2.2 GIỚI THIỆU VỀ TẬP ĐOÀN DƯỢC PHẨM GSK
2.2.2 Tổng quan quá trình hình thành và phát triển của VPĐD GSK
Nam.
VPĐD GSK Việt Nam ra đời từ sự sát nhập của 2 công ty GlaxoWellcome và SmithKline Beecham vào năm 2001. Trong đó, GlaxoWelllcome vào Việt Nam
0.0 100.0 200.0 300.0 400.0 500.0 600.0 700.0 800.0 in K d o se s NEW VACCINES 5.5 17.1 33.7 86.0 117.0 134.5 150.4 200.1 210.6 208.8 FLU 40.2 41.0 77.1 138.3 151.4 169.7 177.3 186.1 192.0 191.7 DIPHTERIA-TETANOS 5.4 4.5 4.9 3.4 0.0 0.0 0.0 0.0 0.0 0.0 SALMONELLA 2.7 3.5 3.6 1.9 1.9 2.0 2.0 2.0 2.0 2.0 MENINGITIS 9.4 11.2 14.8 19.5 27.2 27.8 29.3 29.3 29.3 29.4 ROTAVIRUS 25.0 31.4 45.0 39.6 42.7 54.6 64.2 63.2 63.4 65.1 MMRV 17.6 37.5 40.6 41.6 41.3 41.7 41.9 39.1 40.4 40.9 DTPW 57.0 71.9 63.8 67.4 41.7 41.4 33.9 31.2 29.7 29.7 DTPa 49.8 49.4 62.6 63.2 62.7 71.8 86.5 103.4 110.7 118.2 HEPATITIS 81.0 77.0 77.3 72.4 67.4 60.3 56.9 55.6 55.3 55.0 Y 2008 Y 2009 Y 2010 Y 2011 Y 2012 Y 2013 Y 2014 Y 2015 Y 2016 Y 2017
từ năm 1994 chỉ với 7 sản phẩm được đăng ký tập trung chủ yếu vào thuốc kháng sinh như
Zinnat, Zinacef, Fortum và Zantac.
Đến năm 2000, GSK đã phát triển số lượng nhân viên và quản lý hầu hết các thành phố và tỉnh thành, mở rộng thêm các mặt hàng về hô hấp, thuốc chống vi rút và các kháng sinh. Trong khi đó, SmithKline Beecham vào Việt Nam từ năm 1993, tập trung vào quảng cáo 3 sản phẩm Augmentin, Clamoxyl và Zentel.
Vào tháng 5 năm 2002, văn phòng đại diện GlaxoSmithKline được mở chính thức tại Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh bởi bà cơng chúa cao nhất Hồng gia nước Anh. GSK đã bắt đầu với 189 nhân viên bao gồm 149 người thuộc lực lượng
bán hàng, phụ trách tất cả các tỉnh và thành phố. Các nhóm hàng sản phẩm kháng sinh, các vắc xin, thuốc điều trị các bệnh hô hấp và các sản phẩm khác.
Hiện nay, văn phịng GSK có hơn 500 nhân viên bao gồm cả các bạn trình dược viên giao dịch bên ngồi và khơng ngồi ở văn phịng. Như vậy, sau 17 năm có mặt tại Việt Nam, từ 5 thành viên giờ số lượng đó tăng lên gấp 100 lần, con số này cũng cho thấy sự lớn mạnh của GSK Việt Nam.
GSK Việt Nam nói chung hoạt động dựa trên những tiêu chí từ GSK tồn cầu đưa ra, ngồi ra cịn chịu ảnh hưởng của các qui định hiện hành của nước sở tại Việt Nam. GSK liên tục dẫn đầu thị trường Việt Nam trong hai năm 2010-2011.
Mục tiêu GSK Việt Nam là sẽ phát triển thành công ty. Tuy nhiên, vì một số qui định tại Việt nam và GSK cũng chưa đáp ứng được nên chưa lên công ty được cho đến thời điểm này.
2.3 THỰC TRẠNG QUẢN TRỊ CHUỖI CUNG ỨNG TẠI VPĐD GSK VIỆT
NAM.
VPĐD GSK ở Việt Nam có nhiệm vụ quản trị hoạt động Logistics và chuỗi cung ứng của cả 3 nước Đông Dương là Việt nam, Campuchia và Lào. Tuy nhiên, Camphuchia và Lào là thị trường tương đối nhỏ, doanh thu không nhiều, hoạt động Logistics và quản trị chuỗi cung ứng cũng tương đối đơn giản. Trong khi đó, ở Việt Nam, doanh thu và thị phần nhiều hơn, chiếm 95% doanh số của GSK. Ngoài ra, thủ tục phức tạp cùng với nhiều qui định bảo hộ hàng dược trong nước làm cho chuỗi cung ứng phức tạp. Vậy nên, tác giả chỉ đề cập đến hoạt động Logistics và chuỗi cung ứng cụ thể ở thị trường Việt Nam.
GSK vào Việt Nam dưới hình thức VPĐD, nhập hàng từ các nhà máy của tập đoàn và bán lại ở Việt Nam. Các nhà máy có cơng suất sản xuất phục vụ cho khách hàng ở các quốc gia khác nhau trên toàn cầu. Nên hoạt động quản trị chuỗi cung ứng rất quan trọng và có qui mơ tồn cầu.
Trên trang web về chuỗi cung ứng của GSK có đăng một thơng điệp quan trọng “Cuộc sống của nhiều bệnh nhân phụ thuộc vào việc chúng ta sản xuất thuốc với tiêu chuẩn chất lượng cao nhất, cung cấp thuốc đều đặn, không bị gián
đoạn. Một hệ thống quản lí nhà phân phối và nhà cung cấp có trách nhiệm và hiệu quả thật cần thiết để GSK có được những sản phẩm chất lượng cao nhất, đúng nơi, đúng thời điểm.” GSK đã nhận thức được tầm quan trọng của quản trị chuỗi cung ứng, bao gồm hoạt động Logistics của tất cả các đối tác, các bạn đồng hành trong quá trình tham gia tạo ra sản phẩm và phân phối tới bệnh nhân. Quản trị chuỗi cung ứng không đơn thuần là sản xuất, đóng gói, hay phân phối mà nó bao gồm mọi người tham gia vào chuỗi nhằm cung cấp thuốc đều đặn, khơng bị gián đoạn.
Hình 2.1 Sơ đồ thực trạng chuỗi cung ứng của VPĐD GSK Việt Nam.
VPĐD GSK chưa có tư cách pháp nhân cơng ty nên khơng thể nhập khẩu và xuất hóa đơn bán hàng trực tiếp tại Việt Nam. Công ty dược Phytopharma được ủy quyền làm người nhà nhập khẩu cho hàng thuốc tây và công ty Zuellig pharma làm nhà phân phối chính thức cho GSK. Ngồi ra, GSK cũng có ủy quyền cho nhà nhập khẩu Sapharco chuyên nhập hàng vắc xin thông qua nhà giao nhận Ceva. Qui
trình chuỗi cung ứng của GSK Việt Nam bắt đầu từ GSK Việt Nam đặt đơn hàng cho nhà máy. Các nhà máy làm việc trực tiếp với nhà cung cấp nguyên vật liệu để sản xuất hàng hóa. Sau đó, nhà máy gởi hàng hóa cho nhà giao nhận DHL để chuyên chở hàng về Việt Nam. GSK Việt Nam quản trị các hoạt động trong chuỗi cung ứng từ bên nước ngồi cho đến khi hàng hóa về đến Việt Nam.
Hình 2.2 Các thành phần của chuỗi cung ứng của GSK hiện nay.