Nguồn lực của HTXDVNN huyện Thạch Thành

Một phần của tài liệu GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG của các hợp tác xã DỊCH vụ NÔNG NGHIỆP TRÊN địa bàn HUYỆN THẠCH THÀNH (Trang 59 - 66)

4.1.1.1 Quy mô và hoạt động của HTXDVNN của huyện

Quy mô hoạt động của các HTX

Hiện nay, trên địa bàn huyện Thạch Thành có 27 HTXDVNN. Nhóm HTX hoạt động tốt có xu hướng tăng lên tuy nhiên số lượng HTX trong nhóm này còn ít chiếm từ 22-29%. Năm 2013 số HTX hoạt động tốt tăng lên 8 HTX chiếm 29,63% (Đồ thị 4.1). Nhóm HTX hoạt động khá chiếm tỉ lệ cao hơn năm 2013 chiếm 55,56% và có tốc độ phát triển bình quân là 103,51% cho thấy các HTX đang hoạt động có xu hướng tốt dần lên. Nhóm HTX hoạt động trung bình và hoạt động yếu có xu hướng giảm dần vì các HTX này chuyển sang nhóm hoạt động tốt và khá.

Nguồn: Phòng nông nghiệp huyện Thạch Thành, 2013

Nhóm HTX hoạt động yếu giảm dần qua 3 năm từ 7,41% năm 2011 xuống còn 3,7% năm 2013 (Đồ thị 4.1). Một vài HTX hoạt động yếu sau khi đi vào hoạt động thực hiện các giải pháp, chủ trương của Nhà nước và địa phương đã khắc phục được khó khăn và hoạt động hiệu quả hơn.

Hoạt động dịch vụ của các HTXDVNN trên địa bàn huyện Thạch Thành

Hiện nay, trên địa bàn huyện các HTX chủ yếu thực hiện 9 loại dịch vụ là thủy lợi, bảo vệ đồng điền, BVTV, làm đất, khuyến nông, cung ứng giống cây trồng, cung ứng vật tư, tiêu thụ sản phẩm.

Bảng 4.1 Hoạt động dịch vụ của các HTXDVNN

Chỉ tiêu

Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Tốc độ phát triển (%)

SL CC (%) SL CC (%) SL CC (%) 12/11 13/12 BQ Tổng số 27 100 27 100 27 100 100 100 100 DV thủy lợi 27 100 27 100 27 100 100 100 100 DV BVTV 12 44,44 12 44,44 12 44,44 100 100 100 DV bảo vệ đồng điền 22 81,48 21 77,78 22 81,48 95,45 104,76 100 DV vận tải 1 3,70 1 3,70 3 11,11 100 300 173,21 DV khuyến nông 5 18,52 3 11,11 4 14,81 60 133,33 89,44

DV cung ứng giống cây trồng

22 81,48 21 77,78 22 81,48 95,45 104,76 100

DV tiêu thụ sản phẩm 24 88,89 24 88,89 24 88,89 100 100 100

DV làm đất 13 48,15 14 51,85 14 51,85 107,69 100 103,77

DV cung ứng vật tư 24 88,89 21 77,78 25 92,59 87,5 119,05 102,06

Dịch vụ thủy lợi là dịch vụ được tất cả 27/27 HTX trên địa bàn huyện thực hiện trong 3 năm qua. Dịch vụ này thu phí dịch vụ theo quy định của tỉnh được HĐND huyện thông qua.

Dịch vụ bảo vệ thực vật: dịch vụ này mang lại lợi ích là hoa màu nếu bị sâu bệnh thì xã viên sẽ được cán bộ chuyên môn tư vấn dùng thuốc hiệu quả và số lượng HTX. Dịch vụ tiêu thụ sản phẩm đem lại lợi ích cho người trồng mía, cao su. Số HTX thực hiện dịch vụ này chiếm 88,89%. Hai loại dịch vụ này có xu hướng không tăng trong 3 năm. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng này là do để thực hiện hai loại dịch vụ này cần có lượng vốn lớn và nhân lực đặc biệt là dịch vụ bảo vệ thực vật cần có cán bộ chuyên môn phụ trách công việc này. Trong khi đó, các HTXDVNN đang gặp phải khó khăn về vốn và nhân lực nên chưa mở rộng thêm loại dịch này.

Dịch vụ bảo vệ đồng điền có mục đích là bảo vệ hoa màu, tài sản, sản phẩm cho HTX và xã viên có 22/27 HTX thực hiện dịch vụ này. Dịch vụ làm đất tiến hành làm đất cho các xã viên có nhu cầu sử dụng dịch vụ. Dịch vụ cung ứng giống cây trồng hiện nay có số lượng HTX thực hiện chiếm đến 81,48% và có tốc độ phát triển năm 2013 so với năm 2012 là 104,76% (Bảng 4.1) tăng lên một HTX so với năm 2012. Ba loại dịch vụ này có xu hướng tăng lên nhưng rất ít chỉ có thêm 1 HTX làm thêm dịch vụ trong 3 năm qua.

