Nguồn: Kết quả xử lý dữ liệu từ Stata
Với kết quả của bảng 4.13: Prob>chi2 = 0,8351> 0.05
=> Chưa đủ cơ sở để bác bỏ giả thuyết H0, nghĩa là mơ hình REM là phù hợp hơn trong trường hợp này.
4.3.4 Thảo luận kết quả nghiên cứu
Từ kết quả hồi quy theo ba mơ hình Pools OLS, FEM và REM cùng các kiểm định để lựa chọn mơ hình phù hợp, tác giả nhận thấy:
Tốc độ tăng trưởng GDP có mối tương quan âm với nợ xấu ở mức ý nghĩa 1%. Khi các yếu tố khác không đổi, tốc độ tăng trưởng GDP tăng 1 đơn vị, tỷ lệ nợ xấu NPL của ngân hàng sẽ giảm xuống 3,8553 đơn vị. Điều này phù hợp với giả thuyết H1 mà tác giả đưa ra và cũng phù hợp với các nghiên cứu của Messai và Jouini (2013).
Bruna Skarica (2013), Louzis, Vouldis và Metaxas (2011), Bofondi và Ropele (2011), Dash và Kabra (2010). Khi nền kinh tế tăng trưởng tốt, các doanh nghiệp hoạt động có hiệu quả, vì vậy khả năng thanh tốn các khoản nợ đến hạn của họ sẽ tăng lên, tỷ lệ nợ xấu của ngân hàng sẽ giảm xuống.
Tỷ lệ thất nghiệp (UN) có mối tương quan dương với tỷ lệ nợ xấu NPL ở mức ý
nghĩa 1%. Khi các yếu tố khác không đổi, tỷ lệ thất nghiệp tăng lên 1 đơn vị sẽ làm nợ xấu tăng lên 63.31394 đơn vị. Kết quả này phù hợp với giả thuyết H2 của tác giả và cũng cùng kết quả với các nghiên cứu của Ahlem Selma Messai và Fathi Jouini (2013), Louzis, Vouldis and Metaxas (2011), Bofondi và Ropele (2011).
Lãi suất thực (RIR) có mối tương quan âm với tỷ lệ nợ xấu ở mức ý nghĩa 1%. Khi các yếu tố khác không đổi, lãi suất thực RIR tăng 1 đơn vị sẽ làm giảm tỷ lệ nợ xấu NPL 3,88336 đơn vị. Điều này ngược lại với giả thuyết H3 mà tác giả đã nêu cũng như ngược lại với các nghiên cứu trước đó của Ahlem Selma Messai và Fathi Jouini (2013), Louzis, Vouldis and Metaxas(2011), Nkusu (2011). Điều này có thể giải thích bởi việc lãi suất cho vay của các NHTM Việt Nam bị kiểm soát một phần bởi các mệnh lệnh hành chính mà chưa thực sự vận động theo biến động thị trường, cùng với sự biến động nhanh và kém ổn định của tỷ lệ lạm phát trong một nền kinh tế đang phát triển khiến lãi suất thực chưa thực sự phản ánh đúng chi phí thực phải trả của khách hàng khi đi vay.
Mặt khác, Lãi suất tác động đến quyết định của mỗi cá nhân: chi tiêu hay tiết kiệm để đầu tư. Sự thay đổi lãi suất có thể dẫn tới sự thay đổi quyết định của mỗi doanh nghiệp: vay vốn để mở rộng sản xuất hay cho vay tiền để hưởng lãi suất, hoặc đầu tư vào đâu thì có lợi nhất. Thơng qua những quyết định của các cá nhân, doanh nghiệp lãi suất thực ảnh hưởng trực tiếp đến phát triển kinh tế. Khi lãi suất thực thấp đồng nghĩa với chi phí tín dụng thấp, các doanh nghiệp và cá nhân có xu hướng vay nhiều hơn cho việc tiêu dùng hàng hoá và mở rộng sản xuất nếu việc sử dụng nguồn vốn chi phí thấp khơng được hiệu quả và thận trọng rất dễ xảy ra rủi ro một khi nền kinh tế có biến động và tất yếu sẽ làm gia tăng tỷ lệ nợ xấu trong tương lai.
