Kiến nghị đối với Chính phủ, Ngân hàng Nhà nƣớc, các bộ liên quan và

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp phát triển hoạt động huy động vốn tiền gửi cho ngân hàng thương mại cổ phần ngoại thương việt nam , luận văn thạc sĩ (Trang 88 - 93)

Hiệp hội ngân hàng

Duy trì sự ổn định kinh tế :

Môi trƣờng kinh tế vĩ mô ảnh hƣởng rất lớn đến công tác huy động vốn của nền kinh tế nói chung và của các NHTM nói riêng. Để tạo điều kiện cho các NHTM phát triển bền vững, Chính phủ cần tiếp tục duy trì sự ổn định kinh tế vĩ mơ.

Kiểm sốt lạm phát: Sự biến động mạnh trong tỷ lệ lạm phát sẽ làm cho các NHTM gặp nhiều khó khăn vì ngân hàng khó điều chỉnh lãi suất theo kịp tỷ lệ lạm phát. Hơn nữa, tỷ lệ lạm phát cao cũng sẽ làm cho những nỗ lực cải cách tài chính nhằm thu hút tiền gởi tiết kiệm có kỳ hạn bằng cách nâng cao lãi suất tiền gởi sao cho lãi suất thực dƣơng có thể khơng thựchiện đƣợc. Do vậy việc kiểm soát lạm phát có nghĩa rất lớn trong việc tạo điều kiện cho các NHTM huy động vốn từ các thành phần kinh tế trong xã hội.

Duy trì sự tăng trƣởng kinh tế: Nền kinh tế Việt Nam đang trong giai đoạn phát triển, vai trị của Chính phủ trong việc duy trì tốc độ tăng trƣởng kinh tế là rất quan trọng, có ảnh hƣởng tích cực đến sự phát triển của hệ thống các NHTM. Một nền kinh tế tăng trƣởng ổn định thì thu nhập của ngƣời dân sẽ dần đƣợc cải thiện và nâng cao, từ đó họ sẽ có điều kiện tích lũy thu nhập qua hệ thống NHTM.

Hồn thiện mơi trường pháp lý:

Trong xu thế hội nhập kinh tế, vấn đề môi trƣờng pháp lý cho các hoạt động kinh tế có vai trị quan trọng, tác động mạnh mẽ tới sự phát triển và sự tự chủ kinh tế của đất nƣớc. Để giảm thiểu những bất lợi cũng nhƣ tận dụng những thời cơ của quá trình hội nhập vào phát triển kinh tế của đất nƣớc, có nhiều vấn đề đƣợc đặt ra, trong đó việc hồn thiện mơi trƣờng pháp l đƣợc coi là yếu tố quan trọng khơng thể trì hỗn.

Trong thời gian qua, hệ thống pháp luật điều chỉnh hoạt động của các tổ chức tín dụng ở Việt Nam đã có nhiều chuyển biến đáng kể nhƣng nhìn chung vẫn còn nhiều bất cập. Trong thời gian tới, để tạo điều kiện cho hệ thống các NHTM phát triển đúng định hƣớng, có hiệu quả, góp phần vào sự phát triển kinh tế xã hội của đất nƣớc, Chính phủ cần tập trung giải quyết các vấn đề sau:

- Tiếp tục rà soát, sửa đổi, bổ sung cơ chế chính sách và các văn bản pháp quy phù hợp với lộ trình thực hiện các cam kết quốc tế về lĩnh vực tiền tệ, ngân hàng. Để đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế và các cam kết của nƣớc ta đã k khi gia nhập tổ chức thƣơng mại thế giới WTO thì việc sửa đổi và sớm đƣa vào thực hiện Luật NHNN và Luật các TCTD là một bƣớc đi quan trọng. Đây là hai bộ luật có tính nhạy cảm và phức tạp, cần đƣợc xem xét kỹ lƣỡng để sửa đổi, bổ sung bảo đảm phù hợp với điều kiện và đặc điểm của nƣớc ta cũng nhƣ các yêu cầu nƣớc ta đã k kết về lĩnh vực dịch vụ tài chính ngân hàng khi gia nhập WTO. Năm 2010 là năm có điểm mốc pháp lý quan trọng đối với ngành ngân hàng. Ngày 16/06/2010, Quốc hội nƣớc CHXHCN Việt Nam khóa XII kỳ họp thứ 7 đã thông qua Luật NHNN Việt Nam số 46/2010/QH12 và Luật các TCTD số 47/2010/QH12, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/01/2010. Cũng nhƣ thông tƣ 13/2010/TT-NHNN về các tỷ lệ

