Chƣơng 3 : PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.2. Nghiên cứu định tính
3.2.1. Thiết kế nghiên cứu định tính
Trước đây, các nghiên cứu được thực hiện ở nhiều vùng lãnh thổ và nhiều lĩnh vực khác nhau. Điều kiện tự nhiên, kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội của mỗi quốc gia, mỗi lĩnh vực đều có những đặc trưng riêng vì vậy mà các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi chia sẻ tri thức cũng khác nhau. Do đó, nội dung đề tài là cần nghiên cứu cụ thể đối với cán bộ, công chức trên địa bàn huyện Cái Nước, tỉnh Cà Mau. Mục tiêu của nghiên cứu định tính là điều chỉnh thang đo cho phù hợp với các tổ chức khu vực công và hoạt động của cán bộ, công chức trên địa bàn huyện Cái Nước.
Việc điều chỉnh thang đo được thực hiện thơng qua thảo luận với 02 nhóm. Nhóm (01) gồm 07 cán bộ lãnh đạo quản lý; nhóm (02) gồm 08 cơng chức đang làm việc tại các cơ quan, đơn vị trên địa bàn huyện Cái Nước (Phụ lục 2). Nội dung thảo luận (Phụ lục 3). Trong quá trình thảo luận tác giả đã ghi nhận những ý kiến đóng góp của cán bộ, cơng chức về vấn đề chia sẻ tri thức và các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi chia sẻ tri thức của cán bộ, công chức trên địa bàn huyện Cái Nước theo phương pháp phân tích, đánh giá, suy luận. Các ý kiến thu nhận được trong quá trình thảo luận giúp tác giả điều chỉnh cho phù hợp với đặc điểm công việc của cán bộ, công chức tại huyện Cái Nước. Tiếp theo, tác giả tiến hành phỏng vấn thử và tham khảo ý kiến của 20 cán bộ công chức khác đang làm việc tại các cơ quan, đơn vị trên địa bàn huyện Cái Nước để xác định những nội dung, từ ngữ dễ bị hiểu nhầm và tiến hành điều chỉnh bảng câu hỏi khảo sát cho rõ nghĩa hơn.
3.2.2. Kết quả nghiên cứu định tính
Kết quả nghiên cứu định tính cho thấy, tất cả các thành viên tham gia thảo luận nhóm đều thống nhất cao với 05 yếu tố trong mơ hình đề xuất được xếp theo thứ tự là: (1) Giao tiếp, (2) Sự tin tưởng, (3) Lãnh đạo, (4) Định hướng học hỏi, (5) Công nghệ thơng tin đều có ảnh hưởng đến hành vi chia sẻ tri thức của cán bộ, công
chức trên địa bàn huyện Cái Nước. Các thang đo được kế thừa từ kết quả nghiên cứu của các tác giả Al-Alawi và cộng sự (2007); Seba và cộng sự (2012); Radwan Kharabsheh và cộng sự (2012). Một số biến đo lường có được từ cuộc phỏng vấn sẽ được tác giả bổ sung, loại bỏ và sửa đổi trong bảng câu hỏi khảo sát cho phù hợp với đặc điểm của đối tượng là cán bộ, cơng chức.
Tổng cộng có 22 thang đo được sử dụng trong nghiên cứu (Phụ lục 4). Kết quả nghiên cứu định tính điều chỉnh các thang đo như sau:
Thang đo Giao tiếp: Được kế thừa từ thang đo giao tiếp của Al-Alawi và
cộng sự (2007), đây là thang đo được Al-Alawi và cộng sự (2007) chỉ ra là yếu tố có ảnh hưởng đến sự thành công của việc chia sẻ tri thức của nhân viên trong các tổ chức ở khu vực cơng và tư nên có thể kế thừa và điều chỉnh làm thang đo yếu tố Giao tiếp cho cán bộ cơng chức. Thang đo có 03 biến, qua thảo luận nhóm cho rằng cần loại bỏ và điều chỉnh một số từ ngữ để biến quan sát súc tích, dễ hiểu và rõ nghĩa hơn, đồng thời bổ sung thêm các biến mới cụ thể như sau:
Biến “Đồng nghiệp tại nơi tôi làm việc thường xuyên đối thoại trực tiếp với
nhau”, nhóm thảo luận cho rằng trao đổi trực tiếp là cách chia sẻ tri thức nhanh và
hiệu quả nhất; thực tế khi cán bộ công chức gặp khó khăn trong cơng việc thì có thể trao đổi trực tiếp với đồng nghiệp để được hỗ trợ và giải quyết cơng việc một cách nhanh chóng nên Biến được điều chỉnh thành: Cán bộ, công chức tại nơi tôi làm việc thường xuyên trao đổi trực tiếp với nhau.
