Kiểm định giới tính

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi chia sẻ tri thức của cán bộ, công chức trên địa bàn huyện cái nước, tỉnh cà mau (Trang 68)

Chƣơng 4 : KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

4.7.1. Kiểm định giới tính

Kết quả kiểm định giá trị sig Bảng 4.18 cho thấy: Levene Test có giá trị Sig = 0.447 > 0.05. Kết quả kiểm định T-Test phương sai bằng nhau có giá trị sig = 0.762 > 0.05 cho thấy phương sai giữa hai nhóm giới tính khơng khác nhau về hành vi chia sẻ tri thức giữa nam và nữ. Kết quả phỏng vấn 20 cán bộ, công chức cũng cho kết quả như vậy. Vì vậy, kết luận: khơng có sự khác biệt ý nghĩa về hành vi chia sẻ tri thức giữa nam và nữ.

Bảng 4.18: Kết quả kiểm định về Hành vi chia sẻ tri thức giữa nam và nữ Kiểm tra mẫu độc lập Kiểm tra mẫu độc lập

Kiểm tra chỉ

số Levens‟s T – Test cho các giá trị

F Sig t df Sig (2- taile d) Khác biệt trung bình Khác biệt sai số chuẩn 95% độ tin cậy Lower Upper K S Phương sai bằng nhau .580 .447 -.303 243 .762 -.02952 .09735 -.22129 .16225 Phương sai không bằng nhau -.289 106.087 .773 -.02952 .10225 -.23224 .17320

Nguồn: Kết quả xử lý số liệu điều tra của tác giả

4.7.2. Kiểm định tình trạng cơng việc

Kết quả kiểm định giá trị sig Bảng 4.19 cho thấy: Levene Test có giá trị Sig = 0.257 > 0.05. Kết quả kiểm định T-Test phương sai bằng nhau có giá trị sig = 0.681 > 0.05 cho thấy phương sai về tình trạng cơng việc hơng khác nhau về hành vi chia sẻ tri thức giữa biên chế và hợp đồng. Kết quả phỏng vấn 20 cán bộ, công chức cũng cho kết quả như vậy. Vì vậy, kết luận: khơng có sự khác biệt ý nghĩa về hành vi chia sẻ tri thức giữa cán bộ, công chức trong biên chế hay hợp đồng.

Bảng 4.19: Kết quả kiểm định về Hành vi chia sẻ tri thức giữa nam và nữ Kiểm tra mẫu độc lập Kiểm tra mẫu độc lập

Kiểm tra chỉ số

Levens‟s T – Test cho các giá trị

F Sig t df Sig (2- taile d) Khác biệt trung bình Khác biệt sai số chuẩn 95% độ tin cậy Lower Upper K S Phương sai bằng nhau 1.293 .257 .411 243 .681 .03691 .08979 -.13995 .21378 Phương sai không bằng nhau .397 164.848 .692 .03691 .09295 -.14662 .22044

4.7.3. Kiểm định độ tuổi

Bảng 4.20: Kiểm định Levene phương sai đồng nhất về nhóm độ tuổi

Kiểm định Levene df1 df2 sig .847 2 242 .430

Nguồn: Kết quả xử lý số liệu điều tra của tác giả

Kết quả kiểm định giá Levene Bảng 4.20 cho thấy với mức ý nghĩa Sig = 0.430 > 0.05 như vậy phương sai đánh giá về hành vi chia sẻ tri thức của cán bộ, công chức giữa các độ tuổi là khơng khác nhau một cách có ý nghĩa thống kê. Kết quả phân tích ANOVA có thể sử dụng được.