đảm bảo an toàn trong hoạt động của các tổ chức tín dụng, trƣớc khi đƣa vào thực tiễn cần có những thảo luận, kiến nghị và kết quả là sự ra đời của thông tƣ 19/2010/TT-NHNN, việc nghiên cứu, quán triệt các điểm mới của Luật các TCTD, Luật NHNN, những tác động của các Luật này đối với hoạt động ngân hàng, đề xuất, kiến nghị các nội dung cần quy định chi tiết và hƣớng dẫn thi hành để đảm bảo tính khả thi của Luật là rất cần thiết.

- Ban hành các văn bản dƣới luật hƣớng dẫn nhất quán với các bộ luật có liên quan để tạo ra tính đồng bộ và hồn chỉnh của hệ thống pháp luật về tiền tệ và hoạt động ngân hàng.

- Tăng cƣờng hoạt động thanh tra, giám sát từ Trung ƣơng đến địa phƣơng, các Bộ ngành có liên quan nhằm xây dựng một mơi trƣờng kinh doanh minh bạch, lành mạnh, trong đó các doanh nghiệp đều bình đẳng trƣớc pháp luật, tạo điều kiện cho mọi thành phần kinh tế phát triển, tăng khả năng cạnh tranh và thu hút vốn vào ngân hàng.

Đẩy mạnh thanh tốn khơng dùng tiền mặt

Chính phủ cần đẩy mạnh hoạt động thanh tốn khơng dùng tiền mặt thông qua các biện pháp:

Hồn thiện khn khổ pháp lý, bao gồm các luật và các quy định liên quan đến các chủ thể tham gia thanh tốn khơng dùng tiền mặt thơng qua hệ thống thanh toán của các ngân hàng theo hƣớng phân định rõ quyền hạn, trách nhiệm của các bên tham gia hoạt động thanh tốn khơng dùng tiền mặt, trên cơ sở đó có biện pháp kiểm sốt rủi ro pháp lý thích hợp.

Tích cực chỉ đạo triển khai các đề án thành phần của Đề án thanh toán không dùng tiền mặt giai đoạn 2006-2010 và định hƣớng đến năm 2020.

Thông tin, quảng bá, phổ biến kiến thức trên các phƣơng tiện thông tin đại chúng cho các tổ chức, cá nhân về thanh tốn khơng dùng tiền mặt

Khuyến khích thanh tốn khơng dùng tiền mặt bằng các chính sách ƣu đãi về thuế, phí trong lĩnh vực thanh tốn.Huy động nguồn lực để đầu tƣ, nâng cấp, phát triển hệ thống thanh toán.

Kiến nghị đối với ngân hàng nhà nước:

Về điều hành chính sách tiền tệ và quản lý ngoại hối:

Điều hành chính sách tiền tệ theo nguyên tắc thận trọng, linh hoạt và hiệu quả trên nền tảng các cơng cụ chính sách tiền tệ hiện đại và công nghệ tiên tiến. Mục tiêu bao trùm của chính sách tiền tệ trong giai đoạn này là ổn định giá trị đồng tiền, kiểm soát lạmphát, bảo đảm an tồn hệ thống ngân hàng và góp phần tạo môi trƣờng thuận lợi cho tăng trƣởng kinh tế.

