1.2 LÝ THUYẾT VỀ QUẢN TRỊ CHUỖI CUNG ỨNG
1.2.7 Hành động cụ thể để đạt được chuỗi cung ứng tối ưu
Theo Rosenbaum và Bolstoff (2008), để có được chuỗi cung ứng tối ưu, chúng ta cần tuân thủ 5 bước đi cơ bản sau đây.
Thứ nhất là có kế hoạch. Đây là bộ phận chiến lược của SCM. Doanh nghiệp
sẽ cần đến một chiến lược chung để quản lý tất cả các nguồn lực nhằm giúp sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp đáp ứng tối đa nhu cầu của khách hàng. Phần quan trọng của việc lập kế hoạch là xây dựng một bộ các phương pháp, cách thức giám sát dây chuyền cung ứng để đảm bảo cho dây chuyền hoạt động hiệu quả, tiết kiệm chi phí và tạo ra sản phẩm có chất lượng cao để đưa tới khách hàng.
Thứ hai là nguồn cung cấp. Hãy lựa chọn những nhà cung cấp thích hợp để đáp ứng các chủng loại hàng hoá, dịch vụ đầu vào mà doanh nghiệp cần để làm ra sản phẩm, dịch vụ của mình. Doanh nghiệp phải xây dựng một bộ các quy trình định giá, giao nhận và thanh toán với nhà phân phối, cũng như thiết lập các phương pháp giám sát và cải thiện mối quan hệ giữa doanh nghiệp với nhà phân phối. Sau đó, hãy tiến hành song song các quy trình này nhằm quản lý nguồn hàng hoá, dịch vụ mà doanh nghiệp nhận được từ các nhà cung cấp, từ việc nhận hàng, kiểm tra hàng, chuyển chúng tới các cơ sở sản xuất đến việc thanh toán tiền hàng.
Thứ ba là sản xuất. Đây là bước đi tiếp theo, sau khi doanh nghiệp đã có nguồn hàng. Cần phải lên lịch trình cụ thể về các hoạt động sản xuất, kiểm tra, đóng gói và chuẩn bị giao nhận. Đây là một trong những yếu tố quan trọng nhất của chuỗi cung ứng, vì thế mình cần giám sát, đánh giá chặt chẽ các tiêu chuẩn chất lượng của thành phẩm.
Thứ tư là giao nhận. Đây là yếu tố mà nhiều người hay gọi là "Logistic-hậu
cần". Việc xem xét từng khía cạnh cụ thể bao gồm các đơn đặt hàng, xây dựng mạng lưới cửa hàng phân phối, lựa chọn đơn vị vận tải để đưa sản phẩm của doanh nghiệp tới khách hàng, đồng thời thiết lập một hệ thống hoá đơn thanh toán hợp lý sẽ giúp doanh nghiệp có được chuỗi cung ứng hồn hảo.
Thứ năm là hồn lại. Đây là cơng việc chỉ xuất hiện trong trường hợp chuỗi
cung ứng có vấn đề. Nhưng dù sao, chuỗi cung ứng tối ưu cũng cần phải xây dựng một chính sách đón nhận những sản phẩm khiếm khuyết bị khách hàng trả về và trợ giúp khách hàng trong trường hợp có vấn đề rắc rối đối với sản phẩm đã được
bàn giao. Đồng thời, đây cũng là bước giúp cho doanh nghiệp rút kinh nghiệm cho lần kế tiếp.
Chúng ta đã nói một chuỗi cung ứng linh hoạt, tối ưu và hiệu quả chính là con đường dẫn tới thành công cho doanh nghiệp. Các doanh nghiệp không chỉ hoạch định, sản xuất, phân phối tốt theo nhu cầu dự báo, mà ngay lập tức có thể có hành động phản hồi lại với những thay đổi nhanh chóng nhu cầu của khách hàng, đồng thời vẫn có thể đảm bảo chi phí sản xuất ở mức thấp để tối đa hóa lợi nhuận mà vẫn thỏa mãn giá trị sản phẩm cho khách hàng .
Theo tác giả Bolstoff và Rosenbaum (2008) “Quản trị chuỗi cung ứng hoàn hảo là nhằm tạo ra giá trị và lợi thế cạnh tranh cho từng qui trình chuỗi cung ứng cốt lõi: hoạch định, mua hàng, sản xuất, giao hàng, và thu hồi.” Khi hiểu được những nguyên tắc cốt lõi, xuất phát từ những kinh nghiệm thực hành tốt nhất và các hệ thống tiên tiến trong quản trị chuỗi cung ứng, chúng ta sẽ nhìn nhận chuỗi cung ứng của doanh nghiệp như một tài sản chiến lược, đồng thời phát triển một chiến lược chuỗi cung ứng hỗ trợ chiến lược kinh doanh tổng thể và nền tảng cạnh tranh của công ty. Phát triển một cấu trúc qui trình tổng thể, và quản lý các thực hành kinh doanh và các hệ thống thông tin hỗ trợ của công ty để liên tục cũng như linh hoạt giải quyết những nhu cầu. Thiết kế cơ cấu tổ chức để đạt được hiệu quả hoạt động, và đảm bảo có kỹ năng cần thiết để phát triển và quản lý các chuỗi cung ứng phức tạp trong tương lai. Xây dựng mơ hình cộng tác đúng, và cải tiến liên tục mối quan hệ với các đối tác chuỗi cung ứng. Sử dụng các bộ đo lường để hướng tới thành công trong kinh doanh, và quản lý quá trình cải tiến khơng ngừng trong chuỗi cung ứng.
“5 nguyên tắc đạt hiệu quả hoạt động tốt nhất là một công cụ vơ giá cho những ai đang tìm kiếm con đường biến chuỗi cung ứng thành một vũ khí cạnh tranh sắc bén” Jim Miller, Phó chủ tịch phụ trách hoạt động, Tập đoàn Cisco Systems phát biểu.
Phần trên, tác giả đã trình bày về cơ sở lí luận về Logistics và quản trị chuỗi cung ứng, nhận định được quản trị chuổi cung ứng là giai đoạn phát triển cao hơn,
bao gồm luôn hoạt động Logistics. Từ việc nhận thức được các thành phần, mục tiêu, vai trò của quản trị chuỗi cung ứng, cũng như nhận biết được các thách thức và nắm năm nguyên tắc cốt lõi để có một chuỗi cung ứng tối ưu, chúng ta có hành động cụ thể để đạt được quản trị chuỗi cung ứng hoàn hảo là hoạch định, mua hàng, sản xuất, giao hàng và thu hồi.
Như vậy, dựa trên cở sở lí thuyết của Chương 1, tác giả sẽ làm cơ sở cho việc phân tích thực trạng của chuỗi cung ứng tại VPĐD GlaxoSmithKline Việt Nam ở Chương 2.
CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG QUẢN TRỊ CHUỖI CUNG ỨNG TẠI VPĐD GlAXOSMITHKLINE VIỆT NAM