Hoạt động và cách thức hoạt động của các HTXDVNN được điều tra

Một phần của tài liệu GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG của các hợp tác xã DỊCH vụ NÔNG NGHIỆP TRÊN địa bàn HUYỆN THẠCH THÀNH (Trang 75 - 79)

4.2.3.1 Hoạt động của các HTX được điều tra

Hiện nay, trong 20 HTX đang thực hiện 9 dịch vụ phục vụ cho nông nghiệp đó là dịch vụ thủy lợi, BVTV, khuyến nông, làm đất, vận tải...

Dịch vụ thủy lợi có 20 HTX thực hiện, chiếm 100%. Dịch vụ này mang tính thời vụ cao. Khi thực hiện dịch vụ các cán bộ HTX cho biết có gặp phải

một số khó khăn. Thứ nhất, khó khăn địa hình đồng ruộng cao thấp phức tạp khó dẫn nước đến tất cả đồng ruộng. Thứ hai, dịch vụ này hoạt động vào thời gian ngoài giờ làm việc như làm đêm nên khó thu hút được lao động làm công việc này. Thứ ba, gặp khó khăn trong đáp ứng yêu cầu của xã viên vì xã viên có rất nhiều yêu cầu khác nhau và không đồng nhất nên chưa đáp ứng hết được tất cả yêu cầu của họ. Khó khăn tiếp theo là mức lương của tổ đội trưởng và các nhân viên còn thấp dao động từ 200-400 nghìn đồng/tháng.

Dịch vụ BVTV có 10/20 HTX thực hiện (Bảng 4.10). Để thực hiện dịch vụ cần có cán bộ chuyên môn về BVTV vì dịch vụ này không chỉ phục vụ thuốc BVTV mà các cán bộ còn phải trực tiếp đến đồng ruộng của người dân hay xã viên để xem chi tiết về sâu bệnh của cây, rau, hoa màu.Thực hiện dịch vụ này còn khó khăn về nguồn lực và kinh phí, các HTX hầu như thiếu nhân lực chuyên môn về BVTV chủ yếu là cán bộ của huyện đảm nhiệm công việc này. Tuy nhiên, số cán bộ không đủ đối với khối lượng công việc và diện tích cây trồng.

Dịch vụ bảo vệ đồng điền, bảo vệ hoa màu, kênh mương nội đồng. Dịch vụ này kết hợp với dịch vụ thủy lợi để thực hiện. Dịch vụ này gặp phải khó khăn là các cán bộ, nhân viên không thể thường trực trên đồng ruộng, diện tích gieo trồng nhiều mà số cán bộ còn ít.

Dịch vụ vận tải có 5/20 HTX thực hiện (Bảng 4.10). Dịch vụ này chủ yếu phục vụ vận tải mía. Khó khăn nhất của dịch vụ này là hệ thống cơ sở hạ tầng đường bộ đến với những cánh đồng mía còn rất thấp, chủ yếu là đường đất khi gặp mưa sẽ không thể vận chuyển mía đến nơi tiêu thụ.

Dịch vụ khuyến nông có 5 HTX thực hiện chiếm 25% (Bảng 4.10). Dịch vụ này gặp phải khó khăn khả năng truyền đạt của cán bộ chưa cao. Trình độ xã viên còn thấp nên hạn chế khả năng tiếp nhận khoa học kỹ thuật.

Dịch vụ cung ứng giống cây trồng và dịch vụ cung ứng vật tư gặp khó khăn trong cạnh tranh với các cơ sở tư nhân trên thị trường, khó khăn về nguồn vốn.

Dịch vụ tiêu thụ sản phẩm có 80% HTX (Bảng 4.10) thực hiện dịch vụ này. Khó khăn của dịch vụ này là các tiêu chuẩn của các nơi nhận tiêu thụ sản phẩm như tiêu chuẩn về số lượng, chất lượng, thời gian. Sản phẩm của xã viên không đáp ứng được hết tiêu chuẩn đó.

Dịch vụ làm đất có 40% HTX (Bảng 4.10) thực hiện. Để thực hiện hiệu quả hoạt động dịch vụ này cần có phải có máy móc hiện đại, kỹ thuật tốt. Tuy nhiên, hiện nay các HTX chưa được trang bị các thiết bị hiện đại, thiếu những máy cày, máy bừa khổ lớn. Khó khăn có ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả hoạt động dịch vụ làm đất đó là giá xăng, dầu tăng nhanh làm tăng chi phí thực hiện dịch vụ và tăng phí dịch vụ.

