Thống kê giá trị trung bình của yếu tố Lãnh đạo

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi chia sẻ tri thức của cán bộ, công chức trên địa bàn huyện cái nước, tỉnh cà mau (Trang 75)

STT Mã hóa Nội dung biến Giá trị trung bình

01 EL1 Lãnh đạo của tôi luôn là một tấm gương sáng trong

việc chia sẻ tri thức của mình với người khác 3.63 02 EL2 Lãnh đạo khuyến khích chúng tơi cách chia sẻ tri thức

cá nhân trong cơ quan 4.03 03 EL3 Lãnh đạo của tôi quan tâm đến tri thức của tơi và khuyến

khích tơi chia sẻ tri thức với các đồng nghiệp khác 3.87 04 EL4 Lãnh đạo cho rằng chia sẻ tri thức sẽ nâng cao hiệu

quả hoạt động của cơ quan 3.64 Kết quả nghiên cứu ở Bảng 4.26 với giá trị trung bình (Mean) = 3.79 cho thấy, yếu tố này được cán bộ, công chức đánh giá ở mức trung bình khá, giá trị trung bình thấp nhất trong 05 yếu tố ảnh hưởng đến hành vi chia sẻ tri thức mà tác giả nghiên cứu. Kết quả nghiên cứu ở Bảng 4.28 đối với 04 biến quán sát của yếu tố Lãnh đạo cho thấy cán bộ, cơng chức đánh giá ở mức khá và trung bình khá.

Cao nhất là biến quan sát EL2: “Lãnh đạo khuyến khích chúng tơi cách chia sẻ tri thức cá nhân trong cơ quan” được đánh giá ở mức khá, với giá trị trung

bình (Mean) = 4.03 cao hơn giá trị trung bình tổng thế của yếu tố Giao tiếp (Mean = 3.79). Điều đó cho thấy, lãnh đạo xem trọng vai trò của tri thức cá nhân trong cơ quan, từ đó khuyến khích và tạo điều kiện cho các cá nhân chia sẻ tri thức của mình, thơng qua việc lãnh đạo tổ chức các cuộc họp xin ý kiến của cán bộ công chức đề

đạt các giải pháp để xử lý công việc cụ thể của đơn vị. Các ý kiến đề xuất đều được lãnh đạo cân nhắc kỹ càng trước khi triển khai, tổ chức thực hiện.

Kế đến là biến quan sát EL3: “Lãnh đạo của tôi quan tâm đến tri thức của

tơi và khuyến khích tơi chia sẻ tri thức với các đồng nghiệp khác” được đánh giá ở

mức trung bình khá, Mean = 3.87 cao hơn giá trị trung bình tổng thể của yếu tố Lãnh đạo (Mean = 3.79). Điều đó cho thấy, khơng chỉ quan tâm đến việc chia sẻ tri thức cá nhân trong cơ quan, lãnh đạo cịn quan tâm và khuyến khích việc chia sẻ tri thức với các đồng nghiệp khác. Chính vì thế, lãnh đạo thường xuyên tổ chức và cử cán bộ công chức tham gia các hoạt động học tập kinh nghiệm, mơ hình hay cách làm mới, hiệu quả ở nơi khác; định kỳ tổ chức các cuộc họp giao ban, sơ kết, tổng kết để rút kinh nghiệm các mặt công tác, các hoạt động lớn của đơn vị tạo điều kiện để cán bộ công chức tiếp thu tri thức và chia sẻ tri thức.

Tiếp theo là biến quan sát EL4: “Lãnh đạo cho rằng chia sẻ tri thức sẽ nâng cao hiệu quả hoạt động của cơ quan” được đánh giá ở mức trung bình khá,

Mean = 3.64 thấp hơn giá trị trung bình tổng thể của yếu tố Lãnh đạo (Mean = 3.79). Với đánh giá này cho thấy, đa số cán bộ cơng chức đồng tình với ý kiến “chia

sẻ tri thức sẽ nâng cao hiệu quả hoạt động của cơ quan” nhưng vẫn còn băn khoăn

về cách thức chia sẻ tri thức, chưa có sự định hướng của lãnh đạo mà chủ yếu là do cá nhân tự tìm hiểu và thực hiện.