Xây dựng và thực thi chính sách tiền tệ theo ngun tắc thị trƣờng thơng qua việc đổi mới, hoàn thiện các công cụ CSTT, đặc biệt là các công cụ gián tiếp mà vai trò chủ đạo là nghiệp vụ thị trƣờng mở.

Tiếp tục thực hiện có hiệu quả cơ chế tỷ giá hối đoái linh hoạt, theo cơ chế thị trƣờng và theo hƣớng gắn với một rổ các đồng tiền của các đối tác thƣơng mại, đầu tƣ quan trọng tại Việt Nam. Nới lỏng dần biên độ giao dịch của tỷ giá chính thức, tiến tới sử dụng các cơng cụ gián tiếp để điều hành tỷ giá hối đoái. Giảm mạnh và tiến tới xóa bỏ sự can thiệp hành chính vào thị trƣờng ngoại hối. Phát triển mạnh thị trƣờng ngoại hối và các thị trƣờng tiền tệ phái sinh theo các thông lệ quốc tế. NHNN chỉ can thiệp thị trƣờng và đáp ứng các nhu cầu ngoại tệ thiết yếu của đất nƣớc, chủ yếu nhằm thực hiện mục tiêu CSTT và bình ổn thị trƣờng tiền tệ.

Hiện nay NHNN cần có biện pháp can thiệp để thu hẹp chênh lệch tỷ giá giữa thị trƣờng tự do và giá niêm yết. Cơn khát ngoại tệ của các doanh nghiệp tăng cao trong những tháng cuối năm cần đƣợc NHNN can thiệp kịp thời.

Về cơ chế quản lý:

Phát huy vai trò của một NHTW, chủ yếu thực hiện các chức năng ngân hàng trung ƣơng (ngân hàng phát hành tiền, ngân hàng của các ngân hàng, ngƣời cho vay cuối cùng, cơ quan điều tiết thị trƣờng tiền tệ và trung tâm thanh toán) và các chức năng quản l Nhà nƣớc đối với lĩnh vực tiền tệ - ngân hàng, bảo đảm an toàn hệ thống ngân hàng. Nhiệm vụ của NHNN chủ yếu nhằm mục tiêu ổn định giá trị đồng tiền, kiểm sốt lạm phát, bảo đảm an tồn hệ thống tiền tệ - ngân hàng, góp phần tạo mơi trƣờng vĩ mơ thuận lợi cho tăng trƣởng và phát triển bền vững kinh tế xã hội.

NHNN độc lập trong việc xây dựng, điều hành chính sách tiền tệ, lãi suất và tỷ giá hối đối. Nâng cao vai trị, trách nhiệm và quyền hạn của NHNN trong việc tổ chức thực hiện các chiến lƣợc, xây dựng và điều hành chính sách tiền tệ trên cơ sở phân định rõ quyền hạn, nhiệm vụ và hạn chế sự can thiệp của các cơ quan liên quan vào quá trình xây dựng và thực thi CSTT, pháp luật về tiền tệ và hoạt động ngân hàng.

Xây dựng hệ thống giám sát rủi ro trong hoạt động của ngân hàng có khả năng cảnh báo sớm đối với các TCTD có vấn đề và các rủi ro trong hoạt động ngân hàng. Rà sốt và hồn thiện các quy định về an tồn hoạt động ngân hàng phù hợp với thông lệ quốc tế và đảm bảo biệc tuân thủ nghiêm túc các quy định này.

Hoàn thiện và phát triển các hệ thống an toàn để đáp ứng các nhu cầu phát triển của nền kinh tế, giảm thiểu rủi ro hệ thống và tăng cƣờng hiệu quả trong điều hành chính sách tiền tệ quốc gia.

Tiếp tục đẩy mạnh hợp tác quốc tế và tham gia các hiệp ƣớc, thỏa thuận quốc tế về giám sát ngân hàng và an tồn hệ thống tài chính. Tăng cƣờng trao đổi thơng tin với các cơ quan giám sát ngân hàng nƣớc ngoài.

