Chƣơng 1 : GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI
3.3 Thực trạng các nhân tố tác động đến nợ xấu tại các NHTMCP Việt Nam
3.3.2.2 Hiệu quả hoạt động và lợi nhuận ngân hàng
Nguồn: Tổng hợp và xử lý số liệu từ báo cáo tài chính các NHTM
Hình 3.5: Tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản (ROA)trung bình của 20 NHTM giai đoạn 2006-2015 1.90 1.25 1.01 1.16 1.25 1.13 0.83 0.64 0.58 0.50 0.00 0.20 0.40 0.60 0.80 1.00 1.20 1.40 1.60 1.80 2.00 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014 2015
Lợi nhuận trên tổng tài sản (ROA)
ROA (%) 11.82 12.39 10.75 13.06 13.79 13.33 8.68 6.92 6.59 6.44 0.00 2.00 4.00 6.00 8.00 10.00 12.00 14.00 16.00 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014 2015
Lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu(ROE)
Nguồn: Tổng hợp và xử lý số liệu từ báo cáo tài chính các NHTM
Hình 3.6: Tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (ROE)trung bình của 20 NHTMCP giai đoạn 2006-2015
Hiệu quả kinh doanh của hệ thống ngân hàng xét trên cả hai chỉ tiêu ROA và ROE nhìn chung có xu hướng giảm qua các năm trong giai đoạn 2006-2015. ROA trung bình trong giai đoạn này là 1.024% và ROE là 10.37%. Trong những năm 2006- 2010, ROA và ROE của các ngân hàng tăng cao, sau đó bắt đầu giảm ở giai đoạn 2011-2015.
Năm 2007 nền kinh tế tăng trưởng nóng, hoạt động cho vay của các ngân hàng tăng mạnh, đặc biệt là cho vay kinh doanh bất động sản và đầu tư chứng khốn. Lợi nhuận tăng, vốn chủ sở hữu khơng đổi nên ROE của các ngân hàng đều tăng mạnh. Lợi nhuận trên tổng tài sản cũng đạt ở mức cao. Từ năm 2008 nền kinh tế Việt Nam chịu ảnh hưởng chung của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới, lạm phát tăng cao, lãi suất của các ngân hàng cũng tăng mạnh. Tuy hoạt động cho vay bị ảnh hưởng nghiêm trọng. nhưng lãi suất tiền gửi tăng cao, cùng với tâm lý lo sợ rủi ro của người dân và các doanh nghiệp, nên đã thu hút được một lượng lớn tiền gửi trong dân. Điều này phù hợp với chính sách thắt chặt tiền tệ, kiềm chế lạm phát của ngân hàng nhà nước. Do đó các ngân hàng vẫn thu được lợi nhuận ở mức cao, tổng tài sản tăng tuy nhiên không tăng trưởng mạnh bằng năm 2007. Vốn chủ sở hữu tăng trưởng chậm, nên giai đoạn 2008- 2011 ROA và ROE các ngân hàng vẫn tăng trưởng tốt.
Mặc dù, lợi nhuận sau thuế của ngành Ngân hàng từ năm 2012 đến nay đã giảm, một phần nguyên nhân là do nền kinh tế gặp nhiều khó khăn, tình hình kinh doanh của doanh nghiệp vay vốn không khả quan nhiều doanh nghiệp không trả được nợ vay đến hạn, dẫn đến nợ xấu gia tăng, các ngân hàng phải trích dự phịng rủi ro nhiều hơn cũng như tốn chi phí trong việc quản lý và thu hồi nợ xấu, trong khi chi phí hoạt động và chi phí quản lý tăng, dẫn đến thu nhập ròng từ lãi giảm. Cũng từ năm 2011, ngân hàng nhà nước thực hiện đề án tái cơ cấu ngành ngân hàng, kiểm soát chặt chẽ hoạt động kinh
doanh của ngân hàng, kiểm sốt quy mơ, chất lượng tín dụng, xử lý vấn đề nợ xấu .... Do vậy, giai đoạn này tổng tài sản của các ngân hàng tăng chậm và lợi nhuận cũng đạt được ở mức thấp hơn đã làm ROA và ROE giảm so với giai đoạn trước. Các chỉ số hiệu quả kinh doanh ROE, ROA từ năm 2012 đến 2014 đều thấp hơn giai đoạn 2008 - 2012. Tuy nhiên, phân tích sâu hơn chỉ tiêu này ở một số ngân hàng có giá trị vốn hóa lớn thì tỷ lệ này vẫn ở mức cao trong giai đoạn 2012 - 2014, đặc biệt 3 NHTM Nhà nước chi phối. Đơn cử như, Vietinbank năm 2012, chỉ số ROA, ROE là 1.2% và 18.35%; năm 2013 là 1% và 10,74%. Chỉ số ROA, ROE của NHTM cổ phần Quân Đội là 1.32% và 18.03% năm 2012. Như vậy, chỉ số hiệu quả kinh doanh của một số NHTM Việt Nam ở mức khá cao so với các ngân hàng liên doanh và chi nhánh NHTM nước ngồi. Qua đó, có thể thấy, năng lực cạnh tranh và khả năng chiếm giữ thị phần của một số NHTM Việt Nam không thua kém các ngân hàng liên doanh và NHTM 100% vốn nước ngoài.