Dịch vụ khuyến nông khi thực hiện dịch vụ này thì xã viên sẽ được cung cấp về khoa học kỹ thuật mới, được lắng nghe về nhu cầu cần đáp ứng. HTX lựa chọn cán bộ khuyến nông để đảm nhiệm dịch vụ này. Dịch vụ này trên địa bàn huyện các xã thực hiện còn rất ít mới chỉ có 4/27 HTX, chiếm 14,81% (Bảng 4.1). Dịch vụ này có xu hướng giảm do một vài nguyên nhân trên địa bàn các xã có bộ phận làm khuyến nông và đang thực hiện tốt hoạt động này vì vậy người dân và xã viên có ít nhu cầu hơn đối với dịch vụ khuyến nông của HTXDVNN, vì vậy các HTXDVNN ít mở rộng thêm loại dịch vụ này.

Dịch vụ cung ứng vật tư có xu hướng tăng và đạt tốc độ phát triển bình quân là 102,06% (Bảng 4.1). Dịch vụ vận tải được HTXDVNN ký hợp đồng với HTXDV vận tải. Dịch vụ này chiếm tỷ lệ rất ít chỉ có 3,7% năm 2011 và 2012, đến năm 2013 tỷ lệ này tăng lên chiếm 11,11% đạt tốc độ phát triển là 173,21% (Bảng 4.1). Hai loại dịch vụ này có xu hướng tăng trong 3 năm qua vì nhu cầu của xã viên đối với hai loại dịch vụ này khá cao, mặt khác hai loại dịch vụ này cũng mang lại nhiều lợi nhuận cho các HTXDVNN.

4.1.1.2 Lao động của các HTXDVNN huyện Thạch Thành

Bảng 4.2 Trình độ của các cán bộ HTX huyện Thạch Thành TT Chức danh Danh mục Tổng số Chủ nhiệm Phó chủ nhiệm Trưởng ban kiểm soát Kế toán trưởng Kho quỹ Tổng số cán bộ 145 27 37 27 28 26 1 Trình độ văn hóa  THCS 13 2 4 3 1 3  THPT 132 25 33 24 27 23

2 Trình độ chuyên môn, nghiệp vụ

 Đại học 5 2 2 1 0 0

 Cao đẳng 13 1 1 1 7 3

 Trung cấp 60 13 9 8 18 `2

 Sơ cấp 47 12 16 11 3 5

 Chưa qua đào tạo 20 0 8 6 0 6

Nguồn: Phòng nông nghiệp & PTNT huyện Thạch Thành, 2013

Trong cơ cấu của HTXDVNN trên địa bàn huyện gồm có chủ nhiệm, phó chủ nhiệm, kiểm soát viên, kế toán. Theo kết quả điều tra trình độ của các cán bộ còn rất thấp và độ tuổi làm việc cao dẫn đến hiệu quả thực hiện công việc không đạt được công suất như mong muốn. Mặc dù, các lớp tập huấn, các khóa đào tạo đã được mở ra nhưng vẫn chưa làm thay đổi nhiều trình độ của các cán bộ. Ở trình độ chuyên môn nghiệp vụ thì chỉ có 3,45% cán bộ tương ứng 5 người ở trình độ đại học, ở trình độ trung cấp có 41,38%. Còn 20 cán bộ đang công tác trong HTX chưa qua đào tạo trong đó 8 cán bộ ở chức vụ phó chủ nhiệm (Bảng 4.2). Tình hình này cho thấy các cán bộ có trình độ chuyên môn thấp, công tác tuyển chọn cán bộ chưa đáp ứng yêu cầu. Hầu hết các các bộ có trình độ văn hóa THPT trở lên với 132 cán bộ ở trình độ này

(Bảng 4.2). Các HTXDVNN cũng đã có các biện pháp như tập huấn, đào tạo cán bộ, tuyển chọn cán bộ có năng lực để nâng cao chất lượng dịch vụ.

4.1.1.3 Vốn và tài sản của HTXDVNN

Theo số liệu bảng 4.3 cho thấy, vốn góp kinh doanh dịch vụ ngoài cổ phần còn thấp chỉ ở mức dưới 2 triệu đồng. Tốc độ phát triển bình quân hàng năm chỉ đạt 87,17% (Bảng 4.3) điều này cho thấy số vốn góp giảm đi ảnh hưởng đến vốn hoạt động của HTX. Diện tích đất canh tác của HTX tăng lên trong 3 năm qua, hiện nay tổng diện tích là 18.821,26 ha, đạt tốc độ phát triển bình quân là 106,34%. Tổng số vốn góp của xã viên tăng dần qua 3 năm với tốc độ phát triển bình quân đạt 125,78%. Giá trị vốn góp bình quân một cổ phần biến động nhưng bình quân giá trị này tăng 65,41% (Bảng 4.3) điều này cho thấy các xã viên có hy vọng nhiều hơn vào HTX, đóng cổ phần để được chia lợi nhuận.

