Phân tích nhân tố khám phá EFA

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các nhân tố tác động đến ý định sử dụng phương thức thanh toán bán lẻ không dùng tiền mặt của người tiêu dùng tại tp hồ chí minh (Trang 57 - 60)

CHƯƠNG 4 : KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

4.3 Phân tích nhân tố khám phá EFA

4.3.1 Phân tích nhân tố khám phá thang đo các nhân tố ảnh hưởng đến ý định sử dụng thanh tốn bán lẻ khơng dùng tiền mặt ý định sử dụng thanh tốn bán lẻ khơng dùng tiền mặt

Lần thứ nhất:

Kết quả kiểm định Bartlett (Bartlett’s test of sphericity) trong bảng kiểm định KMO và Bartlett's (bảng số 1, phụ lục 5) với sig = 0.000 và chỉ số KMO = 0.839 > 0.5 đều đáp ứng được yêu cầu.

Tại các mức giá trị Eigenvalues = 1.159 (lớn hơn 1), phân tích nhân tố đã trích được 6 nhân tố từ 26 biến quan sát và với tổng phương sai trích là 68.770% (lớn hơn 50%) đạt yêu cầu (bảng số 2, phụ lục 5).

Dựa trên phân tích của bảng ma trận xoay nhân tố (bảng số 3, phụ lục 5), mặc dù biến EE3 có hệ số tải nhân tố > 0.5 nhưng lại hệ số tải nhân tố của biến này cho nhân tố khuyến mãi cũng lớn hơn 0.5. Do không thể gom vào nhóm nào trong 2 nhóm này nên nó bị loại. Vì vậy, việc phân tích nhân tố lần 2 được thực hiện với việc loại biến này.

Lần thứ hai:

Kết quả kiểm định Bartlett (Bartlett’s test of sphericity) trong bảng kiểm định KMO và Bartlett's (bảng số 4, phụ lục 5) với sig = 0.000 và chỉ số KMO = 0.827 > 0.5 đều đáp ứng được yêu cầu.

Tại các mức giá trị Eigenvalues = 1.062 (lớn hơn 1), phân tích nhân tố đã trích được 6 nhân tố từ 25 biến quan sát và với tổng phương sai trích là 69.277% (lớn hơn 50%) đạt yêu cầu (bảng số 5, phụ lục 5).

Bảng 4.5: tổng hợp kết quả phân tích nhân tố lần 2

STT Thông số Giá trị Thỏa mãn

điều kiện

1 KMO 0.827 ≥ 0.5

2 Sig. của Bartlett's Test 0.000 ≤ 0.05

3 Eigenvalues 1.062 > 1

4 Tổng phương sai trích 69.277% ≥50%

Kết quả tại bảng 4.5 (xem chi tiết bảng số 6, phụ lục 5) cho thấy hệ số tải nhân tố của các biến này đều lớn hơn 0.5 đạt yêu cầu. Dựa trên phân tích của bảng

ma trận xoay nhân tố (bảng 4.6), kết quả thang đo có tổng cộng 7 nhân tố được rút trích từ 25 biến quan sát được nhóm lại bằng lệnh trung bình (mean) như sau:

Nhân tố thứ nhất Hiệu quả mong đợi (Performance Expectancy) gồm 5

biến quan sát (PE1, PE2, PE3, PE4, PE5) được nhóm lại bằng lệnh trung bình và được đặt tên là hiệu quả mong đợi, ký hiệu PE.

Nhân tố thứ hai Các điều kiện thuận lợi (Facilitating Conditions) gồm 4

biến quan sát (FC1, FC2, FC3, FC4) được nhóm lại bằng lệnh trung bình và được đặt tên là điều kiện thuận lợi, ký hiệu FC.

Nhân tố thứ ba Nhận thức rủi ro (Perceived Risk) gồm 4 biến quan sát (PR1,

PR2, PR3, PR4) được nhóm lại bằng lệnh trung bình và được đặt tên là nhận thức rủi ro, ký hiệu PR.

Nhân tố thứ tư Ảnh hưởng xã hội (Social Influence) gồm 3 biến quan sát

(SI1, SI2, SI3) được nhóm lại bằng lệnh trung bình và được đặt tên là ảnh hưởng xã hội nhận thức chi phí, ký hiệu SI.

Nhân tố thứ năm Các chương trình khuyến mãi (Promotion Programs)

gồm 3 biến quan sát (PP1, PP2, PP3) được nhóm lại bằng lệnh trung bình và được đặt tên là khuyến mãi, ký hiệu PP.

Nhân tố thứ sáu Nhận thức chi phí (Perceived Financial Cost) gồm 3 biến

quan sát (PC1, PC2, PC3) được nhóm lại bằng lệnh trung bình và được đặt tên là nhận thức chi phí, ký hiệu PC.

Nhân tố thứ bảy Nỗ lực mong đợi (Effort Expectancy) gồm 3 biến quan sát

(EE1, EE2, EE4) được nhóm lại bằng lệnh trung bình và được đặt tên là nỗ lực mong đợi, ký hiệu EE.

Bảng 4.6: Ma trận xoay nhân tố lần 2 Nhân tố Nhân tố 1 2 3 4 5 6 7 PE4 .818 PE3 .809 PE1 .715 PE2 .713

PE5 .689 FC2 .833 FC4 .821 FC1 .735 FC3 .642 PR2 .865 PR4 .854 PR1 .729 PR3 .607 SI2 .901 SI1 .900 SI3 .872 PP3 .835 PP2 .797 PP1 .771 PC2 .840 PC1 .817 PC3 .726 EE4 .754 EE1 .697 EE2 .679

4.3.2 Phân tích nhân tố khám phá thang đo ý định sử dụng thanh toán bán lẻ không dùng tiền mặt không dùng tiền mặt

Kết quả kiểm định Bartlett (Bartlett’s test of sphericity) trong bảng kiểm định KMO và Bartlett's (bảng số 7, phụ lục 5) với sig = 0.000 và chỉ số KMO = 0.666 đều đáp ứng được yêu cầu.

Bảng 4.7: Tổng hợp kết quả phân tích nhân tố ý định sử dụng thanh tốn bán lẻ khơng dùng tiền mặt

STT Thông số Giá trị Thỏa mãn

điều kiện

1 KMO 0.666 ≥ 0.5

2 Sig. của Bartlett's Test 0.000 ≤ 0.05

3 Eigenvalues 1.924 > 1

4 Tổng phương sai trích 64.117% ≥50%

Tại mức giá trị Eigenvalues = 1.924 (bảng số 8, phụ lục 5), phân tích nhân tố đã rút trích được 1 nhân tố từ 3 biến quan sát với phương sai trích là 64.117% (> 50%) đạt yêu cầu.

Dựa trên phân tích của bảng ma trận xoay nhân tố (bảng số 9, phụ lục 5), lệnh trung bình được sử dụng để nhóm 3 biến đạt yêu cầu (INT1, INT2, INT3) với hệ số tải nhân tố > 0.5 được đặt tên là ý định sử dụng dịch vụ thanh tốn bán lẻ khơng dùng tiền mặt, ký hiệu INT

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các nhân tố tác động đến ý định sử dụng phương thức thanh toán bán lẻ không dùng tiền mặt của người tiêu dùng tại tp hồ chí minh (Trang 57 - 60)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)