Đặc điểm hoạt động kinh doanh, sản phẩm dịch vụ khách sạn và tổ chức quản lý

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện kế toán quản trị chi phí tại doanh nghiệp kinh doanh khách sạn trên địa bàn tỉnh đồng nai (Trang 55)

KHÁCH SẠN VÀ TỔ CHỨC QUẢN LÝ TẠI DOANH NGHIỆP KINH DOANH KHÁCH SẠN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH ĐỒNG NAI ẢNH HƢỞNG ĐẾN TỔ CHỨC KTQTCP

2.1.1. Khái niệm, phân loại, xếp hạng khách sạn và các dịch vụ, ngành nghề kinh doanh của khách sạn tại Việt Nam doanh của khách sạn tại Việt Nam

2.1.1.1. Khái niệm, phân loại, xếp hạng khách sạn

Ngành nghề kinh doanh lưu trú du lịch là một trong số ngành nghề kinh doanh du lịch và kinh doanh có điều kiện. Theo Luật du lịch 2005, số 44/2005QH11, được Quốc hội thơng qua 14/06/2005 có hiệu lực từ 01/01/2006 (đến ngày 01/01/2018 được thay bằng Luật du lịch 2017, số 09/2017QH14) tại chương I- Những quy định chung và Chương VI- Kinh doanh du lịch, cho biết: Cơ sở lưu trú du lịch: Cơ sở lưu trú du lịch là cơ sở cho thuê buồng, giường và cung cấp các dịch vụ khác phục vụ khách lưu trú, trong đó khách sạn là cơ sở lưu trú du lịch chủ yếu. Cơ sở lưu trú du lịch bao gồm: 1. Khách sạn; 2. Làng du lịch; 3. Biệt thự du lịch; 4. Căn hộ du lịch; 5. Bãi cắm trại du lịch; 6. Nhà nghỉ du lịch; 7. Nhà ở có phịng cho khách du lịch th; 8. Các cơ sở lưu trú du lịch khác.

Khách sạn là cơ sở lưu trú chủ yếu và mang tính khái quát hết các đặc điểm của cơ sở lưu trú còn lại, nên luận văn nghiên cứu sâu về khách sạn và sử dụng thuật ngữ khách sạn để trình bày quan điểm.

Khách sạn (hotel): Là Cơ sở lưu trú du lịch có quy mơ từ 10 buồng ngủ trở

lên, đảm bảo chất lượng về cơ sở vật chất, trang thiết bị và dịch vụ cần thiết phục vụ khách.

Phân loại khách sạn: Theo tính chất tổ chức HĐKD, khách sạn được phân

thành 4 loại cơ bản sau: (1) Khách sạn thành phố (city hotel): Khách sạn được xây dựng tại các đô thị, chủ yếu phục vụ khách thương gia, khách công vụ, khách tham quan du lịch; (2) Khách sạn nghỉ dưỡng (hotel resort): Khách sạn được xây dựng thành khối hoặc thành quần thể các biệt thự, căn hộ, băng-ga-lâu ở khu vực có cảnh quan thiên nhiên đẹp, phục vụ nhu cầu nghỉ dưỡng, giải trí, tham quan của khách du lịch; (3) Khách sạn nổi (floating hotel): Khách sạn neo đậu trên mặt nước và có thể di chuyển; (4) Khách sạn bên đường (motel): Khách sạn được xây dựng gần đường giao

thông, gắn với việc cung cấp nhiên liệu, bảo dưỡng, sửa chữa phương tiện vận chuyển và cung cấp các dịch vụ cần thiết phục vụ khách.

Xếp hạng khách sạn: Để biết rõ cơ sở lưu trú cung cấp các số lượng và chất

lượng dịch vụ như thế nào, chúng ta căn cứ vào xếp hạng cơ sở lưu trú du lịch: Tám (08) loại cơ sở lưu trú du lịch trên được phân thành ba (03) nhóm với xếp hạng như sau: (1) Khách sạn và làng du lịch được xếp theo năm hạng là hạng 1 sao, hạng 2 sao, hạng 3 sao, hạng 4 sao, hạng 5 sao; (2) Biệt thự du lịch và căn hộ du lịch được xếp theo hai hạng là hạng đạt tiêu chuẩn kinh doanh biệt thự du lịch, căn hộ du lịch và hạng đạt tiêu chuẩn cao cấp; (3) Bãi cắm trại du lịch, nhà nghỉ du lịch, nhà ở có phịng cho khách du lịch thuê, cơ sở lưu trú du lịch khác được xếp một hạng đạt tiêu chuẩn kinh doanh lưu trú du lịch.

