1.5 Bài học kinh nghiệm từ các nƣớc khác trên thế giới:
1.5.3 Bài học kinh nghiệm từ Hàn Quốc:
Bốn tháng sau cuộc khủng hoảng tài chính Châu Á nổ ra, từ cuối tháng 11- 1997, Chính phủ Hàn Quốc bắt đầu thực thi một chƣơng trình cải cách toàn diện ngành ngân hàng. Ủy ban giám sát tài chính (FSC) đƣợc thành lập. Mục tiêu ban đầu của Ủy ban là xem xét thu hồi giấy phép hay đình chỉ hoạt động của những tổ chức tài chính khơng thể tiếp tục hoạt động; lành mạnh hóa bảng cân đối tài chính của các tổ chức tài chính có khả năng tồn tại, hợp nhất những ngân hàng nhỏ thành ngân hàng lớn trên cơ sở các mơ hình ngân hàng của Hoa Kỳ và Châu Âu, cho phép các ngân hàng đã đƣợc tái cơ cấu tham gia vào quá trình tái cơ cấu các tập đồn kinh tế Hàn Quốc (cheabol).
Theo báo cáo điều tra của FSC, một số ngân hàng của Hàn Quốc không đủ khả năng tồn tại vì các ngân hàng này không đáp ứng những yêu cầu tối thiểu về tiêu chuẩn vốn. Vì vậy các ngân hàng này đƣợc yêu cầu đệ trình phƣơng án tái cơ cấu của chính mình, trong đó nêu cụ thể những biện pháp cắt giảm chi phí, tái cơ cấu nguồn vốn và những thay đổi về quản l . Tuy nhiên các đề án của các ngân hàng này đều không khả thi và khơng đƣợc FSC chấp nhận. Do đó chỉ cịn lại một số ngân hàng đƣợc chấp nhận hoạt động trên cơ sở có điều kiện.
Chính phủ Hàn Quốc đã hỗ trợ cho các ngân hàng đƣợc cơ cấu lại bằng việc cấp thêm vốn thông qua trái phiếu chính phủ do Cơ quan bão lãnh tiền gởi Hàn Quốc phát hành và đƣợc Chính phủ Hàn Quốc bảo lãnh.
Tiếp đó, Chính phủ Hàn Quốc cũng yêu cầu các ngân hàng đƣợc phép hoạt động có điều kiện phải hợp nhất với nhau hoặc tự tìm những đối tác nƣớc ngồi có
khả năng về vốn và có kinh nghiệm quản l trong ngành ngân hàng. Để nhận đƣợc sự trợ giúp của Chính phủ, các ngân hàng này phải giảm 45-50% nhân viên, sắp xếp lại hoạt động của bộ máy lãnh đạo, củng cố hệ thống mạng lƣới chi nhánh, đảm bảo tìm kiếm đƣợc đối tác để hợp nhất hay đối tác hợp tác nƣớc ngoài và phải thay thế bộ máy điều hành cũ bằng đội ngũ các chuyên gia ngân hàng trong nƣớc và quốc tế theo mô hình của Anh hoặc Hoa Kỳ. Theo quan điểm của FSC, những quyết định liên quan tới chiến lƣợc kinh doanh, quản ý rủi ro, bổ nhiệm và đánh giá hiệu quả công việc của đội ngũ lãnh đạo phải do một ban giám đốc độc lập tiến hành. Bên cạnh đó, FSC cũng theo dõi chặt chẽ những ngân hàng khác có tỷ lệ vốn tự có thấp hơn tỷ lệ tiêu chuẩn Basel là 8%. Nếu bảng cân đối tài sản của những ngân hàng này không đáp ứng các tiêu chuẩn quốc tế thì FSC sẽ yêu cầu các ngân hàng này phải có những biện pháp sửa chữa kịp thời.
Từ đó, hầu hết các ngân hàng buộc phải cơ cấu lại của Hàn Quốc đã thành công trong việc tiến hành các biện pháp cải cách do FSC yêu cầu. Nhìn chung các ngân hàng này giảm đƣợc 20% nhân viên và lành mạnh hóa hệ thống bằng việc đóng cửa hơn 700 chi nhánh. Để đạt đƣợc điều này, các ngân hàng buộc phải hợp nhất với nhau để tạo ra những ngân hàng lớn có sức cạnh tranh cao, đồng thời cắt giảm đƣợc chi phí và nhân viên.
Ngoài ra một số ngân hàng nhỏ của Hàn Quốc cũng đã đƣợc các ngân hàng lớn mua lại với sự hỗ trợ của Chính phủ. Tuy nhiên việc mua lại này rất tốn kém đối với Chính phủ Hàn Quốc vì nhà nƣớc phải bỏ ra rất nhiều tiền mua lại nợ xấu, bù đắp những khoản trƣợt giá và tái cơ cấu vốn cho ngân hàng. Do đó các nhà đầu tƣ nƣớc ngồi đƣợc khuyến khích đầu tƣ vào hệ thống ngân hàng Hàn Quốc.