Biến “Thảo luận và cộng tác làm việc theo nhóm làm tăng cường sự giao
tiếp giữa các đồng nghiệp” được điều chỉnh thành: Thảo luận và phối hợp trong công việc sẽ thúc đẩy mối giao tiếp giữa các cán bộ, cơng chức. Vì nhóm thảo luận cho rằng, trong thực tế thảo luận và phối hợp trong công việc sẽ làm cho cán bộ cơng chức thêm gần gũi và gắn bó, từ đó cải thiện mối quan hệ giao tiếp.
Qua thảo luận nhóm cùng nhận định, khi mối quan hệ giữa cán bộ công chức càng thân thiết thì sự giao tiếp diễn ra càng nhiều, họ càng dễ dàng chia sẻ tri thức với nhau vì thế nên bổ sung Biến: “Cán bộ, cơng chức tại nơi tơi làm việc có
Thang đo Giao tiếp sau khi thảo luận nhóm có 03 biến quan sát được mã hóa ký hiệu như sau:
Bảng 3.1: Thang đo Giao tiếp
Nguồn: Kết quả nghiên cứu định tính của tác giả
Thang đo Sự tin tƣởng Được kế thừa từ thang đo của Seba và cộng sự (2012). Seba và cộng sự (2012) đã kết luận là yếu tố có ảnh hưởng đến hành vi chia sẻ tri thức cả trong khu vực công và khu vực tư, đồng thời ảnh hưởng đến việc chia sẻ tri thức trong lực lượng cảnh sát Dubai nên có thể lấy làm thang đo trong đề tài nghiên cứu của tác giả. Thang đo có 04 biến, sau khi thảo luận nhóm cho rằng cần loại bỏ và điều chỉnh một số từ ngữ để biến quan sát súc tích, dễ hiểu và rõ nghĩa hơn, đồng thời bổ sung thêm biến quan sát cụ thể như sau:
Biến: “Tôi biết các đồng nghiệp của tôi sẽ luôn cố gắng và giúp đỡ tôi nêu
tôi muốn biết điều gì đó”, nhóm thảo luận cho rằng, ngữ nghĩa của biến này còn
chung chung, và thực tế cán bộ công chức luôn tin tưởng ở các đồng nghiệp của mình sẽ sẵn sàng hỗ trợ và giúp đở họ khi họ cần và thực tế đã chứng minh, mỗi khi gặp khó khăn trong cơng việc cần sự giúp đở thì các đồng nghiệp của họ ln sẵn lịng, vì vậy Biến được điều chỉnh thành: Tôi tin rằng các đồng nghiệp của tôi sẽ giúp đỡ tôi khi tôi cần.
Biến: “Tôi thấy thoải mái khi nói chuyện với đồng nghiệp về kiến thức cá
nhân của tôi”, thảo luận nhóm cùng cho rằng, đối với đồng nghiệp họ luôn tin tưởng và dễ dàng chia sẻ sự hiểu biết với nhau nên Biến được điều chỉnh thành: Tơi thấy thoải mái khi nói chuyện, chia sẻ với đồng nghiệp về kiến thức mà tơi có.
Ký hiệu mã hóa Biến quan sát
OC1 Cán bộ, công chức tại nơi tôi làm việc thường xuyên trao đổi trực tiếp với nhau
OC2 Thảo luận nhóm và phối hợp trong công việc làm tăng cường khả năng giao tiếp giữa các cán bộ, công chức
OC3 Cán bộ, công chức tại nơi tơi làm việc có mối quan hệ thân thiết với nhau
Trong q trình thảo luận, nhóm cùng nhận định sự tin tưởng giữa các cán bộ công chức trong cơ quan là cơ sở để họ chia sẻ tri thức với nhau nên bổ sung Biến: “Cán bộ, công chức trong cơ quan tôi luôn tin tưởng với nhau”.