Nội dung tiêu chí để phân loại, xếp hạng cơ sở lưu trú du lịch được căn cứ vào quy mô số lượng, mức độ chất lượng năm (05) nhóm tiêu chí sau: (1) Vị trí, kiến trúc; (2) Trang thiết bị- tiện nghi; (3) Dịch vụ và mức độ phục vụ; (4) Người quản lý và nhân viên phục vụ; (5) Bảo vệ môi trường, an ninh, an tồn, phịng chống cháy nổ và chất lượng vệ sinh an tồn thực phẩm.

Nội dung tiêu chí chi tiết để phân loại, xếp hạng Cơ sở lưu trú du lịch được quy định trong Tiêu chuẩn quốc gia về phân loại, xếp hạng cơ sở lưu trú du lịch được Tổng cục trưởng Tổng cục du lịch ban hành theo Quyết định số: 217/QĐ-TCDL, ngày 15/06/2009 có hiệu lực kể từ ngày ký, bao gồm 7 tiêu chuẩn:

1. TCVN 4391:2009 Khách sạn - Xếp hạng; 2. TCVN 7795:2009 Biệt thự du lịch - Xếp hạng; 3. TCVN 7796:2009 Tiêu chuẩn Bãi cắm trại du lịch; 4. TCVN 7797:2009 Làng du lịch - Xếp hạng;

5. TCVN 7798:2009 Căn hộ du lịch - Xếp hạng; 6. TCVN 7799:2009 Tiêu chuẩn nhà nghỉ du lịch;

7. TCVN 7800:2009 Tiêu chuẩn nhà ở có phịng cho khách du lịch th.

2.1.1.2. Các dịch vụ, ngành nghề kinh doanh của khách sạn

Luật du lịch 2005, tại Điều 38- Ngành, nghề kinh doanh du lịch, thì: Kinh doanh lưu trú du lịch là một ngành, nghề kinh doanh dịch vụ trong năm loại ngành, nghề kinh doanh dịch vụ du lịch, bao gồm: 1. Kinh doanh lữ hành; 2. Kinh doanh lưu trú du lịch; 3. Kinh doanh vận chuyển khách du lịch; 4. Kinh doanh phát triển khu du lịch, điểm du lịch; 5. Kinh doanh dịch vụ du lịch khác.

Từ việc xếp hạng cơ sở lưu trú du lịch trên, Khách sạn cung cấp các dịch vụ gồm: 1- Dịch vụ lưu trú (cho thuê buồng ngủ); 2- Dịch vụ ăn uống (nhà hàng); 3- Dịch

vụ khác (Dịch vụ bán hàng (quầy hàng hoá, lưu niệm); - Dịch vụ bán hàng (cửa hàng

bán hàng hoá, lưu niệm cao cấp); - Dịch vụ văn phịng; - Internet; - Thơng tin; - Bưu chính; - Thu đổi ngoại tệ; - Dịch vụ đặt chỗ, mua vé phương tiện vận chuyển, tham quan; - Nhận đặt tour và các chương trình hoạt động giải trí du lịch; - Phục vụ họp, hội thảo, hội nghị; - Dịch vụ dịch thuật (dịch cabin có hệ thống thiết bị nghe dịch); - Giặt là; - Giặt khô, là hơi lấy ngay; - Phịng tập thể hình; - Chăm sóc sức khỏe; - Câu lạc bộ giải trí, thể thao; - Bar đêm; - Phịng y tế có bác sĩ trực; - Bể bơi (có chỉ dẫn độ sâu và nhân viên trực cứu hộ); - Bể bơi (có chỉ dẫn độ sâu và nhân viên trực cứu hộ, có khăn tắm, ghế nằm); - Bể bơi cho trẻ em có nhân viên trực cứu hộ; - Chăm sóc sắc đẹp; - Cắt tóc thẩm mỹ; - Phịng xơng hơi; - Phịng xoa bóp; - Trơng giữ trẻ; - Sân tennis; - Dịch vụ phục vụ người khuyết tật; - Tivi bắt được nhiều kênh quốc tế và có kênh của khách sạn, ...)

