phịng rủi ro nhiều hơn cũng như tốn chi phí trong việc quản lý và thu hồi nợ xấu, trong khi chi phí hoạt động và chi phí quản lý tăng, dẫn đến thu nhập rịng từ lãi giảm. Cũng từ năm 2011, ngân hàng nhà nước thực hiện đề án tái cơ cấu ngành ngân hàng, kiểm soát chặt chẽ hoạt động kinh

doanh của ngân hàng, kiểm sốt quy mơ, chất lượng tín dụng, xử lý vấn đề nợ xấu .... Do vậy, giai đoạn này tổng tài sản của các ngân hàng tăng chậm và lợi nhuận cũng đạt được ở mức thấp hơn đã làm ROA và ROE giảm so với giai đoạn trước. Các chỉ số hiệu quả kinh doanh ROE, ROA từ năm 2012 đến 2014 đều thấp hơn giai đoạn 2008 - 2012. Tuy nhiên, phân tích sâu hơn chỉ tiêu này ở một số ngân hàng có giá trị vốn hóa lớn thì tỷ lệ này vẫn ở mức cao trong giai đoạn 2012 - 2014, đặc biệt 3 NHTM Nhà nước chi phối. Đơn cử như, Vietinbank năm 2012, chỉ số ROA, ROE là 1.2% và 18.35%; năm 2013 là 1% và 10,74%. Chỉ số ROA, ROE của NHTM cổ phần Quân Đội là 1.32% và 18.03% năm 2012. Như vậy, chỉ số hiệu quả kinh doanh của một số NHTM Việt Nam ở mức khá cao so với các ngân hàng liên doanh và chi nhánh NHTM nước ngồi. Qua đó, có thể thấy, năng lực cạnh tranh và khả năng chiếm giữ thị phần của một số NHTM Việt Nam không thua kém các ngân hàng liên doanh và NHTM 100% vốn nước ngoài.

Nguồn: Tổng hợp và xử lý số liệu từ báo cáo tài chính các NHTM

Hình 3.7 Tỷ trọng thu nhập hoạt động từ lãi của 20 NHTMCP Giai đoạn 2007-2015 65.27% 76.16% 74.62% 77.01% 83.97% 84.73% 78.90% 81.02% 81.04% 0% 10% 20% 30% 40% 50% 60% 70% 80% 90% 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014 2015

Quan sát biểu đồ 3.8 cho thấy thu nhập hoạt động từ lãi là nguồn thu chiếm tỷ trọng cao trong tổng thu nhập của các NHTM Việt Nam hiện nay. Thu nhập từ lãi có xu hướng tăng qua các năm, tính trung bình các NHTM có thu nhập hoạt động từ lãi cao nhất trong năm 2012, và giữ ổn định ở mức trên 80% trong những năm 2011-2015.

Quan sát bảng tỷ trọng thu nhập hoạt động từ lãi (phụ lục 4), trong một số năm có những ngân hàng có tỷ lệ này trên 100%. Lý do là bởi vì trong những năm này ngồi những nghiệp vụ cơ bản là hoạt động cho vay và huy động, ngân hàng còn thực hiện các hoạt động đầu tư khác như kinh doanh ngoại hối, vàng, mua bán chứng khoán kinh doanh và đầu tư, góp vốn mua cổ phần.... Tuy nhiên các nghiệp vụ kinh doanh này là không hiệu quả gây ra một khoản thua lỗ cho ngân hàng. Một số ví dụ điển hình như ngân hàng ACB năm 2012 lỗ từ hoạt động kinh doanh ngoại hối và vàng là -31.94%, hay năm 2015 lỗ từ mua bán chứng khoán đầu tư là 2.98%, hay ngân hàng BIDV năm 2008 lỗ từ hoạt động mua bán chứng khốn kinh doanh là -11.83%....

Tính đến cuối năm 2015, đóng góp phần lớn trong thu nhập hoạt động của các ngân hàng vẫn là thu nhập từ lãi, đa phần chiếm trên 80%. Từ những phân tích trên có thể thấy rằng đối với hệ thống các ngân hàng tại Việt Nam, hoạt động ngân hàng vẫn chủ yếu tập trung vào các nghiệp vụ kinh doanh truyền thống mà chưa có sự quan tâm đầu tư đúng mức cũng như chưa có kinh nghiệm và khả năng quản lý đối với các nghiệp vụ mới. Ở các thị trường tài chính đã phát triển, thu nhập từ lãi vay và thu nhập từ các hoạt động ngoài lãi vay có thể cân bằng hoặc chênh lệch nhưng khơng nhiều. Ở các nước này nhu cầu về dịch vụ tài chính rất đa dạng, và các ngân hàng cũng cung cấp rất nhiều dich vụ tài chính ngân hàng phong phú: ngân hàng đầu tư, dịch vụ thẻ, quản lý tài sản, quản lý dịng tiền,….góp phần đa dạng hóa nguồn thu nhập và năng cao lợi nhuận hoạt động của ngân hàng và đây sẽ là hướng đi cần được các ngân hàng chú trọng phát triển trong thời gian tới để bắt kịp với nền tài chính tồn cầu.