Bảng 4.21: Kết quả kiểm định ANOVA giữa các nhóm độ tuổi

ANOVA Loại biến thiên Tổng biến thiên df Bình phương trung bình biến thiên F sig Giữa nhóm .252 2 1.682 3.778 .024 Trong nhóm 110.848 242 .445 Tổng 111.099 244

Nguồn: Kết quả xử lý số liệu điều tra của tác giả

Theo kết quả kiểm định ANOVA Bảng 4.21 cho thấy mức ý nghĩa Sig = 0.24 > 0.05. Vì vậy, khơng có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về hành vi chia sẻ tri thức giữa những cán bộ, công chức có độ tuổi khác nhau. Kết quả phỏng vấn 20 cán bộ, công chức cũng cho kết quả tương tự. Như vậy, có thể kết luận: khơng có sự khác biệt về hành vi chia sẻ tri thức giữa các cán bộ, cơng chức có độ tuổi khác nhau.

4.7.4. Kiểm định trình độ học vấn

Bảng 4.22: Kiểm định Levene phương sai đồng nhất về nhóm trình độ học vấn

Kiểm định Levene df1 df2 sig 6.353 2 242 .002

Kết quả kiểm định giá Levene Bảng 4.22 cho thấy với mức ý nghĩa Sig = 0.02 < 0.05 điều đó cho thấy, phương sai đánh giá về hành vi chia sẻ tri thức của cán bộ, cơng chức về trình độ học vấn có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê.

Bảng 4.23: Kết quả kiểm định ANOVA giữa các nhóm độ tuổi

ANOVA Loại biến thiên Tổng biến thiên df Bình phương trung

bình biến thiên F sig Giữa nhóm 3.364 2 1.682 3.778 .024 Trong nhóm 107.736 242 .445

Tổng 111.099 244

Nguồn: Kết quả xử lý số liệu điều tra của tác giả

Theo kết quả kiểm định ANOVA Bảng 4.22 cho thấy sig = 0.024 < 0.05. Vì vậy, có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về hành vi chia sẻ tri thức giữa những cán bộ, cơng chức về trình độ học vấn khác nhau. Kết quả phỏng vấn 20 cán bộ, cơng chức cũng có những ý kiến giống với kết quả phân tích trên. Họ cho rằng, những người có trình độ như đại học, sau đại học tri thức, sự hiểu biết của họ có nhiều hơn những người có trình độ trung cấp, cao đẳng, hơn nữa họ thường giữ vị trí quan trọng trong tổ chức nên điều kiện chia sẻ tri thức ở những người này sẽ cũng nhiều hơn. Như vậy, kết luận: có sự khác biệt về hành vi chia sẻ tri thức giữa những cán bộ, cơng chức có trình độ học vấn khác nhau.

4.7.5. Kiểm định thâm niên công tác

Bảng 4.24: Kiểm định Levene phương sai đồng nhất về thâm niên công tác

Kiểm định Levene df1 df2 sig .911 3 241 .436

Nguồn: Kết quả xử lý số liệu điều tra của tác giả

Kết quả kiểm định giá Levene Bảng 4.24 cho thấy với mức ý nghĩa Sig = 0.436 > 0.05 như vậy phương sai đánh giá về hành vi chia sẻ tri thức của cán bộ, cơng chức có thâm niên cơng tác khác nhau là không khác nhau một cách có ý nghĩa thống kê. Kết quả phân tích ANOVA có thể sử dụng được.

Bảng 4.25: Kết quả kiểm định ANOVA về thâm niên công tác ANOVA ANOVA Loại biến thiên Tổng biến thiên df Bình phương trung

bình biến thiên F sig Giữa nhóm 2.121 3 .707 1.563 .199 Trong nhóm 108.979 241 .452

Tổng 111.099 244

Nguồn: Kết quả xử lý số liệu điều tra của tác giả

Theo kết quả kiểm định ANOVA Bảng 4.25 cho thấy mức ý nghĩa Sig = 0.199 > 0.05. Vì vậy, khơng có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về hành vi chia sẻ tri thức giữa những cán bộ, cơng chức có thâm niên cơng tác khác nhau. Kết quả phỏng vấn 20 cán bộ, công chức cũng cho kết quả tương tự. Như vậy, có thể kết luận: khơng có sự khác biệt về hành vi chia sẻ tri thức giữa các cán bộ, cơng chức có thâm niên cơng tác khác nhau.