Bảng 4.10 Hoạt động dịch vụ- kinh doanh của các HTXDVNN

Tên dịch vụ Số HTX thực hiện Tỉ lệ (%) DV thủy lợi 20 100 DV BVTV 10 50 DV bảo vệ đồng điền 17 85 DV vận tải 5 25 DV khuyến nông 5 25

DV cung ứng giống cây trồng 20 100

DV tiêu thụ sản phẩm 16 80

DV làm đất 8 40

DV cung ứng vật tư 19 95

Nguồn: Điều tra HTXDVNN, 2014 4.2.3.2 Cách thức thực hiện hoạt động của 20 HTXDVNN điều tra

Các HTX thực hiện các hoạt động theo cách thức quy định chung của huyện đề ra với nội dung như sau:

Hoạt động dịch vụ thủy lợi: hoạt động này chủ nhiệm giao cho tổ trưởng tổ dịch vụ thủy lợi chịu trách nhiệm dẫn nước từ trạm bơm phân phối điều hòa cho tất cả các ruộng của xã viên và của nhân dân. Đồng thời tổ trưởng điều hành tiêu nước khi ngập úng, xây dựng kế hoạch mới, tiêu nước đảm bảo theo đúng thời vụ sản xuất. Tổ trưởng chịu trách nhiệm ký hợp đồng tưới hàng năm với xí nghiệp khai thác công trình thủy lợi Thạch Thành và thu

thủy lợi phí theo quy định của tỉnh. Hiện nay, có 27/27 HTXDVNN của huyện thực hiện hoạt động dịch vụ này.

Hoạt động dịch vụ bảo vệ đồng điền: HTX xây dựng nội quy bảo vệ hoa màu, tài sản, sản phẩm của HTX, xã viên và nhân dân trong toàn xã trên nguyên tắc hợp đồng kinh tế có người bảo vệ, nếu mất phải bồi thường theo nội quy HTX. Mọi xã viên của HTX đều phải tuân thủ nội quy này, ai vi phạm đều phải xử phạt theo quy định của HTX và theo quy định của nhà nước.

Hoạt động dịch vụ bảo vệ thực vật: HTX liên kết với trạm bảo vệ thực vật, phòng nông nghiệp, trạm khuyến nông, các công ty giống và công ty phân bón, công ty thuốc bảo vệ thực vật. Cán bộ phụ trách sẽ tư vấn cho xã viên và nhân dân áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, quy hoạch đại trà, đưa các giống có năng suất cao vào sản xuất. HTX chịu trách nhiệm kiểm tra đồng ruộng, dự báo sâu bệnh cho xã viên và nhân dân phòng bệnh và xử lý kịp thời, đúng loại thuốc và đúng liều lượng, đạt hiệu quả cao nhất nếu vùng có dịch lớn HTX phải tổ chức phun đại trà, diệt tập trung từng vùng có dịch.

Hoạt động dịch vụ cung ứng phân bón: dịch vụ này được hoạt động theo mùa. Hàng năm đến vụ người dân và xã viên có nhu cầu về phân bón đến đăng ký tại HTX để được cấp phân bón vào đúng mùa vụ. Xã viên có thể trả tiền ngay hoặc trả sau có tính lãi theo quy định của HTX.

Hoạt động dịch vụ cung ứng giống cây trồng: hoạt động được thực hiện tương tự như hoạt động dịch vụ cung ứng phân bón.

Hoạt động dịch vụ vận tải: dịch vụ này được thực hiện dựa trên hợp đồng mà HTX ký với HTX vận tải hoạt động trên địa bàn toàn huyện. Chi phí của dịch vụ này dựa trên khối lượng hàng hóa vận chuyển. Dịch vụ này chủ yếu thực hiện để vận tải mía cho các xã trồng mía trên địa bàn huyện.

Hoạt động dịch vụ khuyến nông: các cán bộ khuyến nông có nhiệm vụ chuyển giao khoa học kỹ thuật mới, tiên tiến và có hiệu quả cao đến với xã

viên. Cán bộ lắng nghe ý kiến, nhu cầu của xã viên để truyền đạt lại cho Ban quản lý HTX từ đó nghiên cứu đưa ra được những giải pháp thích hợp nhằm thỏa mãn nhu cầu và giải đáp khúc mắc của xã viên và nhân dân.

Hoạt động dịch vụ làm đất: dịch vụ này cũng mới được áp dụng đối với những hộ có diện tích đất lớn như trồng mía, trồng cao su thực hiện ở các khâu cày, bừa, làm khoang, rãnh, luống. Các hộ xã viên có nhu cầu về dịch vụ thì đăng ký với HTX sau đó HTX sẽ bố trí lịch để tiến hành làm đất theo đúng yêu cầu của xã viên. Xã viên trả chi phí làm đất cho HTX.

Hoạt động dịch vụ tiêu thụ sản phẩm: dịch vụ các HTX trên địa bàn huyện chỉ mới thực hiện được cho loại sản phẩm đó là mía, cao su. Các HTX có mía sẽ ký kết hợp đồng với công ty mía đường Việt Đài để đảm bảo đầu ra cho các hộ trồng mía.

Một phần của tài liệu GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG của các hợp tác xã DỊCH vụ NÔNG NGHIỆP TRÊN địa bàn HUYỆN THẠCH THÀNH (Trang 75 - 79)