GIỚI THIỆU VỀ THỊ TRƯỜNG VIỆT NAM

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện quản trị chuỗi cung ứng tại văn phòng đại diện glaxosmithkline việt nam , luận văn thạc sĩ (Trang 35 - 38)

Kinh doanh dược phẩm tại Việt Nam, chúng ta có các cơ hội. Trước hết, Việt Nam là thị trường tiêu thụ tiềm năng. Trong những năm gần đây, nền kinh tế xã hội phát triển, mức sống của người dân Việt Nam được nâng cao, chi tiêu cho tiền thuốc hằng năm tăng lên. Theo kết quả điều tra của Bộ Y Tế, mức tiêu dùng thuốc bình quân/ đầu người ở Việt nam tăng vượt bậc trong hai mươi năm qua. Năm 1990, mức tiêu dùng thuốc chỉ đạt 0,5 USD/ người/ năm chủ yếu dựa trên nguồn viện trợ của Liên xô cũ. Đến nay, Việt nam có mức tiêu thụ bình qn đầu người 22,25 USD/năm (2010) tăng 40 lần so với hai thập kỉ trước nhưng vẫn ở mức thấp so với thế giới. Dự báo đến năm 2015, mức tiêu dùng thuốc bình quân trên đầu người ở Việt nam đạt gần 40USD/ năm.

Với lợi thế về dân số đơng và trẻ, sự ổn định về chính trị, Việt Nam là một thị trường tiêu thụ tiềm năng đối với các doanh nghiệp sản xuất thuốc trong nước cũng như các tập đồn đa quốc gia. Do đó sau khi gia nhập WTO, các tập đồn đa quốc gia càng có nhiều cơ hội để phát triển thị trường cũng như góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân Việt Nam. Hơn nữa, năng lực sản xuất nội địa

đang còn nhiều hạn chế nên Việt Nam đang là một thị trường rất hấp dẫn đối với

các công ty dược nước ngoài. Những tập đồn dược có tên tuổi lớn như

GlaxoSmithKLine, Servier, Pfizer, Novatis Group, Astra, MSD … đã xuất hiện tại

Việt Nam và hoàn toàn chiếm lĩnh thị trường trong nước cho phân khúc thuốc đặc trị cũng như đang thâm nhập sâu hơn nữa phân khúc thuốc phổ thơng. Hầu hết các tập đồn dược chủ yếu đang hoạt động tại Việt Nam dưới hình thức văn phịng đại diện và ủy quyền cho các công ty dược trong nước để nhập khẩu hàng, sử dụng chủ yếu các nhà phân phối nước ngoài để phân phối thuốc tới các bệnh viện, phòng

Nam nhờ vào những lợi thế về tài chính và sản phẩm.Với nguồn lực tài chính mạnh đã cho phép các tập đoàn này chi hoa hồng ở mức cao cho các bệnh viện và nhà phân phối, cũng như tăng cường tài trợ cho các trường y - dược, các cuộc hội thảo khoa học, cùng với chất lượng thuốc tốt, nên các tập đồn có thị phần lớn tại Việt

Nam. Các sản phẩm nước ngồi hầu hết có giá trị cao, chất lượng vượt trội và đa

dạng về chủng loại, hiện diện ở tất cả các phân khúc từ phổ thông đến đặc trị, trong khi thuốc nội chủ yếu chỉ bao gồm các loại thuốc thơng thường (generic). Tâm lí ưa chuộng hàng ngoại vẫn cịn nhiều ở người dân Việt Nam, điều này cũng góp phần gia tăng thị phần cho các tập đoàn. Việt Nam thật sự là một thị trường tiềm năng của các tập đồn dược đa quốc gia.

Ngồi ra, Việt Nam có mức tăng trưởng của ngành cơng nghiệp dược cao, ít chịu ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế. Theo dự đốn của tổ chức RNCOS, tăng trưởng của cơng nghiệp dược ở các nước đang phát triển trong giai đoạn 2009 – 2012 sẽ đạt 12% - 15%, trong khi của thế giới chỉ đạt 6% - 8%. Đây cũng là một cơ hội cho các tập đoàn dược phát triển ơ Việt Nam đến năm 2012.

Bên cạnh đó, ngành dược là một trong những ngành cơng nghiệp ít chịu ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế nhất. Lạm phát đang tăng cao ở Việt Nam, làm cho người dân thận trọng hơn trong việc đầu tư và tiêu dùng, nhưng thuốc là một trong những mặt hàng thiết yếu đối với người dân nên cũng không bị ảnh hưởng.

