Đặc điểm tự nhiên

Một phần của tài liệu GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG của các hợp tác xã DỊCH vụ NÔNG NGHIỆP TRÊN địa bàn HUYỆN THẠCH THÀNH (Trang 46 - 48)

3.1.1.1 Vị trí địa lý

Thạch Thành là huyện miền núi phía Tây tỉnh Thanh Hóa, có tọa độ địa lý từ 20003' 50”đến 20023'05” vĩ độ Bắc, từ 105014'30” đến 104049'00” độ kinh Đông. Trung tâm huyện là thị trấn Kim Tân, cách thành phố Thanh Hóa 60 km về phía Tây Bắc.

Thạch Thành có thuận lợi về mặt địa lý: là huyện có đường Hồ Chí Minh và Quốc lộ 45 đi qua, có nhà máy mía đường Việt Đài, Đô thị Vân Du giúp huyện có điều kiện giao lưu kinh tế - văn hoá và phát triển nhanh hơn, năng động hơn so với một số huyện miền núi khác trong tỉnh.

Toàn huyện có 28 đơn vị hành chính (gồm 26 xã và 2 thị trấn), có ranh giới tiếp giáp như sau: (i) Phía Bắc giáp tỉnh Hoà Bình, tỉnh Ninh Bình; (ii) Phía Nam giáp huyện Cẩm Thuỷ, huyện Vĩnh Lộc; (iii) Phía Đông giáp huyện Hà Trung; (iv) Phía Tây giáp huyện Bá Thước và huyện Cẩm Thuỷ (Phòng nông nghiệp và PTNT huyện Thạch Thành, 2013).

Thạch Thành là một huyện miền núi của tỉnh có những điều kiện thuận lợi để phát triển kinh tế và đồng thời cũng gặp phải không ít khó khăn khi nằm ở vị trí địa lý này.

3.1.1.2 Đặc điểm địa hình

Địa hình của huyện tương đối phức tạp, bị chia cắt nhiều, đất đai chủ yếu được hình thành tại chỗ. Tổng quan địa hình có hướng nghiêng dần từ Tây Bắc xuống Đông Nam. Tuy nhiên, bên cạnh những dãy núi còn có nhiều thung lũng bằng phẳng thuận tiện cho phát triển trồng trọt.

Theo tổng hợp của phòng nông nghiệp, huyện Thạch Thành có độ cao trung bình của huyện từ 200m đến 400m (cao nhất là 825m, thấp nhất là 15m).

Căn cứ đặc thù địa hình có thể phân chia huyện Thạch Thành làm 2 vùng địa hình: Vùng đồi núi cao và vùng đồi núi thấp.

+ Vùng núi cao: Tổng diện tích: 27.205,46 ha, chiếm 48,65 % diện tích toàn huyện gồm 8 xã: Thạch Lâm, Thạch Quảng, Thạch Tượng, Thành Yên, Thành Minh, Thạch Cẩm, Thành Mỹ, Thành Vinh có địa hình phức tạp, độ dốc thường từ cấp III trở lên thuận lợi cho phát triển lâm nghiêp, cây lâu năm và cây công nghiệp hàng năm.

+ Vùng đồi núi thấp: Diện tích 28.713,98 ha, chiếm 51,35% tổng diện tích tự nhiên, có độ dốc thấp hơn và có nhiều thung lũng thuận lợi cho phát triển cây lúa nước, cây công nghiệp hàng năm.

Thổ nhưỡng: Theo số liệu và bản đồ thổ nhưỡng của tỉnh, huyện Thạch Thành với diện tích điều tra 49.508,78 ha bao gồm các loại đất đang sử dụng vào nông nghiệp, lâm nghiệp và có khả năng nông lâm kết hợp.

Ngoài ra, do địa bàn huyện có sông Bưởi chạy qua, đã chia cắt huyện thành 2 vùng: Vùng tả sông Bưởi gồm thị trấn Kim Tân và 16 xã; vùng hữu sông Bưởi có 9 xã.

Nhìn chung, huyện Thạch Thành có địa hình đồi núi là chủ yếu. Địa hình khá phức tạp vì thế cần có các biện pháp để lựa chọn cách thức, giống cây trồng hợp lý nhằm phát triển kinh tế xã hội.

3.1.1.3 Đặc điểm khí hậu thủy văn

Thạch Thành nằm trong tiểu vùng khí hậu trung du phía Bắc tỉnh Thanh Hoá có các đặc trưng chủ yếu được tổng hợp trong báo cáo của phòng nông nghiệp huyện Thạch Thành như sau:

Nhiệt độ: Tổng nhiệt độ trung bình năm từ 8.100– 8.5000C. Biên độ năm từ 10 – 120C. Biên độ ngày từ 7 – 90C. Mùa đông nhiệt độ tương đối thấp, nhiệt độ trung bình tháng 1 là 15,50C - 16,50C, có nơi xuống dưới 150C. Mùa hè nhiệt độ không cao lắm.

Mưa: Lượng mưa trung bình năm từ 1.600mm – 1.900mm, vụ mùa chiếm khoảng 86% - 89%. Tháng 8 và tháng 9 có lượng mưa lớn nhất (khoảng 300mm). Tháng 1, tháng 2 có lượng mưa thấp nhất (10mm - 12mm). Thiên tai chủ yếu là mưa to, lũ quét, lốc xoáy, rét đậm và sương muối.

Thủy văn và nguồn nước: Thạch Thành nằm trong tiểu vùng thủy văn sông Bưởi có các đặc trưng chủ yếu sau: Các sông suối trên địa bàn huyện thường ngắn, dốc, lòng sông hẹp và quanh co uốn khúc, mùa mưa lượng nước dâng nhanh cùng lúc đổ về sông Bưởi nên thường tạo lũ quét.

Một phần của tài liệu GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG của các hợp tác xã DỊCH vụ NÔNG NGHIỆP TRÊN địa bàn HUYỆN THẠCH THÀNH (Trang 46 - 48)