3.3.2.3 Thực trạng tình hình tín dụng

Đơn vị: %

Nguồn: Báo cáo thường niên của NHNN

Hình 3.8: Tăng trƣởng tín dụng và tăng GDP giai đoạn 2006 - 2016

Giai đoạn 2006 - 2010, tốc độ tăng trưởng tín dụng bình qn khoảng 34.34%/năm, nhưng giai đoạn 2012 - 2016 chỉ khoảng 14.26%/năm. Xét quan hệ giữa tăng trưởng tín dụng và tăng trưởng kinh tế cho thấy giai đoạn 2007 - 2010, tăng trưởng tín dụng thường gấp 5 - 6 lần tốc độ tăng GDP, đó là điều khơng hợp lý, thể hiện hiệu quả đồng vốn thấp, tăng trưởng kinh tế chủ yếu dựa vào tăng vốn. Từ năm 2012 đến nay, tăng trưởng tín dụng thường cao hơn 2 lần tốc độ tăng GDP

Năm 2007, dư nợ cho vay của hê thống ngân hàng tăng 51.4% so với năm 2006, cao hơn nhiều so với mức tăng 21,4% của năm 2006, góp phần đáp ứng có hiệu quả

21.4 51.4 30 37.7 31.19 14.3 8.91 12.51 14.16 17.3 18.38 8.23 8.46 6.31 5.32 6.78 5.89 5.03 5.42 5.98 6.68 6.21 0 1 2 3 4 5 6 7 8 9 0 10 20 30 40 50 60 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016 Tăng trƣởng tín dụng và tăng GDP Giai đoạn 2006 - 2016 Tăng trưởng tín dụng GDP

nhu cầu vốn của các doanh nghiệp cũng như các thành phần kinh tế. Theo báo cáo của NHNN, tăng trưởng tín dụng cao nhất tập trung ở khối NHTM cổ phần.

- Năm 2008, mặc dù chịu tác động của khủng hoảng kinh tế nhưng dư nợ cho vay của hệ thống ngân hàng vẫn tăng 30% so với năm 2007. Tuy nhiên có thể thấy, tốc độ tăng trưởng tín dụng trong năm này thấp hơn rất nhiều so với năm 2007.

- Sang năm 2009, Chính phủ đã sử dụng các chính sách kích cầu, hỗ trợ lãi suất nhằm ngăn chặn suy giảm kinh tế, đáp ứng nhu cầu vốn cho phát triển kinh tế của đất nước làm tổng dư nợ tín dụng của hệ thống ngân hàng tăng 37,7%, đã cao hơn so với mức tăng của năm 2008.

- Giai đoạn 2010 – 2012 do tác động của chính sách kinh tế vĩ mơ thắt chặt tăng trưởng tín dụng có dấu hiệu chậm lại. Tăng trưởng tín dụng thấp nhất vào năm 2012, nguyên nhân là do sức cầu của nền kinh tế giảm sút, doanh nghiệp gặp khó khăn trong việc tiêu thụ sản phẩm và triển vọng kinh doanh kém khả quan đã làm giảm khả năng hấp thụ vốn của nền kinh tế. Đồng thời, rủi ro nợ xấu gia tăng do tình hình tài chính của doanh nghiệp suy yếu và sự trầm lắng của thị trường bất động sản làm giá trị tài sản đảm bảo có xu hướng giảm tạo áp lực gia tăng nợ xấu đối với các ngân hàng, các NHTM thận trọng hơn trong việc cho vay nhằm hạn chế rủi ro, đảm bảo an toàn vốn.

- Từ năm 2013 đến nay, với sự phục hồi của nền kinh tế, tốc độ tăng trưởng tín dụng của hệ thống ngân hàng cũng có xu hướng tăng dần qua các năm. Kết thúc năm 2014, tăng trưởng tín dụng tồn hệ thống ngân hàng ước khoảng 14.16%, đạt mục tiêu đề ra, cơ cấu tín dụng chuyển dịch theo hướng tích cực, tập trung vào các lĩnh vực sản xuất kinh doanh, đặc biệt là các lĩnh vực ưu tiên.

Trong năm 2015 và 2016, tín dụng đã tăng khá mạnh, các giải pháp tín dụng tiếp tục được điều hành linh hoạt theo hướng mở rộng tín dụng đi đơi với an tồn, chất lượng tín dụng, gắn liền với xử lý nợ xấu. Tăng trưởng tín dụng cuối năm 2015 đạt 17.3% cuối năm 2016 đạt 18.38%.

Trong nền kinh tế thị trường tính rủi ro của hoạt động tín dụng có xu hướng tăng lên. Hiện nay vấn đề nợ tồn đọng, nợ xấu là vấn đề khó khăn cần tiếp tục giải quyết. Các loại hình sản phẩm tín dụng chưa đa dạng chưa đáp ứng được nhu cầu ngày càng cao của khách hàng, số lượng các sản phẩm tín dụng cịn ít ỏi so với các ngân hàng trên thế giới.

KẾT LUẬN CHƢƠNG 3

Sau tác động của khủng hoảng tài chính tồn cầu 2008 và khủng hoảng nợ cơng châu Âu, kinh tế Việt Nam đang có những bước phục hồi rõ nết, thể hiện qua tốc độ tăng trưởng kinh tế GDP cũng như xu hướng giảm dần tỷ lệ thất nghiệp những năm gần đây. Sự phục hồi này không thể không kể đến sự đóng góp tích cực của hệ thống NHTM.

Tác giả đánh giá tình hình hoạt động của các NHTM Việt Nam giai đoạn 2006 – 2015, bao gồm sự phát triển về quy mô ngân hàng, hiệu quả hoạt động cũng như thực

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các nhân tố tác động đến nợ xấu tại các ngân hàng thương mại cổ phần việt nam 002 (Trang 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(113 trang)