Hệ thống ngành kinh tế của Việt Nam được Thủ tướng chính phủ ban hành số 10/2007/QĐ-TTg, ngày 23/01/2007 và được Bộ trưởng Bộ kế hoạch và đầu tư ban hành Quyết định số 337/QĐ-BKH, ngày 10/04/2007 quy định nội dung, quy định Hệ thống ngành kinh tế của Việt Nam gồm 5 cấp: - Ngành cấp 1 gồm 21 ngành được mã hoá theo bảng chữ cái lần lượt từ A đến U; - Ngành cấp 2 gồm 88 ngành; mỗi ngành được mã hoá bằng hai số theo từng ngành cấp 1 tương ứng; - Ngành cấp 3 gồm 242 ngành; mỗi ngành được mã hoá bằng ba số theo từng ngành cấp 2 tương ứng; - Ngành cấp 4 gồm 437 ngành; mỗi ngành được mã hoá bằng bốn số theo từng ngành cấp 3 tương ứng; - Ngành cấp 5 gồm 642 ngành; mỗi ngành được mã hoá bằng năm số theo từng ngành cấp 4 tương ứng. Theo hệ thống này, khách sạn đăng ký một số ngành, nghề kinh doanh cho phù hợp.

2.1.2. Đặc điểm hoạt động kinh doanh, sản phẩm- dịch vụ khách sạn và tổ chức quản lý tại DN kinh doanh khách sạn trên địa bàn tỉnh Đồng Nai ảnh hƣởng đến tổ chức KTQTCP

2.1.2.1. Đặc điểm hoạt động kinh doanh, sản phẩm- dịch vụ khách sạn ảnh hưởng đến tổ chức KTQTCP hưởng đến tổ chức KTQTCP

Theo Văn Thị Thái Thu (2008) trong nghiên cứu “Hoàn thiện tổ chức

KTQTCP, doanh thu, kết quả kinh doanh trong các DN kinh doanh khách sạn ở Việt Nam” đã đề cập bốn (04) đặc điểm của hoạt động kinh doanh và tổ chức quản lý ảnh

hưởng đến công tác tổ chức KTQT: (1) Hoạt động kinh doanh có đặc điểm đa dạng, phong phú, phức tạm. Nhiều hoạt động kinh doanh trong khách sạn: Dịch vụ lưu trú, dịch vụ ăn uống, dịch vụ khác: SPA, giải trí, giặt ủi,...; Mỗi hoạt động kinh doanh lại có nhiều chủng loại sản phẩm, sản phẩm- Dịch vụ lưu trú có nhiều loại phịng, nhiều loại giường, ... Dịch vụ ăn uống có nhiều món ăn, món uống; và tính chất và quy trình kinh doanh khác nhau do nhiều bộ phận đảm nhiệm. Vì vậy, sẽ làm cho công tác

KTQTCP trở lên phức tạm trong việc: Phân loại chi phí, định mức chi phí, dự tốn chi phí, xác định GTSP (xác định đối tượng tập hợp chi phí, đối tượng tính GTSP cũng như xác định PP tập hợp chi phí, PP tính GTSP), và kiểm sốt- phân tích chi phí. (2) DN có nhiều đơn vị phụ thuộc sẽ chi phối nhiều đến việc tổ chức thu thập, xử lý, cung cấp thơng tin KTQT. (3) Tính thời vụ trong kinh doanh khách sạn ảnh hưởng đến kỹ thuật tính tốn, phân bổ chi phí. (4) Kinh doanh khách sạn địi hỏi vốn đầu tư ban đầu lớn, vì vậy rủi ro tiềm ẩn trong q trình kinh doanh cao. KTQT ln quan tâm thu thập và xử lý linh hoạt các thông tin về tương lai để giúp nhà quản trị có thể dự báo các rủi ro có thể xảy ra để có biện pháp phịng ngừa.

