CHƯƠNG 4 : KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
4.5 Phân tích tương quan hồi qui tuyến tính bội
4.5.3 Hồi qui tuyến tính bội
Để kiểm định sự phù hợp giữa bảy nhân tố ảnh hưởng đến ý định sử dụng thanh tốn bán lẻ khơng dùng tiền mặt, hàm hồi qui tuyến tính bội với phương pháp đưa vào một lượt (Enter) được sử dụng. Hệ số hồi qui riêng phần đã chuẩn hóa của nhân tố nào càng lớn thì mức độ ảnh hưởng của nhân tố đó đến ý định sử dụng dịch vụ thanh toán bán lẻ không dùng tiền mặt càng cao, nếu cùng dấu thì mức độ ảnh hưởng thuận chiều và ngược lại.
Kết quả phân tích hồi qui bội tại bảng 4.9 (chi tiết trong bảng số 4, phụ lục 6) các giá trị Sig. của các nhân tố nhân: nhân tố hiệu quả mong đợi (PE), điều kiện thuận lợi (FC), nhận thức rủi ro (PR), ảnh hưởng xã hội (SI), khuyến mãi (PP), nhận
thức chi phí (PC) và nỗ lực mong đợi (EE). đều rất nhỏ (nhỏ hơn 0.05). Vì vậy, có thể khẳng định các nhân tố này có ý nghĩa trong mơ hình.
Bảng 4.9: Kết quả phân tích hồi qui bội
Mơ hình
Hệ số hồi qui chưa chuẩn hóa
Hệ số hồi qui
đã chuẩn hóa T Sig.
Thống kê đa cộng tuyến B Std. Error Beta Tolerance VIF
1 Hằng số 1.916 .213 8.991 .000 PE .233 .032 .322 7.364 .000 .655 1.528 FC .145 .029 .210 5.005 .000 .711 1.407 PR -.164 .034 -.192 -4.895 .000 .810 1.234 SI .093 .030 .113 3.045 .003 .908 1.101 PP .119 .035 .137 3.431 .001 .782 1.278 PC -.144 .032 -.175 -4.476 .000 .821 1.219 EE .094 .034 .125 2.778 .006 .612 1.634
Kiểm tra các giả định hồi qui
Giả định liên hệ tuyến tính: giả định này sẽ được kiểm tra bằng biểu đồ phân
tán scatter cho phần dư chuẩn hóa (Standardized residual) và giá trị dự dốn chuẩn hóa (Standardized predicted value). Kết quả tại hình 4.1 cho thấy phần dư phân tán ngẫu nhiên qua đường thẳng qua điểm 0, khơng tạo thành một hình dạng nào cụ thể nào. Như vậy, giả định liên hệ tuyến tính được đáp ứng.
Hình 4.1: Đồ thị phân tán phần dư
Giả định phương sai của sai số không đổi: kiểm định tương quan hạng Spearman (bảng số 5, phụ lục 6) cho thấy trị sig của các biến nhân tố hiệu quả mong đợi (PE), điều kiện thuận lợi (FC), nhận thức rủi ro (PR), ảnh hưởng xã hội (SI), khuyến mãi (PP), nhận thức chi phí (PC) và nỗ lực mong đợi (EE) với giá trị tuyệt đối của phần dư (ABS1) lần lượt là 0.567; 0.964; 0.281; 0.914; 0.446; 0.552; 0.179 đều lớn hơn 0.05, nghĩa là phương sai của sai số không đổi. Như vậy, giả định phương sai của sai số không đổi không bị vi phạm.
Giả định khơng có tương quan giữa các phần dư: Kết quả nhận được từ bảng 4.10cho thấy đại lượng thống kê Durbin-Watson có giá trị là 1.872, nằm trong khoảng từ 1 đến 3, nên chấp nhận giả thuyết khơng có sự tương quan chuỗi bậc nhất trong mơ hình.
Giả định phần dư có phân phối chuẩn: kiểm tra biểu đồ phân tán của phần
dư hình 4.2 cho thấy phân phối phần dư xấp xỉ chuẩn (trung bình mean gần bằng 0 và độ lệch chuẩn Std= 0.98893 gần bằng 1). Như vậy, giả định phần dư có phân phối chuẩn không bị vi phạm. Như vậy, mơ hình hồi qui bội đáp ứng được tất cả các giả định.
Hình 4.2: Biểu đồ tần số Histogram
Tương tự, biểu đồ P-P Plot như hình 4.3 cho thấy rằng các biến quan sát không phân tán quá xa đường thẳng kỳ vọng nên ta có thể khẳng định rằng giả thuyết phân phối chuẩn không bị vi phạm.