4.8. Thảo luận kết quả nghiên cứu

Từ kết quả nghiên cứu ở trên ta thấy, có 05 yếu tố ảnh hưởng đến đến hành vi chia sẻ tri thức của cán hộ, công chức trên địa bàn huyện Cái Nước, tỉnh Cà Mau theo mức độ giảm dần như sau: Giao tiếp (β = 0.328), Lãnh đạo (β = 0.298), Công nghệ thông tin (β = 0.0.296), Sự tin tưởng (β = 0.234) và Định hướng học hỏi (β = 0.127), đồng thời cả 05 yếu tố đều đạt mức ý nghĩa Sig < 0.005. Giá trị trung bình của từng yếu tố được thống kê mơ tả trong Bảng 4.26. Bên cạnh đó, kết quả kiểm định sự khác biệt cho thấy chỉ có yếu tố Trình độ học vấn là có sự khác biệt về hành vi chia sẻ tri thức.

Bảng 4.26: Thống kê mô tả các giá trị thang đo.

Các yếu tố Số mẫu quan sát Nhỏ nhất Lớn nhất Trung bình Độ lệch chuẩn Giao tiếp 245 1.00 5.00 3.99 0.85 Sự tin tưởng 245 1.00 5.00 3.80 0.76 Lãnh đạo 245 1.25 5.00 3.79 0.69 Định hướng học hỏi 245 1.75 5.00 3.93 0.63 Công nghệ thông tin 245 1.33 5.00 4.11 0.73 Hành vi chia sẻ tri thức 245 1.25 5.00 3.9898 0.67

* Yếu tố Giao tiếp: Có hệ số hồi quy chuẩn hóa dương β = 0.328, mức ý nghĩa Sig = 0.000. Đây là yếu tố có ý nghĩa thống kê trong mơ hình nghiên cứu, phù hợp với giả thuyết H1: Giao tiếp có ảnh hưởng tích cực đến hành vi chia sẻ tri thức, đây cũng là yếu tố có mức độ ảnh hưởng mạnh nhất đến hành vi chia sẻ tri thức của cán bộ, công chức trên địa bàn huyện Cái Nước.

Bảng 4.27: Thống kê giá trị trung bình của yếu tố Giao tiếp

STT Mã

hóa Nội dung biến Giá trị trung bình

01 OC1

Cán bộ, cơng chức tại nơi tôi làm việc thường xuyên

trao đổi trực tiếp với nhau 4.09 02 OC2

Thảo luận nhóm và phối hợp trong cơng việc làm tăng

cường khả năng giao tiếp giữa các cán bộ, công chức 3.96 03 OC3

Cán bộ, công chức tại nơi tơi làm việc có mối quan hệ

thân thiết với nhau 3.93 Kết quả nghiên cứu ở Bảng 4.26 với giá trị trung bình (Mean) = 3.99 cho thấy, yếu tố này được cán bộ, công chức đánh giá ở mức trung bình khá, giá trị trung bình cao thứ hai trong 05 yếu tố ảnh hưởng đến hành vi chia sẻ tri thức mà tác giả nghiên cứu. Kết quả nghiên cứu ở Bảng 4.27 đối với 03 biến quán sát của yếu tố Giao tiếp cho thấy cán bộ, công chức đánh giá ở mức khá và trung bình khá.

Cao nhất là biến quan sát OC1: “Cán bộ, công chức tại nơi tôi làm việc thường xuyên trao đổi trực tiếp với nhau” được đánh giá ở mức khá, với giá trị

trung bình, (Mean) = 4.09 cao hơn giá trị trung bình tổng thế của yếu tố Giao tiếp (Mean = 3.99). Điều đó cho thấy, ý kiến của cán bộ cơng chức đồng tình rất cao là khơng có rào cản trong giao tiếp của cán bộ công chức trên địa bàn huyện Cái Nước. Thực tế, trên địa bàn huyện, cán bộ công chức thường xuyên gặp mặt, trực tiếp trao đổi công việc với nhau, thực hiện khá tốt công tác tham mưu, giúp việc cho lãnh đạo cơ quan, trong thực hiện nhiệm vụ chuyên môn và tiếp công dân, giải

quyết các thủ tục hành chính cho người dân. Hoạt động giao tiếp giữa các cán bộ công chức với nhau và giữa cán bộ công chức với lãnh đạo đơn vị diễn ra thuận lợi. Kế đến là biến quan sát OC2: “Thảo luận nhóm và phối hợp trong công việc làm tăng cường khả năng giao tiếp giữa các cán bộ, công chức” được đánh giá

