Quy trình nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các nhân tố tác động đến ý định sử dụng phương thức thanh toán bán lẻ không dùng tiền mặt của người tiêu dùng tại tp hồ chí minh (Trang 42 - 44)

CHƯƠNG 3 : THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU

3.1 Quy trình nghiên cứu

Nghiên cứu được thực hiện thông qua hai giai đoạn chính:

- Nghiên cứu định tính nhằm xác định lại các yếu tố tác động trong mơ hình và xây dựng bảng câu hỏi

- Nghiên cứu định lượng nhằm thu thập, phân tích dữ liệu khảo sát, sau đó ước lượng và kiểm định mơ hình.

Quy trình nghiên cứu cho đề tài gồm 7 bước:

Hình 3.1 Quy trình nghiên cứu

Vấn đề nghiên cứu Mục tiêu nghiên cứu và câu hỏi nghiên cứu

Cơ sở lý thuyết và các nghiên cứu trước đây Mơ hình và giả thuyết

Bảng khảo sát sơ bộ

NGHIÊN CỨU ĐỊNH TÍNH

Phỏng vấn nhóm, phỏng vấn tay đơi (xác định lại các nhân tố, xây dựng thang đo, phiếu câu hỏi)

Điều chỉnh bảng câu hỏi sơ bộ thành bảng câu hỏi chính thức

NGHIÊN CỨU ĐỊNH LƯỢNG

Đánh giá thang đo, kiểm định mơ hình nghiên cứu

3.1.1 Nghiên cứu định tính

Từ mơ hình nghiên cứu đề xuất ở trên, tác giả thực hiện bảng câu hỏi sơ bộ dựa trên các thang đo được rút ra của các mơ hình nghiên cứu trước đây. Tác giả thực hiện phỏng vấn trực tiếp 10 người (là những người có kinh nghiệm làm việc tại các ngân hàng tại các phòng ban Hội Sở và Chi nhánh, am hiểu về dịch vụ thanh tốn bán lẻ khơng dùng tiền mặt trong đó gồm có thanh tốn thẻ, thanh toán chuyển khoản điện tử và thanh tốn ví điện tử). Thảo luận về những yếu tố trong bảng câu hỏi có khả năng tạo nên sự tác động đến ý định sử dụng các phương thức thanh toán bán lẻ không dùng tiền mặt của khách hàng tại TP.HCM có được quan tâm hay không.

Kết quả phỏng vấn sâu, phỏng vấn tay đôi:

100% người được hỏi phản hồi họ có sử dụng thanh tốn khơng dùng tiền mặt. Các phương thức thanh tốn khơng dùng tiền mặt họ sử dụng phổ biến là:

 Chuyển khoản qua tài khoản ngân hàng: chuyển khoản tại quầy/ chuyển khoản qua internetbanking, hay các ứng dụng ngân hàng trực tuyến qua điện thoại.

 Thanh tốn bằng thẻ: thẻ ghi nợ, thẻ tín dụng nội địa và quốc tế.  Ví điện tử trong nước và nước ngoài.

Bảng 3.1 Kết quả khảo sát sơ bộ

Yếu tố Số ý kiến phản hồi

đồng ý

Hiệu quả mong đợi 10

Nỗ lực mong đợi 10

Điều kiện thuận lợi 10

Ảnh hưởng xã hội 4

Nhận thức rủi ro 6

Nhận thức chi phí 8

Khuyến mãi 9

Ngoài ra, vẫn có một số yếu tố khác tác động đến ý định sử dụng thanh tốn khơng dùng tiền mặt của một số ý kiến như: dịch vụ chăm sóc khách hàng, sự chấp nhận thanh tốn khơng dùng tiền mặt, số tiền giao dịch lớn. Tuy nhiên mỗi yếu tố chỉ có một phản hồi đồng ý.

Kết quả khảo sát cho thấy các biến đưa ra khảo sát là phù hợp và có thể xây dựng bảng câu hỏi chính thức cho đề tài nghiên cứu.

3.1.2 Nghiên cứu định lượng

Trong bước này, thực hiện phỏng vấn trực tiếp người tiêu dùng nhằm thu thập thông tin về các yếu tố ảnh hưởng đến ý định sử dụng các phương thức thanh tốn bán lẻ khơng dùng tiền mặt.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các nhân tố tác động đến ý định sử dụng phương thức thanh toán bán lẻ không dùng tiền mặt của người tiêu dùng tại tp hồ chí minh (Trang 42 - 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)