Từ việc kế thừa nghiên cứu trước đây và nghiên cứu đặc điểm hoạt động kinh doanh, sản phẩm- dịch vụ khách sạn nhận thấy: Khách sạn là một ngành kinh doanh dịch vụ đặc thù có nhiều đặc điểm riêng về hoạt động kinh doanh, về sản phẩm- dịch vụ, về quá trình sản xuất và về quá trình tiêu thụ sản phẩm, ảnh hưởng trực tiếp đến công tác kế tốn nói chung và cơng tác KTQTCP nói riêng, cụ thể, tác giả kế thừa bốn (04) đặc điểm về hoạt động kinh doanh khách sạn trên và phát triển thêm các đặc điểm về sản phẩm- dịch vụ, về quá trình sản xuất và về quá trình tiêu thụ sản phẩm, như sau:

Thứ nhất, Sản phẩm dịch vụ khách sạn đa dạng tính chất vừa có tính chất sản

xuất vừa khơng có tính chất sản xuất và thương mại như: Dịch vụ lưu trú (cho thuê

buồng ngủ), dịch vụ ăn uống (nhà hàng), dịch vụ SPA, dịch vụ khác (dịch vụ chăm sóc sắc đẹp, dịch vụ giặt ủi, dịch vụ văn phòng, dịch vụ bán hàng- quầy hàng hố, lưu niệm,...). Vì vậy, KTQTCP phải phản ánh chi tiết từng hoạt động sản phẩm dịch vụ

khách sạn; phản ánh CP SX, GTSPSX, CP HĐKD.

Thứ hai, Sản phẩm dịch vụ khách sạn đa dạng chủng loại, loại sản phẩm- dịch

vụ và thay đổi theo nhu cầu của khách: ngày- giờ phòng đa dạng loại sẵn có theo loại phịng và theo nhu cầu khách, thức ăn- thức uống đa dạng loại sãn có theo menu và theo nhu cầu của khách, dịch vụ khác đa dạng theo nhu cầu của khách, ... Vì vậy, KTQTCP phải lựa chọn PP (mơ hình) xác định giá thành căn cứ theo nguồn gốc số liệu: PP chi phí thực tế, PP chi phí thơng thường và PP chi phí định mức phù hợp.

Thứ ba, Sản phẩm dịch vụ khách sạn (ngoại trừ thương mại hàng hóa) là sự kết

hợp giữa lao động kỹ thuật, thiết bị thích hợp và vật liệu cần thiết. Vì vậy, KTQTCP phải phản ánh CP SX, GTSPSX đảm bảo đầy đủ các chi tiết các yếu tố chi phí ban đầu và khoản mục chi phí cần thiết để đảm bảo kiểm sốt chi phí.

Thứ tư, Sản phẩm dịch vụ, dịch vụ ăn- uống liên quan đến vệ sinh an toàn thực

phẩm nên thường phát sinh xử lý hàng sắp hết hạn sử dụng và hủy hàng không đạt chất lượng, như: hết hạn sử dụng, hư hỏng do khơng bảo quản tốt. Vì vậy, KTQTCP

phải phản ánh chi tiết chi phí hàng hết hạn sử dụng, hư hỏng do khơng bảo quản tốt để kiểm sốt chi phí này.

Thứ năm, Sản phẩm dịch vụ khách sạn phục vụ theo nhu cầu của khách nên sản

xuất sản phẩm- dịch vụ khách sạn theo đặt hàng: Booking phòng, Booking tiệc- hội nghị, Order thức ăn- thức uống- dịch vụ khác. Vì vậy, KTQTCP phải lựa chọn PP tính GTSPSX đơn vị phù hợp- PP tính giá thành theo cơng việc (Job costing/ Batch costing).

Thứ sáu, Quá trình sản xuất sản phẩm dịch vụ khách sạn trong thời gian sản

xuất ngắn- giờ, < 24 giờ như: ngày- giờ khách lưu trú, thức ăn- thức uống phục vụ khách, ngày- giờ phòng họp và nhiều sản phẩm dịch vụ khác: ngày- giờ chăm sóc sắc đẹp, sản phẩm giặt là,... và quá trình sản xuất và tiêu thụ thường tiến hành đồng thời và sản phẩm dịch vụ đã được khách hàng đặt trước khi sản xuất. Vì vậy, sản phẩm thường khơng có SPDD cuối kỳ và khơng nhập kho; do đó KTQTCP cần xác định CP SXSPDD cuối kỳ bằng không (0).

