Thách thức của quản trị chuỗi cung ứng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện quản trị chuỗi cung ứng tại văn phòng đại diện glaxosmithkline việt nam , luận văn thạc sĩ (Trang 28 - 30)

1.2 LÝ THUYẾT VỀ QUẢN TRỊ CHUỖI CUNG ỨNG

1.2.5 Thách thức của quản trị chuỗi cung ứng

Chúng ta đã thấy được những mục tiêu, vai trò của chuỗi cung ứng. Nhưng thật sự để tối ưu hóa tồn bộ chuỗi cũng có những thách thức riêng bởi vì chuỗi cung ứng đuợc thiết kế, vận hành trong mơi trường khơng chắc chắn, và có sự liên

quan của rất nhiều bên. Có rất nhiều nhân tố tác động đến điều này. Theo trang web.mỗi ngày một cuốn sách.vn. Quản trị chuỗi cung ứng có các thách thức sau.

1.2.5.1 Thách thức của cân bằng giữa cung và cầu.

Thách thức này xuất phát từ thực tế là người ta thường sử dụng dữ liệu nhu cầu các tháng trước đã biết để ước lượng nhu cầu cho mức độ sản xuất cụ thể tháng sau. Điều này hàm chứa những rủi ro cao về cung ứng nguyên vật liệu và tài chính. Hơn nữa, dự báo luôn chứa đựng các yếu tố không chắc chắn vì vậy sẽ rất khó khăn cho việc cân đối giữa nhu cầu thực tế và nguồn cung của doanh nghiệp. Việc doanh nghiệp có quyết định dự trữ nguyên vật liệu nhiều hay ít cũng có rủi ro riêng. Hiện nay, các cơng ty lớn thường kí hợp đồng với nhà cung cấp. Khi đó, trách nhiệm đảm bảo có nguồn hàng đầy đủ sẽ được chuyển sang cho nhà cung cấp.

1.2.5.2 Thách thức về sự thay đổi mức tồn kho và đặt hàng.

Mỗi doanh nghiệp đều có những nguyên tắc riêng cho sản xuất, nhằm mang lại hiệu quả tối ưu. Mỗi đơn đặt hàng có thể phải đặt trước 3-4 tháng. Trong khi đó, mức tồn kho và đặt hàng lại thay đổi xuyên suốt chuỗi cung ứng. Ví dụ nhu cầu khách hàng về một sản phẩm bỗng nhiên tăng lên, làm cho mức tồn kho giảm, trong khi việc đặt hàng cho sản xuất cần có khoảng thời gian nhất định.

Những nguyên nhân chủ quan lẫn khách quan dẫn đến những khó khăn trong tồn bộ chuỗi cung ứng. Nên doanh nghiệp cần nắm bắt và có giải pháp ứng phó đúng lúc.

1.2.5.3 Thách thức về khả năng của dự báo chính xác.

Chúng ta biết “dự báo thì ln ln cũng chỉ là dự báo”. Chúng ta khơng thể dự báo chính xác nhu cầu về một con số cụ thể ngay cả với những kỹ thuật dự báo tân tiến nhất. Vì hầu như kỹ thuật dự báo nào cũng đều dựa trên những số liệu trong quá khứ và giả định rằng những sự kiện tương lai sẽ tuân theo một quy luật nào đó. Tuy nhiên điều này không phải bao giờ cũng đúng, đặc biệt trong môi trường kinh doanh luôn thay đổi như hiện nay. Vì thế, chúng ta dễ dàng nhận thấy rằng đi kèm với bất kỳ công cụ hoặc kỹ thuật dự báo nào cũng với độ tin cậy, dung

sai nhất định. Tuy nhiên, theo chuỗi quản trị cung ứng kéo, sản xuất bắt đầu từ những con số nhu cầu được dự báo. Ví dụ, với khoảng thời gian đặt hàng là 5 tháng cho một đơn hàng. Ở tháng 4, họ dự báo doanh số tháng 9 có thể bán 100.000 đơn vị sản phẩm, và chúng ta lên kế hoạch đặt hàng cho sản xuất. Nhưng thực tế vào khoảng giữa tháng 9, doanh số bán đã là 150.000 đơn vị sản phẩm, dẫn đến hàng bị hết, khách hàng mất niềm tin vào doanh nghiệp, với khoảng thời gian đặt hàng là 5 tháng thì lúc này chúng ta cũng khơng thể xoay sở kịp được. Như vậy, khả năng dự báo đóng vai trị rất lớn cho thành cơng của chuỗi cung ứng, nó càng làm tăng thêm thách thức cho cơng tác quản trị chuỗi cung ứng.

1.2.5.4 Thách thức của sự không chắc chắn.

Sự không chắc chắn không chỉ xuất phát từ nhu cầu tương lai, về khả năng dự báo mà còn do nhiều yếu tố khác như thời gian mua nguyên vật liệu, giao hàng, sản lượng sản xuất, thời gian vận chuyển đi lại và sự sẵn sàng của bộ phận phục vụ khách hàng….Chuỗi cung ứng phân bố trên phạm vi tồn cầu thì càng phức tạp, nó chịu ảnh hưởng nhiều của những bất trắc từ thiên nhiên, chính con người cũng có tác động to lớn.

Không thể bị loại bỏ sự không chắc chắn, điều quan trọng là chúng ta phải tìm nhiều cách tiếp cận hợp lý để tối thiểu hóa tác động của tính khơng chắc chắn trong chuỗi cung ứng. Chúng ta sẽ xác định các chiến lược mà những đối tác trong chuỗi cung ứng có thể áp dụng để duy trì, hoặc gia tăng mức độ phục vụ ngay trong điều kiện không chắc chắn.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện quản trị chuỗi cung ứng tại văn phòng đại diện glaxosmithkline việt nam , luận văn thạc sĩ (Trang 28 - 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(88 trang)