Thấp nhất là biến quan sát EL1: “Lãnh đạo của tôi luôn là một tấm gương sáng trong việc chia sẻ tri thức của mình với người khác” được đánh giá ở mức trung

bình khá, Mean = 3.63 thấp hơn giá trị trung bình tổng thể của yếu tố Lãnh đạo (Mean = 3.79). Với đánh giá này cho thấy, lãnh đạo trong cơ quan là người đi đầu trong việc chia sẻ tri thức, lãnh đạo luôn luôn và sẵn sàng giúp đỡ, hướng dẫn và tạo điều kiện để cán bộ cơng chức thực hiện hồn thành tốt nhiệm vụ. Tuy nhiên, cũng có nhiều ý kiến cho rằng, trong thực thế còn một số lãnh đạo có phong cách quan liêu, mệnh lệnh hành chính, chưa hiểu và chia sẻ khó khăn với cán bộ cơng chức.

Kết quả nghiên cứu đã chỉ ra, yếu tố Lãnh đạo có ảnh hưởng mạnh thứ hai đến hành vi chia sẻ tri thức của cán bộ công chức. Người lãnh đạo có vai trị quan trọng

trong việc thúc đẩy hành vi chia sẻ tri thức trong tổ chức. Vì vậy, cán bộ cơng chức đặc biệt là những người đang và sẽ là lãnh đạo cần phải quan tâm đến yếu tố này.

* Yếu tố Công nghệ thơng tin: Có hệ số hồi quy chuẩn hóa dương β = 0.269, mức ý nghĩa Sig = 0.000. Đây là yếu tố có ý nghĩa thống kê trong mơ hình nghiên cứu, phù hợp với giả thuyết H5: Công nghệ thơng tin có ảnh hưởng tích cực

đến hành vi chia sẻ tri thức, đây là yếu tố có mức độ ảnh hưởng mạnh thứ ba đến

hành vi chia sẻ tri thức của cán bộ, công chức trên địa bàn huyện Cái Nước.

Bảng 4.29: Thống kê giá trị trung bình của yếu tố Cơng nghệ thơng tin

STT Mã hóa Nội dung biến Giá trị trung bình

01 IT1

Các thiết bị và công nghệ thông tin trong cơ quan được trang bị đầy đủ sẽ tạo điều kiện cho cán bộ, công chức chia sẻ và trao đổi kiến thức (ví dụ: e- mail, mạng nội bộ, internet..)

4.17

02 IT2

Cán bộ, công chức sử dụng các thiết bị, công nghệ thơng tin có sẵn tại cơ quan để chia sẻ kiến thức có hiệu quả

3.96

03 IT3 Tôi cảm thấy thoải mái, dễ dàng khi sử dụng các thiết

bị công nghệ thơng tin có sẵn để chia sẻ kiến thức 4.22 Kết quả nghiên ở Bảng 4.26 với giá trị trung bình (Mean) = 4.11 cho thấy, yếu tố này được cán bộ, công chức đánh giá ở mức khá, giá trị trung bình cao nhất trong 05 yếu tố ảnh hưởng đến hành vi chia sẻ tri thức mà tác giả nghiên cứu. Kết quả nghiên cứu ở Bảng 4.29 đối với 03 biến quán sát của yếu tố Công nghệ thông tin cho thấy cán bộ, công chức đánh giá ở mức khá và trung bình khá.