ở mức trung bình khá, Mean = 3.96 thấp hơn giá trị trung bình tổng thể của yếu tố Giao tiếp (Mean = 3.99). Thực tế có những cơng việc một hoặc hai cán bộ công chức không thể thực hiện được, mà phải cần có sự phối hợp của nhiều bộ phận, nhiều cán bộ công chức như cơng tác hịa giải ở cơ sở, cơng tác giải quyết khiếu nại của công dân… trong q trình phối hợp xử lý cơng việc, họ cùng nhau thảo luận tìm giải pháp thực hiện, khi đó mối quan hệ trong giao tiếp trở nên thân thiết hơn. Tuy nhiên, cũng có một số ý kiến cho rằng, giao tiếp hiện nay trong cán bộ, cơng chức vẫn cịn một số hạn chế như trong quá trình phối hợp có sự đùn đẩy trách nhiệm cho nhau, không tham gia đóng góp ý kiến.

Thấp nhất là biến quan sát CO3: “Cán bộ, công chức tại nơi tôi làm việc có

mối quan hệ thân thiết với nhau” được đánh giá ở mức trung bình khá, Mean = 3.93

thấp hơn giá trị trung bình tổng thể của yếu tố Giao tiếp (Mean = 3.99). Với mức đánh giá như vậy, cho thấy, mối quan hệ thân thiết của cán bộ công chức tại nơi làm việc sẽ thức đẩy quá trình giao tiếp, tăng cường hành vi chia sẻ tri thức trong tổ chức. Tuy nhiên, có nhiều ý kiến cho rằng: mối quan hệ thân thiết là cần thiết để thúc đẩy quá trình giao tiếp và chia sẻ tri thức, nhưng thực tế về điều kiện cơ sở vật chất của các cơ quan cịn gặp nhiều khó khăn, việc bố trí phịng làm việc tách biệt cách xa nhau, sắp xếp chổ ngồi cho cán bộ công chức làm việc tập trung chưa thật sự hợp lý và khoa học gây khó khăn cho q trình giao tiếp của cán bộ công chức và tiếp xúc với người dân.

Kết quả nghiên cứu đã chỉ ra, yếu tố Giao tiếp có ảnh hưởng mạnh nhất, quan trọng nhất đến hành vi chia sẻ tri thức của cán bộ công chức trên địa bàn huyện Cái Nước. Giao tiếp diễn ra thuận lợi sẽ thúc đẩy nhanh quá trình và hành vi chia sẻ tri thức trong tổ chức. Vì vậy, cán bộ công chức trên địa bàn huyện Cái Nước cần đặc biệt quan tâm đến yếu tố này.

* Yếu tố Lãnh đạo: Có hệ số hồi quy chuẩn hóa dương β = 0.298, mức ý nghĩa Sig = 0.000. Đây là yếu tố có ý nghĩa thống kê trong mơ hình nghiên cứu, phù hợp với giả thuyết H3: Lãnh đạo có ảnh hưởng tích cực đến hành vi chia sẻ tri thức, đây là yếu tố có mức độ ảnh hưởng mạnh thứ hai đến hành vi chia sẻ tri thức của cán bộ, công chức trên địa bàn huyện Cái Nước.