Qua thảo luận và thực tế cho thấy khi chia sẻ tri thức với đồng nghiệp cán bộ công chức khơng hề bị tổn hại mà cịn có lợi cho cơng việc cơ quan và công việc của các cá nhân nên bổ sung Biến: “Tơi tin rằng mình khơng bị tổn hại khi chia sẻ tri thức với đồng nghiệp”. Thang đo Sự tin tưởng sau khi thảo luận nhóm có 04 biến quan sát được ký hiệu và mã hóa như sau:
Bảng 3.2: Thang đo Sự tin tưởng Ký hiệu mã Ký hiệu mã
hóa Biến quan sát
TR1 Tôi tin rằng các đồng nghiệp của tôi sẽ giúp đỡ tôi khi tôi cần TR2 Tơi thấy thoải mái khi nói chuyện, chia sẻ với đồng nghiệp về kiến
thức mà tơi có
TR3 Cán bộ, công chức trong cơ quan tôi luôn tin tưởng với nhau TR4 Tơi tin rằng mình khơng bị tổn hại khi chia sẻ tri thức với đồng nghiệp
Nguồn: Kết quả nghiên cứu định tính của tác giả
Thang đo Lãnh đạo: Giống như thang đo sự tin tưởng, thanh đo yếu tố Lãnh đạo được kế thừa từ thang đo của Seba và cộng sự (2012) có ảnh hưởng đến hành vi chia sẻ tri thức cả trong khu vực công, khu vực tư và cả trong lực lượng cảnh sát Dubai nên có cơ sở kế thừa làm thang đo trong đề tài nghiên cứu này. Thang đo gồm 05 biến quan sát sau khi thảo luận nhóm cho rằng cần loại bỏ và điều chỉnh một số từ ngữ để biến quan sát súc tích, dễ hiểu và rõ nghĩa hơn, đồng thời bổ sung thêm biến quan sát cụ thể như sau:
Biến “Người quản lý của tôi luôn là một tấm gương sáng trong việc chia sẻ
tri thức của mình với người khác” trong thảo luận, nhóm cùng cho rằng, lãnh đạo có ảnh hưởng rất lớn đến thái độ và hành động của cán bộ công chức và trong thực tế họ ln học tập lãnh đạo của mình và noi theo lãnh đạo của mình để trong chia sẻ cơng việc và kiến thức với mọi người, vì thế Biến được điều chỉnh thành: Lãnh đạo của tôi luôn là một tấm gương sáng trong việc chia sẻ tri thức của mình với người khác.
Biến “Người quản lý của tôi hướng dẫn chúng tôi cách chia sẻ tri thức cá
nhân của chúng tôi trong cơ quan”, nhóm thảo luận cùng nhận định, chia sẻ tri thức
giữa các cá nhân trong cơ quan là việc rất cần thiết, lãnh đạo của họ luôn ủng hộ và tạo điều kiện cho các cá nhân trong tổ chức hướng dẫn và chia sẻ công việc cho nhau cho nên Biến được chỉnh sửa thành: Lãnh đạo khuyến khích chúng tôi cách chia sẻ tri thức cá nhân trong cơ quan.
Biến“Người quản lý của tôi không quan tâm đến tri thức của tơi và khơng
khuyến khích tơi chia sẻ tri thức với các đồng nghiệp khác” được chỉnh sửa thành:
Lãnh đạo của tôi quan tâm đến tri thức của tơi và khuyến khích tơi chia sẻ tri thức với các đồng nghiệp khác. Trong quá trình thảo luận và qua thực tế nhóm đánh giá rằng lãnh đạo luôn quan tâm đánh giá kiến thức và năng lực công tác của từng cán bộ, thơng q đó lãnh đạo hướng dẫn từng cán bộ công chức nên học tập thêm những gì ở ai và yêu cầu cán bộ công chức chia sẻ với người khác những công việc mình đã làm tốt.
Nhóm thảo luận nhận định chỉ khi lãnh đạo nhìn nhận vai trị của chia sẻ tri thức sẽ nâng cao hiệu quả hoạt động của cơ quan khi đó lãnh đạo mới quan tâm và tạo điều kiện cho cán bộ công chức chia sẻ tri thức nên bổ sung Biến “Lãnh đạo cho rằng chia sẻ tri thức sẽ nâng cao hiệu quả hoạt động của cơ quan”.
Sau thảo luận thang đo Lãnh đạo có 04 biến được mã hóa và ký hiệu như sau:
Bảng 3.3: Thang đo Lãnh đạo
Ký hiệu mã hóa Biến quan sát
EL1 Lãnh đạo của tôi luôn là một tấm gương sáng trong việc chia sẻ tri thức của mình với người khác
EL2 Lãnh đạo khuyến khích chúng tơi cách chia sẻ tri thức cá nhân trong cơ quan
EL3 Lãnh đạo của tôi quan tâm đến tri thức của tơi và khuyến khích tơi chia sẻ tri thức với các đồng nghiệp khác
EL4 Lãnh đạo cho rằng chia sẻ tri thức sẽ nâng cao hiệu quả hoạt động của cơ quan
Nguồn: Kết quả nghiên cứu định tính của tác giả
Định hướng học hỏi có ảnh hưởng đến hành vi chia sẻ tri thức giữa các nhân viên trong tổ chức nên có thế kế thừa làm thang đo nghiên cứu của tác giả. Thang đo có 04 biến, qua thảo luận nhóm cho rằng cần điều chỉnh một số từ ngữ để biến quan sát súc tích, dễ hiểu và rõ nghĩa hơn cụ thể như sau:
Biến “Học tập trong công ty của chúng tôi được coi là một việc làm quan trọng cần thiết để đảm bảo sự tồn tại của tổ chức” được chỉnh sửa thành: Học tập là
việc làm cần thiết để đảm bảo sự tồn tại và phát triển của tổ chức. Qua thảo luận nhóm và thực tế cho thấy, tổ chức muốn tồn tại và phát triển thì cần thiết phải thường xuyên học tập để theo kịp sự phát triển chung của xã hội, thâm chí để phát triển mạnh và nhanh hơn các tổ chức khác thì hiệu quả học tập cần phải được chú trọng.