Khả năng sinh lời (ROE) có mối tương quan âm với nợ xấu ở mức ý nghĩa 1%. Khi các yếu tố khác không đổi, nếu ROE tăng lên 1 đơn vị thì NPL giảm xuống 3.85530 đơn vị và ngược lại. Kết luận này phù hợp với giả thuyết H5 tác giả đã nêu và
cũng phù hợp với nghiên cứu của Nir Klein (2013) cho rằng tỷ lệ ROE có tác động ngược chiều đến nợ xấu của ngân hàng.
Chỉ số đo lường mức độ đa dạng hóa (HHI) có mối tương quan âm với nợ xấu ở
mức ý nghĩa 10%. Khi các yếu tố khác khơng đổi, nếu HHI tăng lên 1 đơn vị thì NPL giảm xuống 1.2232 đơn vị và ngược lại. Kết luận này phù hợp với giả thuyết H7 tác giả đã nêu và cũng phù hợp với nghiên cứu của Stefani P.S Rossi và cộng sự (2009) đã cho thấy rằng việc đa dạng hóa danh mục cho vay đã làm giảm tỷ lệ nợ xấu
Ngoài ra, bài nghiên cứu cũng cho thấy tỷ lệ nợ xấu có mối tương quan dương với quy mô ngân hàng và tương quan âm với tốc độ tăng trưởng tín dụng, tuy nhiên hệ số hồi quy lại khơng có ý nghĩa thống kê.
Bài nghiên cứu đã đạt được mục tiêu đề ra ban đầu là cung cấp thêm bằng chứng thực nghiệm về sự tác động của một số nhân tố đến tỷ lệ nợ xấu. Dựa trên các lý thuyết về nợ xấu và các nghiên cứu về các nhân tố tác động đến nợ xấu được thực hiện trước đây trong và ngoài nước, bài nghiên cứu đã cho thấy một số nhân tố tác động đến nợ xấu cũng như xu hướng và mức độ tác động của những nhân tố này.
Xét 7 nhân tố được tác giả đưa vào mơ hình nghiên cứu, kết quả cho thấy có 5 nhân tố có tác động đến nợ xấu của ngân hàng. Theo đó, ba biến vĩ mơ có tác động đến nợ xấu của các NHTM Việt Nam là tốc độ tăng trưởng GDP tác động ngược chiều, tỷ lệ thất nghiệp UN tác động cùng chiều và lãi suất thực RIR tác động ngược chiều; hai biến nhân tố nội tại của ngân hàng có tác động đến nợ xấu là khả năng sinh lời ROE tác động ngược chiều và chỉ số HHI tác động ngược chiều.
Bằng phương pháp ước lượng mơ hình dữ liệu bảng mơ hình phù hợp là: NPL = -3.796125 – 3.855299ROE – 13.85042GDP + 63.31394UN– 3.883357RIR
KẾT LUẬN CHƢƠNG 4
Trong chương 4, dựa trên lý thuyết về nợ xấu và các nghiên cứu trước đây về nợ xấu trong và ngoài nước, tác giả đưa ra một số giả thuyết nghiên cứu kỳ vọng, đồng thời đề xuất mơ hình về sự tác động của các nhân tố vĩ mô và vi mô đến nợ xấu của các NHTMCP Việt Nam.
