Thảo luận kết quả nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các nhân tố tác động đến nợ xấu tại các ngân hàng thương mại cổ phần việt nam 002 (Trang 68 - 72)

Chƣơng 1 : GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI

4.3 Kết quả nghiên cứu

4.3.4. Thảo luận kết quả nghiên cứu

Từ kết quả hồi quy theo ba mơ hình Pools OLS, FEM và REM cùng các kiểm định để lựa chọn mơ hình phù hợp, tác giả nhận thấy:

Tốc độ tăng trưởng GDP có mối tương quan âm với nợ xấu ở mức ý nghĩa 1%. Khi các yếu tố khác không đổi, tốc độ tăng trưởng GDP tăng 1 đơn vị, tỷ lệ nợ xấu NPL của ngân hàng sẽ giảm xuống 3,8553 đơn vị. Điều này phù hợp với giả thuyết H1 mà tác giả đưa ra và cũng phù hợp với các nghiên cứu của Messai và Jouini (2013).

Bruna Skarica (2013), Louzis, Vouldis và Metaxas (2011), Bofondi và Ropele (2011), Dash và Kabra (2010). Khi nền kinh tế tăng trưởng tốt, các doanh nghiệp hoạt động có hiệu quả, vì vậy khả năng thanh toán các khoản nợ đến hạn của họ sẽ tăng lên, tỷ lệ nợ xấu của ngân hàng sẽ giảm xuống.

Tỷ lệ thất nghiệp (UN) có mối tương quan dương với tỷ lệ nợ xấu NPL ở mức ý

nghĩa 1%. Khi các yếu tố khác không đổi, tỷ lệ thất nghiệp tăng lên 1 đơn vị sẽ làm nợ xấu tăng lên 63.31394 đơn vị. Kết quả này phù hợp với giả thuyết H2 của tác giả và cũng cùng kết quả với các nghiên cứu của Ahlem Selma Messai và Fathi Jouini (2013), Louzis, Vouldis and Metaxas (2011), Bofondi và Ropele (2011).

Lãi suất thực (RIR) có mối tương quan âm với tỷ lệ nợ xấu ở mức ý nghĩa 1%. Khi các yếu tố khác không đổi, lãi suất thực RIR tăng 1 đơn vị sẽ làm giảm tỷ lệ nợ xấu NPL 3,88336 đơn vị. Điều này ngược lại với giả thuyết H3 mà tác giả đã nêu cũng như ngược lại với các nghiên cứu trước đó của Ahlem Selma Messai và Fathi Jouini (2013), Louzis, Vouldis and Metaxas(2011), Nkusu (2011). Điều này có thể giải thích bởi việc lãi suất cho vay của các NHTM Việt Nam bị kiểm sốt một phần bởi các mệnh lệnh hành chính mà chưa thực sự vận động theo biến động thị trường, cùng với sự biến động nhanh và kém ổn định của tỷ lệ lạm phát trong một nền kinh tế đang phát triển khiến lãi suất thực chưa thực sự phản ánh đúng chi phí thực phải trả của khách hàng khi đi vay.

Mặt khác, Lãi suất tác động đến quyết định của mỗi cá nhân: chi tiêu hay tiết kiệm để đầu tư. Sự thay đổi lãi suất có thể dẫn tới sự thay đổi quyết định của mỗi doanh nghiệp: vay vốn để mở rộng sản xuất hay cho vay tiền để hưởng lãi suất, hoặc đầu tư vào đâu thì có lợi nhất. Thơng qua những quyết định của các cá nhân, doanh nghiệp lãi suất thực ảnh hưởng trực tiếp đến phát triển kinh tế. Khi lãi suất thực thấp đồng nghĩa với chi phí tín dụng thấp, các doanh nghiệp và cá nhân có xu hướng vay nhiều hơn cho việc tiêu dùng hàng hoá và mở rộng sản xuất nếu việc sử dụng nguồn vốn chi phí thấp khơng được hiệu quả và thận trọng rất dễ xảy ra rủi ro một khi nền kinh tế có biến động và tất yếu sẽ làm gia tăng tỷ lệ nợ xấu trong tương lai.