Thứ bảy, Quá trình tiêu thụ sản phẩm khách sạn tại thời điểm cuối kỳ xác định

KQHĐKD: Còn một số khách còn lưu trú tại khách sạn đã sử dụng dịch vụ lưu trú phòng, dịch vụ ăn- uống, dịch vụ khác chưa thanh toán. Các dịch vụ khách đã sử dụng này cần được nhận diện là các sản phẩm khách sạn đã hoàn thành và chuyển giao cho khách hàng và được ghi nhận là doanh thu trong kỳ; và không được nhận diện là các sản phẩm khách sạn chưa hồn thành- SPDD và ghi nhận các chi phí đã bỏ ra để có các dịch vụ lưu trú và các dịch vụ đi kèm khác mà khách còn lưu lại khách sạn này là CP SXKDDD. Vì vậy, KTQTCP cần nhận diện các dịch vụ lưu trú và các dịch vụ đi kèm khác mà khách còn lưu lại khách sạn đã sử dụng là doanh thu được ghi nhận trên Báo cáo KQHĐKD phù hợp với định nghĩa doanh thu theo VAS 14- Doanh thu và thu nhập khác (đoạn 03) và điều kiện ghi nhận doanh thu cung cấp dịch vụ theo VAS 14- Doanh thu và thu nhập khác (đoạn 16); đồng thời ghi nhận các chi phí đã bỏ ra để có các dịch vụ lưu trú và các dịch vụ đi kèm khác mà khách còn lưu lại khách sạn đã sử dụng là chi phí sản phẩm- GTSP sản xuất thực tế, là CP SXKD trong kỳ- GVHB trên Báo cáo KQHĐKD để đảm bảo tuân thủ nguyên tắc phù hợp giữa doanh thu và chi phí trong việc chi phí được ghi nhận trên Báo cáo KQHĐKD;

Thứ tám, Phương thức thanh tốn tại khách sạn đã mở rộng, ngồi các phương

thức thanh toán thơng thường như: tiền mặt, tiền thẻ tín dụng, cơng nợ (khách đã trả phòng lưu trú nhưng chưa thanh tốn), cịn có phương thức thanh tốn qua phịng khách lưu trú (khách sử dụng mọi dịch vụ tại khách sạn đều tập trung tại tài khoản khách phòng (Folio) và thanh tốn khi khách trả phỏng. Vì vậy, KTQTCP cần nhận diện trường hợp thanh tốn này là khách đã chấp nhận nghĩa vụ thanh toán và các sản

phẩm, dịch vụ khách sạn khách đã sử dụng này là sản phẩm, dịch vụ đã hoàn thành và đã bàn giao cho khách hàng.

2.1.2.2. Đặc điểm tổ chức quản lý tại DN kinh doanh khách sạn trên địa bàn tỉnh Đồng Nai ảnh hưởng đến tổ chức KTQTCP Đồng Nai ảnh hưởng đến tổ chức KTQTCP

Quy mơ khách sạn và tình hình quản lý

Tổng số cơ sở lưu trú du lịch hiện nay (cuối năm 2017) trên địa bàn tỉnh Đồng Nai là 123 cơ sở (nhà nghỉ, khách sạn) đang hoạt động, trong đó có 26 cơ sở khách sạn và nhà nghỉ được thăm định, xếp hạng:

Tiêu chuẩn 4 sao: Khách sạn AURORA do tư nhân Công ty CP Phát Triển Tri Thức Việt quản lý (trước đây là Khách sạn Wooshu Biên Hịa do tư nhân Cơng ty TNHH Vĩnh Tường quản lý, thành lập từ tháng 1 năm 2010).

Tiêu chuẩn 3 sao: Khách sạn Đồng Nai do Công ty CP Du Lịch Đồng Nai kiểm soát quản lý và điều hành.

Tiêu chuẩn 2 sao: 10 khách sạn, nhà nghỉ. Các khách sạn này do nhà nước hoặc nhà đầu tư tư nhân tự bỏ vốn ra đầu tư, xây dựng.

Tiêu chuẩn 1 sao và đạt tiêu chuẩn: 14 khách sạn, nhà nghỉ. Các khách sạn này chủ yếu do nhà đầu tư tư nhân tự bỏ vốn ra đầu tư, xây dựng; tự kinh doanh và chịu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện kế toán quản trị chi phí tại doanh nghiệp kinh doanh khách sạn trên địa bàn tỉnh đồng nai (Trang 55)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(158 trang)