3.2.3.1 Phương pháp xử lý thông tin
Các tài liệu thu thập đươc sẽ được tập hợp, chọn lọc và hệ thống hóa để tính toán các chỉ tiêu phù hợp cho phân tích đề tài.
Sử dụng phân tổ thống kê để hệ thống và tổng hợp các tài liệu. Sử dụng phần mềm Excel để tính toán.
3.2.3.2 Phương pháp phân tích thông tin
Phương pháp thống kê mô tả là phương pháp sử dụng các chỉ tiêu số tương đối, số tuyệt đối, số trung bình dựa trên việc phân chia tổng thể nghiên cứu thành các nhóm khác nhau dựa trên một tiêu thức, tiêu chí nào đó để phân tích theo hướng mô tả kỹ, sâu sắc thực trạng vấn đề.
Phương pháp này dùng để mô tả điều kiện kinh tế - xã hội, tình hình sản xuất kinh doanh, thu nhập, dân số lao động, quy mô sản xuất của người dân trên địa bàn nghiên cứu, thống kê các kết quả thực hiện các hoạt động kinh doanh dịch vụ trên của các HTXDVNN và các giải pháp đã làm để nâng cao hiệu quả hoạt động của các HTXDVNN.
Phương pháp thống kê so sánh là phương pháp xem xét các chỉ tiêu phân tích bằng cách dựa trên việc so sánh số liệu với một chỉ tiêu cơ sở (chỉ tiêu gốc). Tiêu chuẩn để so sánh thường là: Chỉ tiêu kế hoạch của một kỳ kinh doanh, tình hình thực hiện các kỳ kinh doanh đã qua. Điều kiện để so sánh là: Các chỉ tiêu so sánh phải phù hợp với yếu tố về không gian, thời gian cùng một nội dung kinh tế, đơn vị đo lường, phương pháp tính toán. Phương pháp so sánh có hai hình thức: so sánh tuyệt đối và so sánh tương đối. So sánh tuyệt đối dựa trên hiệu số của hai chỉ tiêu so sánh kỳ phân tích và chỉ tiêu cơ sở. So sánh tương đối là tỷ lệ phần trăm (%) của chỉ tiêu kỳ phân tích so với chỉ tiêu kỳ gốc của 4 nhóm HTX với nhau. So sánh để thể hiện mức hoàn
thành hoặc tỷ lệ của số chênh lệch tuyệt đối với chỉ tiêu gốc để nói lên tốc độ tăng trưởng.
Phương pháp phân tích định tính được sử dụng trong việc phân tích các tài liệu thu thập được từ điều tra phỏng vấn cán bộ xã, huyện và xã viên. Thông qua ý kiến đánh giá của người dân và cán bộ địa phương đối với hiệu quả hoạt động của HTXDVNN.