Bảng 4.28: Thống kê giá trị trung bình của yếu tố Lãnh đạo

STT Mã hóa Nội dung biến Giá trị trung bình

01 EL1 Lãnh đạo của tôi luôn là một tấm gương sáng trong

việc chia sẻ tri thức của mình với người khác 3.63 02 EL2 Lãnh đạo khuyến khích chúng tơi cách chia sẻ tri thức

cá nhân trong cơ quan 4.03 03 EL3 Lãnh đạo của tôi quan tâm đến tri thức của tơi và khuyến

khích tơi chia sẻ tri thức với các đồng nghiệp khác 3.87 04 EL4 Lãnh đạo cho rằng chia sẻ tri thức sẽ nâng cao hiệu

quả hoạt động của cơ quan 3.64 Kết quả nghiên cứu ở Bảng 4.26 với giá trị trung bình (Mean) = 3.79 cho thấy, yếu tố này được cán bộ, công chức đánh giá ở mức trung bình khá, giá trị trung bình thấp nhất trong 05 yếu tố ảnh hưởng đến hành vi chia sẻ tri thức mà tác giả nghiên cứu. Kết quả nghiên cứu ở Bảng 4.28 đối với 04 biến quán sát của yếu tố Lãnh đạo cho thấy cán bộ, cơng chức đánh giá ở mức khá và trung bình khá.

Cao nhất là biến quan sát EL2: “Lãnh đạo khuyến khích chúng tơi cách chia sẻ tri thức cá nhân trong cơ quan” được đánh giá ở mức khá, với giá trị trung

bình (Mean) = 4.03 cao hơn giá trị trung bình tổng thế của yếu tố Giao tiếp (Mean = 3.79). Điều đó cho thấy, lãnh đạo xem trọng vai trò của tri thức cá nhân trong cơ quan, từ đó khuyến khích và tạo điều kiện cho các cá nhân chia sẻ tri thức của mình, thơng qua việc lãnh đạo tổ chức các cuộc họp xin ý kiến của cán bộ công chức đề

đạt các giải pháp để xử lý công việc cụ thể của đơn vị. Các ý kiến đề xuất đều được lãnh đạo cân nhắc kỹ càng trước khi triển khai, tổ chức thực hiện.

Kế đến là biến quan sát EL3: “Lãnh đạo của tôi quan tâm đến tri thức của

tơi và khuyến khích tơi chia sẻ tri thức với các đồng nghiệp khác” được đánh giá ở

mức trung bình khá, Mean = 3.87 cao hơn giá trị trung bình tổng thể của yếu tố Lãnh đạo (Mean = 3.79). Điều đó cho thấy, khơng chỉ quan tâm đến việc chia sẻ tri thức cá nhân trong cơ quan, lãnh đạo cịn quan tâm và khuyến khích việc chia sẻ tri thức với các đồng nghiệp khác. Chính vì thế, lãnh đạo thường xuyên tổ chức và cử cán bộ công chức tham gia các hoạt động học tập kinh nghiệm, mơ hình hay cách làm mới, hiệu quả ở nơi khác; định kỳ tổ chức các cuộc họp giao ban, sơ kết, tổng kết để rút kinh nghiệm các mặt công tác, các hoạt động lớn của đơn vị tạo điều kiện để cán bộ công chức tiếp thu tri thức và chia sẻ tri thức.

Tiếp theo là biến quan sát EL4: “Lãnh đạo cho rằng chia sẻ tri thức sẽ nâng cao hiệu quả hoạt động của cơ quan” được đánh giá ở mức trung bình khá,

Mean = 3.64 thấp hơn giá trị trung bình tổng thể của yếu tố Lãnh đạo (Mean = 3.79). Với đánh giá này cho thấy, đa số cán bộ cơng chức đồng tình với ý kiến “chia

sẻ tri thức sẽ nâng cao hiệu quả hoạt động của cơ quan” nhưng vẫn còn băn khoăn

về cách thức chia sẻ tri thức, chưa có sự định hướng của lãnh đạo mà chủ yếu là do

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi chia sẻ tri thức của cán bộ, công chức trên địa bàn huyện cái nước, tỉnh cà mau (Trang 68)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(131 trang)