Xây dựng khung pháp lý cho các mơ hình tổ chức tín dụng mới, các tổ chức có hoạt động mang tính chất hỗ trợ cho hoạt động của các tổ chức tín dụng nhƣ Cơng ty xếp hạng tín dụng, cơng ty mơi giới tiền tệ nhằm phát triển hệ thống các tổ chức tín dụng

Đổi mới cơ chế chính sách theo nguyên tắc thị trƣờng và nâng cao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm của các tổ chức tín dụng

Hoàn thiện các quy định phù hợp với yêu cầu ứng dụng công nghệ điện tử và chữ k điện tử trong lĩnh vực ngân hàng. Tiếp tục đổi mới cơ chế quản lý ngoại hối theo hƣớng kiểm sốt có chọn lọc các giao dịch vốn (Việt Nam đã tự do hóa hồn tồn các giao dịch vãng lai)

Hoàn thiện các quy định về dịch vụ ngân hàng hiện đại nhƣ các dịch vụ ủy thác, các sản phẩm phái sinh…

Chính sách tiền tệ cần tiếp tục đƣợc điều hành thận trọng, linh hoạt phù hợp với biến động thị trƣờng, tăng cƣờng vai trò chủ đạo của nghiệp vụ thị trƣờng mở trong điều hành chính sách tiền tệ; gắn điều hành tỷ giá với lãi suất; gắn điều hành nội tệ với ngoại tệ; nghiên cứu, lựa chọn lãi suất chủ đạo của NHNN để định hƣớng và điều tiết lãi suất thị trƣờng

Nâng cao cơng tác phân tích và dự báo kinh tế tiền tệ phục vụ cho công việc điều hành chính sách tiền tệ nhằm đáp ứng mục tiêu đổi mới Ngân hàng Nhà nƣớc thành Ngân hàng Trung ƣơng hiện đại theo hƣớng áp dụng mơ hình kinh tế lƣợng vào dự báo lạm phát và các chỉ tiêu kinh tế vĩ mô tiền tệ khác

Xây dựng quy trình thanh tra, giám sát dựa trên cơ sở rủi ro, thiết lập hệ thống cảnh báo sớm để phát hiện các TCTD đang gặp khó khăn thơng qua giám sát từ xa và xếp hạng TCTD.

Tăng cƣờng vai trò và năng lực hoạt động của Trung tâm thông tin về tài chính ngân hàng trong việc thu thập, xử lý và cung cấp thông tin về tài chính ngân hàng nhằm hỗ trợ hoạt động kinh doanh của các TCTD.

Kiến nghị đối với Hiệp hội ngân hàng:

- Thể hiện rõ hơn chức năng làm cầu nối giữa ngân hàng thƣơng mại với Nhà nƣớc, giữa các ngân hàng thƣơng mại với nhau để tạo môi trƣờng cạnh tranh lành mạnh thúc đẩy thị trƣờng tài chính tiền tệ Việt Nam phát triển, đồng thời cũng xây dựng mối liên kết giữa các ngân hàng thƣơng mại vị sự ổn định của thị trƣờng tiền tệ Việt Nam, sụ an toàn của các ngân hàng trƣớc sự xâm lấn, sức ép cạnh tranh, sự thơn tính, tác nhân gây mất ổn định từ bên ngoài.

- Phát hiện kịp thời các hoạt động cạnh tranh lành mạnh nhằm cảnh báođể ngân hàng nhà nƣớc có biện pháp xử lý phù hợp

- Tham mƣu cho ngân hàng nhà nƣớc để ngày càng hoàn thiện Luật ngân hàng và Luật các tổ chức tín dụng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp phát triển hoạt động huy động vốn tiền gửi cho ngân hàng thương mại cổ phần ngoại thương việt nam , luận văn thạc sĩ (Trang 88 - 93)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)