Chƣơng 1 : GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI
4.1 Mơ hình nghiên cứu
4.1.1. Xây dựng các giả thuyết nghiên cứu
Với phần lược khảo các nghiên cứu thực nghiệm trước đây tại mục 2.2, bài luận văn sẽ tiếp cận các nhân tố tác động đến nợ xấu của NHTM theo hướng có hai nhóm nhân tố: nhóm các nhân tố vĩ mơ của nền kinh tế và nhóm các nhân tố nội tại của ngân hàng. Cụ thể, nhóm các nhân tố vĩ mơ của nền kinh tế, tác giả lựa chọn nhân tố “tăng trưởng GDP”, “tỷ lệ thất nghiệp”, “lãi suất thực”, “tỷ lệ lạm phát”; nhóm các nhân tố nội tại của ngân hàng, tác giả lựa chọn nhóm các nhân tố “quy mơ ngân hàng”, “hiệu quả hoạt động”, “tăng trưởng tín dụng” “mức độ đa dạng hóa danh mục cho vay”.
4.1.1.1. Giả thuyết về tăng trưởng GDP:
Nghiên cứu của Louzis và cộng sự (2011) đưa ra lý thuyết: khi nền kinh tế đang trong giai đoạn tăng trưởng cao thì tỷ lệ nợ xấu sẽ thấp do khách hàng có thu nhập để thanh toán các khoản nợ ngân hàng. Nếu nền kinh tế tiếp tục tăng trưởng, hoạt động tín dụng ngày càng được mở rộng. Sự tăng trưởng nhanh chóng của hoạt động tín dụng làm cho chất lượng tín dụng khơng được đảm bảo do các ngân hàng chạy theo mục tiêu lợi nhuận mà cho vay các khách hàng dưới chuẩn. Vì vậy, khi nền kinh tế rơi vào trạng thái suy thối, các ngân hàng khơng thu hồi được các khoản nợ đến hạn, dẫn đến nợ xấu tăng cao.
Tuy nhiên, Inekwe Murumba (2013) lại cho thấy mối tương quan dương giữa tăng trưởng GDP và nợ xấu.
Trong bài nghiên cứu này, tác giả kỳ vọng khi nền kinh tế tăng trưởng tốt, kết quả kinh doanh của khách hàng thuận lợi sẽ làm tăng khả năng trả nợ cho ngân hàng, do đó nợ xấu của ngân hàng sẽ giảm.
4.1.1.2. Giả thuyết về tỷ lệ thất nghiệp:
Theo Filip (2015), khi thất nghiệp xảy ra, thu nhập của người đi vay sẽ giảm, do đó khả năng hồn trả nợ gốc cũng như lãi vay của họ sẽ giảm, điều này dẫn đến tỷ lệ nợ xấu của ngân hàng sẽ tăng lên.
Theo kỳ vọng của tác giả, khi nền kinh tế có tỷ lệ thất nghiệp cao sẽ làm gia tăng nợ xấu do khả năng trả nợ của khách hàng bị suy giảm.
Giả thuyết H2: Tỷ lệ thất nghiệp có mối tƣơng quan dƣơng với tỷ lệ nợ xấu.
4.1.1.3. Giả thuyết về lãi suất thực:
Nghiên cứu của Ahlem Selma Messai và Fathi Jouini (2013) cho rằng khi ngân hàng tăng lãi suất thực cho vay sẽ lập tức dẫn đến sự gia tăng nợ xấu, đặc biệt là các khoản vay với lãi suất thả nổi, do sự suy giảm khả năng trả nợ của khách hàng đi vay.
Theo kỳ vọng của tác giả, lãi suất tăng sẽ làm giảm khả năng trả nợ của khách hàng, dẫn đến sự gia tăng tỷ lệ nợ xấu của ngân hàng.
Giả thuyết H3: Lãi suất thực có mối tƣơng quan dƣơng với tỷ lệ nợ xấu.
4.1.1.4. Giả thuyết về quy mô ngân hàng:
Theo Hu và cộng sự (2004), các ngân hàng có quy mơ lớn sẽ có nhiều nguồn lực hơn trong việc đánh giá và xử lý các khoản nợ. Điều này giúp cải thiện chất lượng các khoản cho vay và do đó sẽ giúp làm giảm nợ xấu cho ngân hàng. Ngược lại, những ngân hàng nhỏ do thiếu khả năng cạnh tranh trên thị trường cho vay, do đó điều kiện cho vay của những ngân hàng này thường dễ dàng hơn, vì vậy chất lượng các khoản vay cũng sẽ thấp hơn. Hơn nữa, những ngân hàng nhỏ thường thiếu nguồn lực đầu tư cho việc đánh giá, phân loại khách hàng, do đó rủi ro trong hoạt động tín dụng của chúng càng cao hơn so với các ngân hàng lớn.
