Các biến nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các nhân tố tác động đến nợ xấu tại các ngân hàng thương mại cổ phần việt nam 002 (Trang 50 - 55)

Chƣơng 1 : GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI

4.1 Mơ hình nghiên cứu

4.1.2. Các biến nghiên cứu

Trong bài nghiên cứu này, tác giả sử dụng biến “tỷ lệ nợ xấu” là biến phụ thuộc, các biến kinh tế vĩ mô như tăng trưởng GDP, tỷ lệ thất nghiệp, lãi suất thực và các biến nội tại của ngân hàng như quy mô ngân hàng, hiệu quả hoạt động, tăng trưởng tín dụng, đa dạng hóa danh mục cho vay là các biến độc lập.

4.1.2.1. Tỷ lệ nợ xấu – NPL

Nợ xấu là các khoản nợ đã quá hạn thanh toán gốc và lãi trên 90 ngày và khả năng trả nợ là đáng lo ngại. Theo quy định của NHNN, nợ xấu gồm nợ nhóm 3 (nợ dưới chuẩn), nợ nhóm 4 (nợ nghi ngờ) và nợ nhóm 5 (nợ có khả năng mất vốn).

Trong đó:

- Dư nợ nhóm 3, dư nợ nhóm 4 và dư nợ nhóm 5 được thu thập từ Bảng thuyết minh báo cáo tài chính.

- Khoản mục tổng dư nợ được thu thập từ Bảng cân đối kế toán.

4.1.2.2. Tăng trưởng GDP - GDP

GDP là tổng sản phẩm quốc nội của một quốc gia. Tốc độ tăng trưởng GDP (ΔGDP) hàng năm được tính theo cơng thức sau:

Trong đó, giá trị GDP hàng năm được tác giả thu thập tại website Tổng cục thống kê Việt Nam.

4.1.2.3 Tỷ lệ thất nghiệp – UN

Tỷ lệ thất nghiệp là phần trăm số người lao động khơng có việc làm trên tổng số lực lượng lao động xã hội.

Tỷ lệ thất nghiệp được tính theo cơng thức sau:

Trong bài nghiên cứu, số liệu tỷ lệ thất nghiệp được tác giả thu thập tại website Tổng cục thống kê Việt Nam.

4.1.2.4. Lãi suất thực – RIR

Lãi suất thực là lãi suất cho vay được điều chỉnh theo lạm phát được đo bằng chỉ số giảm phát GDP. Vì được điều chỉnh lại theo đúng những thay đổi về lạm phát nên lãi suất thực tế phản ánh chính xác hơn thu nhập từ việc cho vay cũng như chi phí thật của việc đi vay. Lãi suất thực được tính xấp xỉ theo công thức sau:

𝐿ã𝑖 𝑠𝑢ấ𝑡 𝑡ℎự𝑐 = 𝐿ã𝑖 𝑠𝑢ấ𝑡 𝑐ℎ𝑜 𝑣𝑎𝑦 𝑑𝑎𝑛ℎ 𝑛𝑔ℎĩ𝑎 − 𝑇ỷ 𝑙ệ 𝑙ạ𝑚 𝑝ℎá𝑡

Trong bài nghiên cứu, số liệu lãi suất thực được tác giả thu thập tại website Ngân hàng thế giới (Worldbank).

4.1.2.5. Quy mô ngân hàng – SIZE

Quy mô ngân hàng phản ánh qua tổng tài sản của ngân hàng đó. Trong bài nghiên cứu, tác giả sử dụng giá trị tổng tài sản của ngân hàng để đại diện cho biến quy mô ngân hàng. Tuy nhiên, giá trị tổng tài sản lại quá lớn so với giá trị của các biến khác nếu sử dụng giá trị thực của tổng tài sản trong mơ hình có thể dẫn đến sự sai lệch trong kết quả. Vì vậy tác giả sử dụng làm logarit tự nhiên của tổng tài sản làm biến đại diện cho quy mô ngân hàng. Đây là cách tiếp cận đã được sử dụng trong nhiều nghiên cứu trước đó như nghiên cứu của Rajan và Dhal (2003), Dash và Kabra (2010).

Như vậy biến quy mơ ngân hàng được tính như sau:

𝑄𝑢𝑦 𝑚ơ 𝑛𝑔â𝑛 ℎà𝑛𝑔 = ln(𝑡ổ𝑛𝑔 𝑡à𝑖 𝑠ả𝑛)

Trong đó, giá trị tổng tài sản được tác giả thu thập trên Bảng cân đối kế toán các ngân hàng qua các năm.

4.1.2.6. Tăng trưởng tín dụng - LOAN

Tăng trưởng tín dụng là sự gia tăng dư nợ tín dụng năm nay so với năm trước, phản ánh sự mở rộng trong hoạt động tín dụng của ngân hàng qua các năm.

Tốc độ tăng trưởng tín dụng được tính theo cơng thức sau:

Trong đó, giá trị biến LOAN (dư nợ cho vay) được tác giả thu thập từ Bảng cân đối kế toán của các ngân hàng qua các năm.