Biến “Người quán lý về cơ bản đồng ý rằng khả năng học tập của cơng ty
chúng tơi là chìa khóa cho lợi thế cạnh tranh của chúng tôi” được chỉnh sửa thành:
Khả năng học tập của cán bộ, công chức là chìa khóa giúp nâng cao chất lượng phục vụ của tổ chức. Thơng qua thảo luận nhóm cho rằng tổ chức muốn duy trì và phát triển thì cần phải đưa cán bộ cơng chức học tập, tiếp thu kiến thức mới; thực tế cho thấy hiệu quả học tập của cán bộ cơng chức càng tốt thì chất lượng phục vụ của tổ chức đó càng cao.
Nhóm thảo luận cùng nhận định, chi phí hỗ trợ cho cán bộ cơng chức học tập khơng phải là chi phí thường xun của tổ chức mà là chi cho đầu tư phát triển của tổ chức và thực tế đã chứng minh điều đó nên Biến “Học tập trong tổ chức được xem là một khoản đầu tư, khơng phải là một chi phí” được điều chỉnh thành:
Tổ chức xem việc đầu tư cho cán bộ, công chức học tập là đầu tư cho sự phát triển. Biến “Cơng ty khuyến khích nhân viên ứng dụng bài học chia sẻ trong các
hoạt động của tổ chức”, nhóm thảo luận cho rằng ý tưởng mới trong công việc sẽ
thúc đẩy cán bộ công chức trao đổi, chia sẻ nhiều hơn trong hoạt động của tổ chức và thúc đẩy tổ chức phát triển nên Biến được điều chỉnh thành: Tổ chức ln khuyến khích cán bộ, cơng chức chia sẻ ý tưởng mới trong công việc.
Qua thảo luận thang đo Định hướng học hỏi có 04 biến được mã hóa ký hiệu như sau:
Bảng 3.4: Thang đo Định hướng học hỏi
Ký hiệu mã hóa Biến quan sát
LO1 Học tập là việc làm cần thiết để đảm bảo sự tồn tại và phát triển của tổ chức
LO2 Khả năng học tập của cán bộ, cơng chức là chìa khóa giúp nâng cao chất lượng phục vụ của tổ chức
LO3 Tổ chức xem việc đầu tư cho cán bộ, công chức học tập là đầu tư cho sự phát triển
LO4 Tổ chức ln khuyến khích cán bộ, cơng chức chia sẻ ý tưởng mới trong công việc
Nguồn: Kết quả nghiên cứu định tính của tác giả
Thang đo Công nghệ thông tin: Được kế thừa từ thang đo Hệ thống công
nghệ thông tin của Al-Alawi và cộng sự (2007). Trong nghiên cứu của Al-Alawi và cộng sự (2007) có 03 biến. Thảo luận nhóm cho rằng cần điều chỉnh một số từ ngữ để biến quan sát súc tích, dễ hiểu và rõ nghĩa hơn cụ thể như sau:
Biến: “Tổ chức cung cấp các công cụ và công nghệ khác nhau để tạo điều
kiện chia sẻ và trao đổi kiến thức (ví dụ: phần mềm nhóm, e-mail, mạng nội bộ)”
thảo luận nhóm cho rằng việc sử dụng cụm từ “Các công cụ và công nghệ khác nhau” là cụm từ rộng, làm cho cán bộ cơng chức khó hiểu; thực tế cơ quan chỉ cần các thiết bị công nghệ thông tin được trang bị đầy đủ là đảm bảo cho cán bộ công chức chia sẻ và trao đổi kiến thức. Chính vì vậy, Biến được điều chỉnh thành: Các thiết bị và công nghệ thông tin trong cơ quan được trang bị đầy đủ sẽ tạo điều kiện cho cán bộ, công chức chia sẻ và trao đổi kiến thức (ví dụ: e-mail, mạng nội bộ, internet..).
Qua thảo luận nhóm đều nhận xét Biến: “Các cơng cụ cơng nghệ có sẵn tại
tổ chức để chia sẻ kiến thức có hiệu quả.” khó hiểu nên được điều chỉnh thành: Cán
bộ, công chức sử dụng các thiết bị, cơng nghệ thơng tin có sẵn tại cơ quan để chia sẻ kiến thức có hiệu quả.
Biến: “Tơi cảm thấy thoải mái khi sử dụng các công nghệ chia sẻ kiến thức
thành: Tôi cảm thấy thoải mái, dễ dàng khi sử dụng các thiết bị công nghệ thông tin