Tuy nhiên, nghiên cứu của Dash và Kabra (2010) lại tìm thấy mối tương quan dương giữa quy mô ngân hàng và tỷ lệ nợ xấu.
Theo kỳ vọng của tác giả, ngân hàng có quy mơ lớn thì tỷ lệ nợ xấu càng cao. Do những ngân hàng lớn thường có tâm lý ỷ lại vào vị thế “too big too fail”. Sự ỷ lại này khiến các ngân hàng lớn tham gia các hoạt động rủi ro, dẫn đến nguy cơ nợ xấu ngày càng tăng lên. Và thêm vào đó, trình độ quản lý khơng theo kịp sự phát triển về quy mô dẫn đến khơng kiểm sốt được rủi ro và gia tăng nợ xấu.
Giả thuyết H4: Quy mơ ngân hàng có mối tƣơng quan dƣơng với tỷ lệ nợ xấu.
4.1.1.5. Giả thuyết về hiệu quả hoạt động:
Trong điều kiện các yếu tố khác khơng đổi, ngân hàng có khả năng sinh lời cao thì tỷ lệ nợ xấu cũng cao. Giả thuyết này được suy luận rằng các nhà quản trị ngân hàng đã áp dụng một chính sách tín dụng nới lỏng để tăng thu nhập ở hiện tại, nhưng có thể dẫn đến sự gia tăng tỷ lệ nợ xấu trong tương lai.
Nghiên cứu Ahlem Selma Messai và Fathi Jouini (2013) đã cung cấp thêm bằng chứng thực nghiệm cho thấy mối quan hệ ngược chiều giữa ROA và tỷ lệ nợ xấu. Các tác giả cho rằng ngân hàng có khả năng sinh lời cao sẽ ít có động cơ tham gia vào các hoạt động cho vay với rủi ro cao. Ngược lại, những ngân hàng hoạt động kém hiệu quả sẽ cố gắng sinh lời bằng việc cấp các khoản tín dụng khơng đạt chuẩn, do đó tại các ngân hàng này dễ dàng nảy sinh các khoản nợ xấu hơn.
Trong bài nghiên cứu này, tác giả kỳ vọng ngân hàng có khả năng sinh lời cao sẽ có một tỷ lệ nợ xấu thấp và ngược lại.
Giả thuyết H5: Hiệu quả hoạt động có mối tƣơng quan âm với tỷ lệ nợ xấu.
4.1.1.6. Giải thuyết về tăng trưởng tín dụng:
Nghiên cứu của Ahmad và Bashir (2013) tại Pakistan cho thấy tăng trưởng tín dụng tác động tiêu cực đến chất lượng tín dụng, với một Tốc độ tăng trưởng tín dụng cao làm tăng tỷ lệ nợ xấu của ngân hàng ngay trong năm nghiên cứu. Điều này có thể được giải thích rằng khi nền kinh tế đang trong giai đoạn tăng trưởng, các ngân hàng sẽ cho vay nhiều hơn thậm chí là các khoản vay chất lượng thấp, dẫn đến tốc độ tăng
trưởng tín dụng tăng cao. Đến khi nền kinh tế suy thối, người đi vay sẽ khơng có đủ thu nhập để hồn trả các khoản nợ gốc và lãi vay cho ngân hàng, dẫn đến gia tăng nợ xấu.
Với bài nghiên cứu này, tác giả kỳ vọng sẽ tìm thấy bằng chứng thực nghiệm về mối quan hệ cùng chiều giữa tốc độ tăng trưởng tín dụng và tỷ lệ nợ xấu.
Giả thuyết H6: Tăng trƣởng tín dụng có mối tƣơng quan dƣơng với tỷ lệ nợ xấu.
4.1.1.7 Giả thuyết “Mức độ đa dạng hóa danh mục cho vay”
Theo lý thuyết về mức độ đa dạng hóa và phân tán rủi ro phân bổ tiền vào nhiều loại đầu tư khác nhau. Khi một lĩnh vực đầu tư bị sụt giảm và lĩnh vực khác tăng trưởng thì việc lựa chọn đa dạng hố trong hoạt động tín dụng sẽ giúp ngân hàng giảm thiểu rủi ro. Đa dạng hóa danh mục tín dụng khơng chỉ giảm thiểu các rủi ro nợ xấu mà đồng thời cịn tăng cơ hội có thêm lợi nhuận cho các ngân hàng. Vì vậy tác giả kỳ vọng việc đa dạng hóa danh mục cho vay sẽ có tác động ngược chiều với tỷ lệ nợ xấu.
Giải thiết H7: Đa dạng hóa danh mục cho vay có mối tƣơng quan âm với tỷ lệ nợ xấu.