4.1.2.7. Hiệu quả hoạt động – ROE

Có nhiều chỉ tiêu để đo lường hiệu quả hoạt động của ngân hàng như: ROE – tỷ suất sinh lời của vốn chủ sở hữu, ROA – tỷ suất sinh lời trên tổng tài sản, NIM – tỷ suất lợi nhuận lãi cận biên,… trong bài nghiên cứu này, tác giả sử dụng giá trị ROE đại diện cho biến khả năng sinh lời của ngân hàng. Tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu (ROE) của ngân hàng được tính theo cơng thức sau:

Trong đó, giá trị lợi nhuận sau thuế được tác giả thu thập trên Bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Giá trị vốn chủ sở hữu được thu thập trên Bảng cân đối kế tốn.

4.1.2.8. Đa dạng hóa danh mục cho vay:

Để đo lường sự đa dạng hóa danh mục cho vay của một ngân hàng tác giả dùng chỉ số Hirshmann-Herfindahl – Chỉ số đo lường mức độ đa dạng hóa danh mục (HHI)

Chỉ số HHI được đo lường bằng tổng của các bình phương tỷ trọng cho vay từng lĩnh vực kinh tế trong tổng danh mục cho vay của ngân hàng. Thông qua chỉ số HII có thể thấy được hiện trạng danh mục cho vay của các ngân hàng đang theo xu hướng tập trung vào một số ngành nghề nhất định hay đang đa dạng hóa trên nhiều ngành nghề lĩnh vực, từ đó tìm ra tác động của danh mục cho vay đến nợ xấu của ngân hàng.

Chỉ số HHI của ngân hàng b tại thời điểm t được tính tốn như sau:

HHIbt = ∑ r2

bti . với i lấy giá trị từ 1 cho đến n

Trong đó: rbti là tỷ trọng cho vay của ngân hàng b tại thời điểm t cho ngành kinh tế i và được tính bằng:

rbti =

Bảng 4.1: Tổng hợp các biến nghiên cứu và kỳ vọng dấu Loại Loại

biến Nhân tố Tên Biến Đo lƣờng

Kỳ vọng dấu

Phụ

thuộc Nợ Xấu Nợ (NPL) xấu

Độc Lập Tăng trưởng kinh tế Tốc độ tăng trưởng kinh tế (GDP) (-) Thất

nghiệp Tỷ lệ thất nghiệp (UN) (+)

Lãi suất Lãi suất thực

(RIR) ĩ - á (+) Quy mô ngân hàng Tổng tài sản (SIZE) Ln(Tổng tài sản) (+) Hiệu quả hoạt động Tỷ số lợi nhuận ròng trên vốn chủ sở hữu (ROE) (-) Chính sách tín dụng Tốc độ tăng trưởng tín dụng (𝐿𝑂𝐴𝑁) (+) Đa dạng hóa danh mục cho vay (HHI) HHIbt = ∑ r2 bti rbti = (-) Nguồn: Tác giả tự tổng hợp 𝑙𝑛 D n nh m 3+d n nh m 4+d n nh m 5T ng d n x 100%) GDPt− GDPt−1 GDPt−1 x 100% S ng i th t nghi p L c l ng lao ng x h i x 100% LOANt− LOANt−1 LOANt−1 x 100%

L i nhu n sau thu

4.1.3. Dữ liệu nghiên cứu

Để thực hiện bài nghiên cứu, các số liệu được tác giả thu thập từ các nguồn đáng tin cậy như sau:

- Số liệu về các biến kinh tế vĩ mô:

 Biến “tăng trưởng GDP” và biến “tỷ lệ thất nghiệp” được thu thập từ website của Tổng cục thống kê Việt Nam.

 Biến “Lãi suất thực” được thu thập từ website của Ngân hàng thế giới (Worldbank).

- Số liệu về các biến đặc trưng của ngân hàng: hầu hết các số liệu được tác giả thu thập từ Báo cáo tài chính và Báo cáo thường niên được công bố trên website của các ngân hàng. Tuy nhiên, trong quá trình thu thập số liệu, có một số ngân hàng khơng cơng bố báo cáo tài chính ở một số năm, vì vậy tác giả sử dụng nguồn số liệu từ cơ sở dữ liệu BankScope của BVD để bổ sung hồn chỉnh.

Theo cơng bố của NHNN, tính đến ngày 31/12/2015, toàn hệ thống Ngân hàng Việt Nam có 35 NHTM (khơng tính Ngân hàng nước ngồi và Ngân hàng liên doanh), bao gồm 07 NHTM Nhà nước và 28 NHTM Cổ phần. Tuy nhiên với khả năng có hạn của mình, tác giả chỉ thu thập được số liệu nợ xấu của 20 NHTM trong giai đoạn 2006 – 2015 (danh sách ở Phụ lục 1)

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các nhân tố tác động đến nợ xấu tại các ngân hàng thương mại cổ phần việt nam 002 (Trang 50 - 55)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(113 trang)