Nguồn: Tổng hợp và xử lý số liệu từ báo cáo tài chính các NHTM
Hình 3.7 Tỷ trọng thu nhập hoạt động từ lãi của 20 NHTMCP Giai đoạn 2007-2015 65.27% 76.16% 74.62% 77.01% 83.97% 84.73% 78.90% 81.02% 81.04% 0% 10% 20% 30% 40% 50% 60% 70% 80% 90% 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014 2015
Quan sát biểu đồ 3.8 cho thấy thu nhập hoạt động từ lãi là nguồn thu chiếm tỷ trọng cao trong tổng thu nhập của các NHTM Việt Nam hiện nay. Thu nhập từ lãi có xu hướng tăng qua các năm, tính trung bình các NHTM có thu nhập hoạt động từ lãi cao nhất trong năm 2012, và giữ ổn định ở mức trên 80% trong những năm 2011-2015.
Quan sát bảng tỷ trọng thu nhập hoạt động từ lãi (phụ lục 4), trong một số năm có những ngân hàng có tỷ lệ này trên 100%. Lý do là bởi vì trong những năm này ngồi những nghiệp vụ cơ bản là hoạt động cho vay và huy động, ngân hàng còn thực hiện các hoạt động đầu tư khác như kinh doanh ngoại hối, vàng, mua bán chứng khốn kinh doanh và đầu tư, góp vốn mua cổ phần.... Tuy nhiên các nghiệp vụ kinh doanh này là không hiệu quả gây ra một khoản thua lỗ cho ngân hàng. Một số ví dụ điển hình như ngân hàng ACB năm 2012 lỗ từ hoạt động kinh doanh ngoại hối và vàng là -31.94%, hay năm 2015 lỗ từ mua bán chứng khoán đầu tư là 2.98%, hay ngân hàng BIDV năm 2008 lỗ từ hoạt động mua bán chứng khốn kinh doanh là -11.83%....
Tính đến cuối năm 2015, đóng góp phần lớn trong thu nhập hoạt động của các ngân hàng vẫn là thu nhập từ lãi, đa phần chiếm trên 80%. Từ những phân tích trên có thể thấy rằng đối với hệ thống các ngân hàng tại Việt Nam, hoạt động ngân hàng vẫn chủ yếu tập trung vào các nghiệp vụ kinh doanh truyền thống mà chưa có sự quan tâm đầu tư đúng mức cũng như chưa có kinh nghiệm và khả năng quản lý đối với các nghiệp vụ mới. Ở các thị trường tài chính đã phát triển, thu nhập từ lãi vay và thu nhập từ các hoạt động ngoài lãi vay có thể cân bằng hoặc chênh lệch nhưng không nhiều. Ở các nước này nhu cầu về dịch vụ tài chính rất đa dạng, và các ngân hàng cũng cung cấp rất nhiều dich vụ tài chính ngân hàng phong phú: ngân hàng đầu tư, dịch vụ thẻ, quản lý tài sản, quản lý dịng tiền,….góp phần đa dạng hóa nguồn thu nhập và năng cao lợi nhuận hoạt động của ngân hàng và đây sẽ là hướng đi cần được các ngân hàng chú trọng phát triển trong thời gian tới để bắt kịp với nền tài chính tồn cầu.