Cao nhất là biến quan sát IT3: “Tôi cảm thấy thoải mái, dễ dàng khi sử dụng các thiết bị cơng nghệ thơng tin có sẵn để chia sẻ kiến thức” được đánh giá ở

mức khá, với giá trị trung bình (Mean) = 4.22 cao hơn giá trị trung bình tổng thế của yếu tố Cơng nghệ thơng tin (Mean = 4.11). Điều đó phù hợp với thực tế, hiện

nay, hầu hết cán bộ công chức đều thao tác thành thạo các thiết bị công nghệ thông tin, dễ dàng sử dụng các thiết bị công nghệ thông tin để phục vụ cho công việc chuyên môn và chia sẻ tri thức.

Kế đến là biến quan sát IT1: “Các thiết bị và công nghệ thông tin trong cơ

quan được trang bị đầy đủ sẽ tạo điều kiện cho cán bộ, công chức chia sẻ và trao đổi kiến thức (ví dụ: e-mail, mạng nội bộ, internet..)” được đánh giá ở mức khá, với

gia trị trung bình (Mean) = 4.17 cao hơn giá trị trung bình tổng thể của yếu tố Công nghệ thông tin (Mean = 4.11). Đa số cán bộ công chức đều cho rằng, nếu trong cơ quan các thiết bị công nghệ thông tin được trang bị đầy đủ sẽ tạo điều kiện cho họ chia sẻ và trao đổi tri thức. Trên địa bàn huyện, hiện nay các cơ quan được quan tâm đầu tư các thiết bị công nghệ thông tin cơ bản đáp ứng được yêu cầu thực hiện nhiệm vụ chuyên môn của cán bộ cơng chức. Tuy nhiên, có nhiều ý kiến nhận xét là ở cơ quan họ số lượng máy vi tính cịn thiếu (chưa đảm bảo tiểu chuẩn 01 máy/01 cán bộ, công chức, nhất là ở cấp xã), chưa được kết nối mạng internet.

Thấp nhất là biến quan sát IT2: “Cán bộ, công chức sử dụng các thiết bị, cơng nghệ thơng tin có sẵn tại cơ quan để chia sẻ kiến thức có hiệu quả” được đánh

giá ở mức trung bình khá, Mean = 3.96 thấp hơn giá trị trung bình tổng thể của yếu tố Công nghệ thông tin (Mean = 4.11). Như vậy, có nhiều cán bộ cơng chức đánh giá là hiện nay các thiết bị cơng nghệ thơng tin có sẵn của cơ quan đã đáp ứng được yêu cầu chia sẻ kiến thức có hiệu quả. Bên cạnh đó, cũng có nhiều ý kiến cho biết là hiện nay ở cơ quan họ các thiết bị công nghệ thông tin đã được trang bị lâu, hư hỏng liên tục, đầu tư thiếu đồng bộ, hệ thống mạng nội bộ thường xuyên bị hư hỏng. chưa có phần mềm xử lý công việc chuyên môn, thiếu các cơ sở dữ liệu dùng chung, chỉ có phần mềm quản lý hành chính VIC. (VIC là phần mềm quản lý văn bản đi, văn bản đến và tình trạng xử lý văn bản).

Kết quả nghiên cứu đã chỉ ra, yếu tố Cơng nghệ thơng tin có ảnh hưởng đến hànhvi chia se tri thức. Vì vậy, đơn vị cần phải quan tâm đầu tư nhiều hơn các thiết bị công nghệ thông tin đảm bảo đáp ứng được yêu cầu công việc và chia sẻ kiến thức của cán bộ công chức.

* Yếu tố Sự tin tưởng: Có hệ số hồi quy chuẩn hóa dương β = 0.234, mức ý nghĩa Sig = 0.000. Đây là yếu tố có ý nghĩa thống kê trong mơ hình nghiên cứu, phù hợp với giả thuyết H2: Sự tin tưởng có ảnh hưởng tích cực đến hành vi chia sẻ tri

thức, đây là yếu tố có mức độ ảnh hưởng mạnh thứ tư đến hành vi chia sẻ tri thức

của cán bộ, công chức trên địa bàn huyện Cái Nước.