Tuy nhiên, chúng ta cũng có các thách thức khi kinh doanh dược phẩm tại Việt Nam. Ở Việt nam hiện nay, ngành dược chịu sự kiểm sốt chặt chẽ của Chính phủ. Vì là sản phẩm có hai thuộc tính vừa mang tính kinh tế vừa mang tính xã hội. Chính phủ đã ban hành nhiều văn bản pháp lý để quản lý ngành dược bao gồm các văn bản liên quan đến các vấn đề như quản lý của nhà nước về giá thuốc, lĩnh vực dược, điều kiện kinh doanh thuốc, quản lý thuốc, tiêu chuẩn chất lượng thuốc, cơ sở kiểm nghiệm thuốc… Đặc biệt, khơng cho phép cơng ty nước ngồi được xây nhà kho bảo quản thuốc tại Việt Nam mà phải thuê kho.

Một số qui định của Nhà Nước Việt Nam.

năng tác động khá lớn đến đời sống người dân, đời sống xã hội, do đó Chính phủ đã đưa dược phẩm vào danh sách kiểm soát giá. Theo quy định của Cục Quản lý Dược, các doanh nghiệp phải đăng ký giá bán thuốc với Cục Quản lý Dược dựa trên chi phí sản xuất cho từng năm. Các sản phẩm trước khi được đưa ra bán trên thị trường cần có sự chấp thuận và phê duyệt của Cục quản lí dược. Điều này tạo ra một số rào cản khi kinh doanh đối với các doanh nghiệp.

Thứ hai là chính sách của Nhà nước về lĩnh vực dược. Ngày 19/04/2007, Bộ Y Tế ban hành Quyết định số 27/2007/QĐ- BYT về lộ trình triển khai nguyên tắc “Thực hành tốt sản xuất thuốc” (GMP) và “Thực hành tốt bảo quản thuốc” (GSP) được thực hiện. Theo quyết định này, kể từ ngày 01/07/2008, doanh nghiệp sản xuất không đạt tiêu chuẩn GMP theo khuyến cáo của Tổ chức Y tế thế giới (GMP- WHO) và doanh nghiệp xuất nhập khẩu và kinh doanh dược có hệ thống kho bảo quản khơng đạt tiêu chuẩn GSP sẽ phải ngừng sản xuất và ngừng xuất nhập khẩu trực tiếp. Tất cả nhằm đảm bảo chất lượng thuốc trước khi đến tay người bệnh nhân.

Ngồi ra cịn có các quy định như GLP “thực hành tốt phịng thí nghiệm về văcxin và sinh phẩm”, GDP “ thực hành tốt về phân phối thuốc”, GPP “ thực hành tốt về quản lý nhà thuốc”. Chỉ có các doanh nghiệp đáp ứng được những tiêu chuẩn này mới có thể tồn tại kinh doanh và phát triển.

Thứ ba là qui định về nhãn hàng hoá. Nghị định 89/2006 ngày 30-8-2010 qui định về nội dung, cách ghi và quản lý nhà nước về nhãn đối với hàng hoá lưu thơng tại Việt Nam, hàng hố xuất khẩu, nhập khẩu. Những nội dung thể hiện trên nhãn hàng hoá phải được ghi bằng tiếng Việt. Hàng hoá nhập khẩu vào Việt Nam mà trên nhãn chưa thể hiện hoặc thể hiện chưa đủ những nội dung bắt buộc bằng tiếng Việt thì phải có nhãn phụ thể hiện những nội dung bắt buộc bằng tiếng Việt và giữ nguyên nhãn gốc của hàng hoá. Nội dung ghi bằng tiếng Việt phải tương ứng với nội dung ghi trên nhãn gốc. Như vậy, các sản phẩm thuốc được nhập từ nước ngoài về cần được dán nhãn tiếng Việt lại mới được bán ra thị trường. Qui định này có ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động quản trị chuỗi cung ứng của doanh nghiệp. Một

chuỗi cung ứng hoàn thiện sẽ giúp hàng hóa được lưu thơng trên thị trường Việt nam nhanh hơn và tiết kiệm được chi phí.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện quản trị chuỗi cung ứng tại văn phòng đại diện glaxosmithkline việt nam , luận văn thạc sĩ (Trang 35 - 38)