Khả năng sinh lời (ROE) có mối tương quan âm với nợ xấu ở mức ý nghĩa 1%. Khi các yếu tố khác không đổi, nếu ROE tăng lên 1 đơn vị thì NPL giảm xuống 3.85530 đơn vị và ngược lại. Kết luận này phù hợp với giả thuyết H5 tác giả đã nêu và

cũng phù hợp với nghiên cứu của Nir Klein (2013) cho rằng tỷ lệ ROE có tác động ngược chiều đến nợ xấu của ngân hàng.

Chỉ số đo lường mức độ đa dạng hóa (HHI) có mối tương quan âm với nợ xấu ở

mức ý nghĩa 10%. Khi các yếu tố khác không đổi, nếu HHI tăng lên 1 đơn vị thì NPL giảm xuống 1.2232 đơn vị và ngược lại. Kết luận này phù hợp với giả thuyết H7 tác giả đã nêu và cũng phù hợp với nghiên cứu của Stefani P.S Rossi và cộng sự (2009) đã cho thấy rằng việc đa dạng hóa danh mục cho vay đã làm giảm tỷ lệ nợ xấu

Ngoài ra, bài nghiên cứu cũng cho thấy tỷ lệ nợ xấu có mối tương quan dương với quy mô ngân hàng và tương quan âm với tốc độ tăng trưởng tín dụng, tuy nhiên hệ số hồi quy lại khơng có ý nghĩa thống kê.

Bài nghiên cứu đã đạt được mục tiêu đề ra ban đầu là cung cấp thêm bằng chứng thực nghiệm về sự tác động của một số nhân tố đến tỷ lệ nợ xấu. Dựa trên các lý thuyết về nợ xấu và các nghiên cứu về các nhân tố tác động đến nợ xấu được thực hiện trước đây trong và ngoài nước, bài nghiên cứu đã cho thấy một số nhân tố tác động đến nợ xấu cũng như xu hướng và mức độ tác động của những nhân tố này.

Xét 7 nhân tố được tác giả đưa vào mơ hình nghiên cứu, kết quả cho thấy có 5 nhân tố có tác động đến nợ xấu của ngân hàng. Theo đó, ba biến vĩ mơ có tác động đến nợ xấu của các NHTM Việt Nam là tốc độ tăng trưởng GDP tác động ngược chiều, tỷ lệ thất nghiệp UN tác động cùng chiều và lãi suất thực RIR tác động ngược chiều; hai biến nhân tố nội tại của ngân hàng có tác động đến nợ xấu là khả năng sinh lời ROE tác động ngược chiều và chỉ số HHI tác động ngược chiều.

Bằng phương pháp ước lượng mơ hình dữ liệu bảng mơ hình phù hợp là: NPL = -3.796125 – 3.855299ROE – 13.85042GDP + 63.31394UN– 3.883357RIR

KẾT LUẬN CHƢƠNG 4

Trong chương 4, dựa trên lý thuyết về nợ xấu và các nghiên cứu trước đây về nợ xấu trong và ngoài nước, tác giả đưa ra một số giả thuyết nghiên cứu kỳ vọng, đồng thời đề xuất mơ hình về sự tác động của các nhân tố vĩ mô và vi mô đến nợ xấu của các NHTMCP Việt Nam.

Bài nghiên cứu sử dụng mơ hình dữ liệu bảng của 20 NHTMCP Việt Nam giai đoạn 2006 – 2015. Nguồn dữ liệu thứ cấp được tác giả thu thập từ cơ sở dữ liệu BankScope và từ báo cáo thường niên của các ngân hàng. Với các số liệu vĩ mô, bài viết sử dụng số liệu tính tốn và thu thập từ các báo cáo thống kê và công bố thông tin của Tổng cục Thống kê Việt Nam; Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và dữ liệu công bố của Quỹ Tiền tệ quốc tế IMF và Ngân hàng thế giới WB cùng giai đoạn.

Tác giả cũng trình bày kết quả nghiên cứu sau khi hồi quy trên bộ dữ liệu đã thu thập được, phân tích kết quả và thực hiện kiểm định để lựa chọn mơ hình phù hợp. Các kết quả nghiên cứu trình bày ở chương 4 cũng là căn cứ để tác giả đề xuất một số giải pháp và kiến nghị ở chương 5.

CHƢƠNG 5: ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP HẠN CHẾ NỢ XẤU TẠI CÁC NHTMCP VIỆT NAM:

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các nhân tố tác động đến nợ xấu tại các ngân hàng thương mại cổ phần việt nam 002 (Trang 68 - 72)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(113 trang)