Bảng 4.30: Thống kê giá trị trung bình của yếu tố Sự tin tưởng

STT Mã hóa Nội dung biến Giá trị trung bình

01 TR1 Tôi tin rằng các đồng nghiệp của tôi sẽ giúp đỡ tôi

khi tôi cần 4.09

02 TR3 Cán bộ, công chức trong cơ quan tôi luôn tin tưởng

với nhau 3.66

03 TR4 Tơi tin rằng mình khơng bị tổn hại khi chia sẻ tri thức

với đồng nghiệp 3.67 Kết quả nghiên ở Bảng 4.26 với giá trị trung bình (Mean) = 3.80 cho thấy, yếu tố này được cán bộ, cơng chức đánh giá ở mức trung bình khá, giá trị trung bình cao thứ tư trong 05 yếu tố ảnh hưởng đến hành vi chia sẻ tri thức mà tác giả nghiên cứu. Kết quả nghiên cứu ở Bảng 4.30 đối với 03 biến quán sát của yếu tố Sự tin tưởng cho thấy cán bộ, công chức đánh giá ở mức khá và trung bình khá.

Cao nhất là biến quan sát TR1: “Tôi tin rằng các đồng nghiệp của tôi sẽ giúp đỡ tôi khi tôi cần” được đánh giá ở mức khá, với giá trị trung bình (Mean) =

4.09 cao hơn giá trị trung bình tổng thế của yếu tố Sự tin tưởng (Mean = 3.80). Điều này phù hợp với thực tế, trên địa bàn huyện cán bộ công chức thường xuyên hỗ trợ nhau trong giải quyết công việc, thực hiện nhiệm vụ chun mơn, đây vừa là tình cảm, tinh thần đồng nghiệp cũng là trách nhiệm phối hợp của mỗi cán bộ công chức và các bộ phận trong cơ quan.

Kế đến là biến quan sát TR4: “Tơi tin rằng mình khơng bị tổn hại khi chia

sẻ tri thức với đồng nghiệp” được đánh giá ở mức trung bình khá, với gia trị trung

bình (Mean) = 3.67 thấp hơn giá trị trung bình tổng thể của yếu tố Sự tin tưởng (Mean = 3.80). Như vậy, phần đông cán bộ cơng chức đồng tình và cho rằng khi chia sẻ tri thức với đồng nghiệp họ không thấy mình bị thiệt hại gì, vì vậy mà họ sẵn sàng trao đổi và chia sẻ kiến thức, sự hiểu biết của mình với đồng nghiệp. Tuy nhiên, cũng có một số ít cán bộ cơng chức khơng nghĩ như vậy, họ có tâm lý lo sợ đồng nghiệp sẽ hơn mình, nếu chia sẻ với đồng nghiệp thì mình sẽ mất đi cơ hội thăng tiến và sự tôn trọng, ngưỡng mộ của mọi người, vì thế mà việc chia sẻ tri thức gặp trở ngại.

Thấp nhất là biến quan sát TR3: “Cán bộ, công chức trong cơ quan tôi luôn

tin tưởng với nhau” được đánh giá ở mức trung bình khá, Mean = 3.66 thấp hơn giá

trị trung bình tổng thể của yếu tố Sự tin tưởng (Mean = 3.80). Các cán bộ công chức cho rằng, trong cơ quan họ luôn thoải mái trị chuyện với nhau, chia sẻ hết những gì mình hiểu biết được với đồng nghiệp, đồng thời tin vào những gì đồng nghiệp chia sẻ. Tuy nhiên, họ cũng cho rằng bản thân mình có thể giải quyết tốt cơng việc mà khơng cần sự giúp đỡ của đồng nghiệp, chính vì thế nên đôi lúc họ phải mất nhiều thời gian và cơng sức hơn để hồn thành nhiệm vụ.