Bảng 4.3 Vốn và tài sản của các HTXDVNN huyện Thạch Thành từ năm 2011-2013 Chỉ tiêu ĐVT Năm Tốc độ phát triển (%) 2011 2012 2013 12/11 13/12 BQ Vốn góp KD-DV( ngoài cổ phần theo điều lệ) Tr.đ 1.779 1.030 1.351,80 57,89 131,24 87,17 Tổng diện tích đất canh tác của HTX Ha 16.644 17.047 18.821,2 6 102,42 110,41 106,34

BQ diện tích đất/nhân khẩu

M2/k 34,382 35,784 36,657 104,08 102,44 103,26

+ Năng lực vận tải

- Số phương tiện ô tô tham

gia vận tải Cái 55 48 53 87,27 110,42 98,16

- Giá trị phương tiện vận tải

hiện có Tr.đ 17.804 17.804 17.804 100 100 100

Tổng số vốn góp cổ phần

xã viên góp Tr.đ 1.679 1.801 2.656,45 107,27 147,50 125,78

Giá trị BQ 1 cổ phần 1.000đ 307,7 182,9 841,9 59,44 460,31 165,41

Nguồn: Phòng nông nghiệp huyện Thạch Thành, 2013

Lợi nhuận của các HTX được phân chia như sau: Bổ sung quỹ phát triển sản xuất HTX 10%, quỹ dự phòng 10%, quỹ khen thưởng 10%, chia lãi cổ phần 20%, chia công quản lý 50%. Nếu kinh doanh thua lỗ có hai trường

hợp để xử lý như sau: Nếu do nguyên nhân khách quan, thiên tai bất khả kháng thì Ban quản trị trình đại hội xã viên có thể trích số tiền lãi của các năm trước để xử lý lỗ do đại hội quyết định; nếu lỗ do Ban quản trị gây ra thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật.

4.1.1.4 Các thông tin về xã viên của HTX trên địa bàn huyện Thạch Thành

Theo số liệu bảng 4.4 ta thấy, số hộ có trên địa bàn hiện nay là 32.126 hộ, trong đó số hộ tham gia HTX là 23.434 chiếm 72,94%. Có thể thấy các HTX đã thu hút được đông đảo hộ tham gia, nguyên nhân là do trên địa bàn huyện chủ yếu là các hộ hoạt động nông nghiệp nên muốn hợp tác với nhau để cùng phát triển, số còn lại không tham gia là những hộ không hoạt động nông nghiệp hoặc không có ý muốn tham gia HTX. Tuy nhiên, số lao động HTX sử dụng còn rất ít so với số lao động có trên địa bàn và nhu cầu về lao động của HTX phụ thuộc vào thời vụ.

Bảng 4.4 Tổng hợp các thông tin về xã viên của HTX từ năm 2011-2013

Chỉ tiêu ĐVT Năm

2011 2012 2013

Tổng số hộ có trên địa bàn HTX Hộ 28.837 31.357 32.126

Trong đó: số hộ tham gia Hộ 20.154 21.165 23.434

Tổng số nhân khẩu có trên địa bàn HTX Khẩu 133.952 134.723 141.045

Tổng số lao động có trên địa bàn LĐ 59.802 66.228 67.593

Trong đó: lao động HTX sử dụng làm dịch vụ và trả công

LĐ 976 1.152 1.225

Số tổ dịch vụ Tổ 223 223 223

Số xã viên của HTX XV 20.261 26.356 27.703

Số xã viên góp cổ phần theo điều lệ XV 5.458 9.846 9.496

Nguồn: Phòng nông nghiệp & PTNT huyện Thạch Thành, năm 2013

Theo kết quả tổng hợp thì số hộ tham gia vào HTX, số lao động của HTX, số xã viên trên địa bàn huyện qua 3 năm có chiều hướng tăng lên, số lao động tăng từ 59.802 năm 2011 lên 67.593 (Bảng 4.4) điều này chứng tỏ các HTX trên địa bàn huyện đã thu hút được nhiều thành viên hơn và giải quyết được nhiều việc làm hơn cho lao động trong HTX. Tuy nhiên, tồn tại

một thực trạng là không phải tất cả đều góp vốn cổ phần mà chỉ khoảng 28- 34% xã viên góp vốn. Mặt khác, số vốn góp cổ phần và vốn góp kinhh doanh- DV của xã viên chưa cao gây ra khó khăn về vốn cho HTX.

Một phần của tài liệu GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG của các hợp tác xã DỊCH vụ NÔNG NGHIỆP TRÊN địa bàn HUYỆN THẠCH THÀNH (Trang 59 - 66)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(121 trang)
w