Bài nghiên cứu sử dụng mơ hình dữ liệu bảng của 20 NHTMCP Việt Nam giai đoạn 2006 – 2015. Nguồn dữ liệu thứ cấp được tác giả thu thập từ cơ sở dữ liệu BankScope và từ báo cáo thường niên của các ngân hàng. Với các số liệu vĩ mô, bài viết sử dụng số liệu tính tốn và thu thập từ các báo cáo thống kê và công bố thông tin của Tổng cục Thống kê Việt Nam; Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và dữ liệu công bố của Quỹ Tiền tệ quốc tế IMF và Ngân hàng thế giới WB cùng giai đoạn.
Tác giả cũng trình bày kết quả nghiên cứu sau khi hồi quy trên bộ dữ liệu đã thu thập được, phân tích kết quả và thực hiện kiểm định để lựa chọn mơ hình phù hợp. Các kết quả nghiên cứu trình bày ở chương 4 cũng là căn cứ để tác giả đề xuất một số giải pháp và kiến nghị ở chương 5.
CHƢƠNG 5: ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP HẠN CHẾ NỢ XẤU TẠI CÁC NHTMCP VIỆT NAM:
5.1. Đề xuất giải pháp đối với các NHTM
5.1.1. Giải pháp gia tăng khả năng sinh lời của ngân hàng
Kết quả nghiên cứu cho thấy, biến khả năng sinh lời ROE có mối tương quan âm với tỷ lệ nợ xấu của ngân hàng, nghĩa là việc gia tăng tỷ lệ ROE sẽ giúp ngân hàng giảm tỷ lệ nợ xấu. Do đó, các NHTM Việt Nam cần có những biện pháp tích cực nhằm gia tăng khả năng sinh lời của ngân hàng, ví dụ như:
- Nâng cao trình độ năng lực chuyên môn của đội ngũ cán bộ ngân hàng, đặc biệt là cán bộ tín dụng và quản lý. Ngồi việc áp dụng các phương thức tuyển dụng tiên tiến để tuyển dụng những nhân viên có kỹ năng làm việc tốt, năng lưc, trình độ chun mơn cao, các ngân hàng cũng phải thường xuyên tổ chức các khóa đào tạo ngắn hạn, dài hạn nhằm bổ sung và cập nhật kiến thức mới cho nhân viên. Đặc biệt, cán bộ tín dụng là những người trực tiếp tiếp xúc và làm việc với khách hàng, họ là người hiểu rõ về khách hàng nhất, vì vậy họ cần được trang bị đầy đủ về kiến thức, kinh nghiệm, đồng thời phải có phẩm chất đạo đức tốt, tinh thần trách nhiệm cao trong cơng việc để có thể kịp thời phát hiện rủi ro trong quá trình cấp tín dụng. Định kỳ các ngân hàng nên tổ chức thi nghiệp vụ cho toàn bộ cán bộ nhân viên để củng cố thêm kiến thức chuyên mơn cũng như khuyến khích cán bộ nhân viên luôn luôn học tập và trau dồi thêm kiếm thức chuyên môn.
- Chú trọng công tác kiểm soát nội bộ, đặc biệt là giám sát chéo giữa các bộ phận thuộc phịng tín dụng nhằm ngăn ngừa việc các cá nhân hoặc nhóm cá nhân vì lới ích riêng mà thực hiện các nghiệp vụ khơng đảm bảo an tồn, dễ dẫn tới nợ xấu cho ngân hàng. Hơn nữa, cần giám sát chặt chẽ việc tuân thủ quy trình cho vay từ khi tiếp nhận hồ sơ của khách hàng đến lúc giải ngân, thực hiện giám sát sau khi cho vay nhằm sớm phát hiện những vấn đề bất ổn của khách hàng và có biện pháp xử lý kịp thời. Đây là những việc cần thực hiện nghiêm túc nhằm giảm bớt rủi ro đạo đức cho các NHTM.