Kết quả nghiên cứu đã chỉ ra, Sự tin tưởng có ảnh hưởng tích cực đến hành vi chia sẻ tri thức. Vì vậy, đơn vị cần phải quan tâm tạo dựng niềm tin cho cán bộ công chức trong công tác, có cơ chế khuyến khích cán bộ cơng chức chia sẻ tri thức. * Yếu tố Định hướng học hỏi: Có hệ số hồi quy chuẩn hóa dương β = 0.127, mức ý nghĩa Sig = 0.001. Đây là yếu tố có ý nghĩa thống kê trong mơ hình nghiên cứu, phù hợp với giả thuyết H4: Định hướng học hỏi có ảnh hưởng tích cực đến hành vi chia sẻ tri thức, đây là yếu tố có mức độ ảnh hưởng yếu nhất đến hành vi

Bảng 4.31: Thống kê giá trị trung bình của yếu tố Định hướng học hỏi

STT Mã hóa Nội dung biến Giá trị trung bình

01 LO1 Học tập là việc làm cần thiết để đảm bảo sự tồn tại và

phát triển của tổ chức 4.07 02 LO2 Khả năng học tập của cán bộ, cơng chức là chìa khóa

giúp nâng cao chất lượng phục vụ của tổ chức 3.72 03 LO3 Tổ chức xem việc đầu tư cho cán bộ, công chức học

tập là đầu tư cho sự phát triển 3.90 04 LO4 Tổ chức ln khuyến khích cán bộ, cơng chức chia sẻ

ý tưởng mới trong công việc 4.06 Kết quả nghiên ở Bảng 4.26, giá trị trung bình (Mean) = 3.93 cho thấy, yếu tố này được cán bộ, công chức đánh giá ở mức trung bình khá, giá trị trung bình cao thứ hai trong 05 yếu tố ảnh hưởng đến hành vi chia sẻ tri thức mà tác giả nghiên cứu. Kết quả nghiên cứu ở Bảng 4.31 đối với 04 biến quán sát của yếu tố Định hướng học hỏi cho thấy cán bộ, cơng chức đánh giá ở mức khá và trung bình khá.

Cao nhất là biến quan sát LO1: “Học tập là việc làm cần thiết để đảm bảo sự

tồn tại và phát triển của tổ chức” được đánh giá ở mức khá, với giá trị trung bình

(Mean) = 4.07 cao hơn giá trị trung bình tổng thế của yếu tố Định hướng học hỏi (Mean = 3.93). Điều đó cho thấy, tầm quan trọng của vấn đề học tập với sự phát triển của tổ chức. Thưc tế đã qua công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ công chức luôn được quan tâm cả về chuyên môn nghiệp vụ và chính trị. Hiện nay có 98% cán bộ công chức đảm bảo tiêu chuẩn về chuyên môn nghiệp vụ và 100% đảm bảo chuẩn quy định. Bên cạnh đó, cơng tác quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng cho đội ngủ cán bộ nguồn kế cận cũng được quan tâm thường xuyên, đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ đặt ra (Huyện ủy Cái Nước, 2018).

Kế đến là biến quan sát LO4: “Tổ chức ln khuyến khích cán bộ, công chức chia sẻ ý tưởng mới trong công việc” được đánh giá ở mức khá, với gia trị

trung bình (Mean) = 40.6 cao hơn giá trị trung bình tổng thể của yếu tố Định hướng học hỏi (Mean = 3.93). Kết quả này phù hợp với thực tế, đa số cán bộ công chức được hỏi ý kiến điều cho rằng, cơ quan đơn vị luôn xem trọng và đề cao những ý tưởng mới trên nhiều lĩnh vực để nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động của tổ chức, cải tiến lề lối làm việc và quan tâm đến chất lượng phục vụ người dân. Ngoài ra, các cơ quan, đơn vị còn thường xuyên phát động và tạo điều kiện cho cán bộ, cơng chức đăng ký và có những ý tưởng, sáng kiến trong thực hiện nhiệm vụ, đồng thời đánh giá, xem xét rất nghiêm túc trong quá trình triển khai và áp dụng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi chia sẻ tri thức của cán bộ, công chức trên địa bàn huyện cái nước, tỉnh cà mau (Trang 75)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(131 trang)