- Đa dạng hóa các nguồn thu nhập của ngân hàng bằng việc đa dạng hóa lĩnh vực hoạt động. Hiện nay thu nhập của các NHTM Việt Nam phần lớn đến từ hoạt động cho vay truyền thống, trong khi đó tại hầu hết các ngân hàng lớn trên thế giới, bên cạnh thu nhập từ hoạt động cho vay thì thu nhập từ hoạt động cung cấp dịch vụ ngân hàng cũng chiếm một tỷ trọng khá cao. Việc đa dạng hóa lĩnh vực hoạt động mở rộng việc cung cấp các dịch vụ ngân hàng sẽ giúp các NHTM Việt Nam tăng thu nhập, đồng thời giúp các ngân hàng bù đắp một phần rủi ro khi cho vay. Để làm được điều đó các ngân hàng cần từng bước hiện đại hóa cơ sở vật chất, nghiên cứu phát triển sản phẩm dịch vụ ngân hàng hiện đại để đáp ứng tốt nhu cầu người sử dụng dịch vụ, cũng như mở rộng bán chéo sản phẩm vừa gia tăng thu nhập cho ngân hàng vừa đáp ứng tốt hơn nhu cầu của khách hàng ví dụ như các sản phẩm bảo hiểm (Bancassurance).
5.1.2: Đa dạng hóa danh mục cho vay:
Kết quả nghiên cứu cho thấy, biến đa dạng hóa của danh mục cho vay có mối tương quan âm với tỷ lệ nợ xấu của ngân hàng, nghĩa là việc đa dạng hóa danh mục cho vay sẽ làm giảm tỷ lệ nợ xấu. Do đó, các NHTM Việt Nam cần có chính sách tín dụng phù hợp nhằm đa dạng hóa danh mục cho vay.
Ngân hàng cần chia nguồn lực của mình vào nhiều ngành nghề lĩnh vực khác nhau, nhiều loại hình đầu tư tín dụng, cũng như trên những địa bàn khác khau. Điều này vừa mở rộng mức độ nhận diện thương hiệu và phạm vi hoạt động của ngân hàng, vừa đạt được mục đích phân tán rủi ro tín dụng. Để thực hiện được điều này các ngân hàng cần hoạch định một số chiến lược kinh doanh thích hợp như:
+ Cho vay trên nhiều lĩnh vực ngành nghề kinh tế khác nhau tránh được sự cạnh tranh trong thị phần và tránh gặp phải rủi ro do từ nhungẽ thay đổi chính sách của Nhà nước với mục đích khuyến khích hay hạn chế hoạt động của một số ngành nghề nhất định trong kế hoạch cơ cấu lại nền kinh tế.
+ Đầu tư vào nhiều nhiều loại hàng hóa, loại hình sản xuất kinh doanh khác nhau, tránh tập trung tín dụng vào một số loại sản phẩm nhất định, đặc biệt là những loại sản phẩm khơng được Nhà nước khuyến khích.
+ Tránh cho vay quá nhiều đối với một khách hàng, luôn đảm bảo một tỷ lệ cho vay nhất định để tránh rủi ro đạo đức do tâm lý ỉ lại hoặc những rủi ro bất ngờ dẫn đến khách hàng không trả được nợ. Hiện nay, ngân hàng Nhà nước cũng đã ban hàng quy chế cho vay theo QĐ số 1627/2001/QĐ-NHNN trong đó có nêu rõ “Tổng dư nợ cho vay đối với một khách hàng khơng được vượt q 15% vốn tự có của tổ chức tín dụng, trừ trường hợp đối với những khoản cho vay từ các nguồn vốn uỷ thác của Chính phủ, của các tổ chức và cá nhân. Trường hợp nhu cầu vốn của một khách hàng vượt quá 15% vốn tự có cuả tổ chức tín dụng hoặc khách hàng có nhu cầu huy động vốn từ nhiều nguồn thì các tổ chức tín dụng cho vay hợp vốn theo quy định của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam”
+ Đa dạng hóa kỳ hạn đảm bảo sự cân đối trong kỳ hạn của danh mục cho vay cho vay giũa cho vay ngắn hạn, trung hạn, dài hạn, đảm bảo sự phát triển bền vững ổn định thanh khoản và tránh rủi ro tín dụng do sự thay đổi lãi suất thị trường.
Biện pháp đa dạng hóa danh mục cho vay có ưu điểm là giúp ngân hàng chủ động trong việc phân tán rủi ro tín dụng, tuy nhiên việc đa dạng hóa danh mục quá mức sẽ làm cho công tác quản lý trở nên khó khăn, tốn nguồn lực trong việc điều tra, thẩm định, phân tích, đánh giá khách hàng, làm tăng chi phí…và làm giảm cơ hội tối đa hóa lợi nhuận của ngân hàng vì vậy trong từng thời kỳ nhà quản lý ngân hàng cần có những phân tích đánh giá cũng như dự báo tình hình kinh tế để có hướng xây dựng một danh mục cho vay hiệu quả, giảm thiểu tối đa rủi ro tín dụng nhưng vẫn đảm bảo mục tiêu lợi nhuận.
Về mặt tổ chức, để đảm bảo quyết định tính dụng được chặt chẽ, mơ hình tổ chức của hoạt động quản lý tín dụng cần có sự tách biệt giữa 3 bộ phận: Bộ phận kinh doanh, bộ phận quản lý rủi ro và bộ phận quản lý nợ. Đồng thời thiết lập bộ phận quản lý danh mục cho vay riêng biệt nhằm mục đích: xây dựng đối tượng khách hàng và thị trường mục tiêu cũng như mức độ rủi ro có thể chấp nhận của ngân hàng trong từng thời kỳ, nhận diện các loại rủi ro bao gồm rủi ro hiện có và rủi ro tiềm tàng trong các sản phẩm tín dụng và kết cấu danh mục cho vay để ngân hàng có thể đánh giá và xây dựng danh mục cho vay hợp lý, thường xuyên giám sát, phân tích tổng thể danh mục cho vay và phát hiện kịp thời tình trạng tập trung tín dụng để giảm thiểu tối đa khả năng dẫn đến nợ xấu.
5.2. Kiến nghị đối với Chính phủ và Ngân hàng Nhà nƣớc
5.2.1. Thực hiện chính sách tài khóa và chính sách tiền tệ thích hợp nhằm mục tiêu tăng trưởng kinh tế, giảm tỷ lệ thất nghiệp, hạn chế nợ xấu. tăng trưởng kinh tế, giảm tỷ lệ thất nghiệp, hạn chế nợ xấu.
Nợ xấu không chỉ tác động đến hoạt động kinh doanh của ngân hàng mà còn ảnh hưởng xấu đến khả năng tăng trưởng của nền kinh tế. Do đó, việc ngăn ngừa và hạn chế nợ xấu khơng chỉ là của riêng mỗi NHTM mà là vấn đề mà Chính phủ cần quan tâm.
Kết quả nghiên cứu của tác giả cho thấy tốc độ tăng trưởng GDP có mối tương quan âm với tỷ lệ nợ xấu, cịn tỷ lệ thất nghiệp UN lại có tương quan dương. Điều này có nghĩa là nhân tố kinh tế vĩ mơ có ảnh hưởng khơng nhỏ đến rủi ro tín dụng của ngân hàng. Điều này được thể hiện rõ khi nền kinh tế lâm vào tình trạng khủng hoảng năm 2008, Việt Nam là một trong số các quốc gia có ảnh hưởng khi nhiều doanh nghiệp rơi vào tình trạng kiệt quệ, phá sản, khiến nợ xấu của các ngân hàng trong giai đoạn này gia tăng cao. Vì vậy, Chính phủ cũng như NHNN cần chú trọng hơn đến quản lý nợ xấu của các ngân hàng, sử dụng linh hoạt các cơng cụ của chính sách tiền tệ và chính sách tài khóa để điều tiết nền kinh tế một cách hiệu quả. Nền kinh tế tăng trưởng ổn