CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN
3.1. ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NGÀNH NGÂN HÀNG ĐẾN NĂM 2021
3.1.1. Thực trạng nền kinh tế Việt Nam giai đoạn 2012 – 2016
Năm 2016 là một năm nhiều biến động, khó khăn và thách thức với nền kinh tế trong nước và thế giới. Tăng trưởng GDP toàn cầu đạt 3,1%, giảm so với mức dự báo 3,3% trước đó và với mức 3,2% của năm 2015. Ở Việt nam, tăng trưởng kinh tế không đạt kế hoạch đề ra, ở mức 6,2%, thấp hơn mức tăng trưởng 6,7% của năm 2015. những diễn biến bất lợi của biến đổi khí hậu, ơ nhiễm mơi trường đã tác động tới một số ngành như du lịch, kinh tế biển, khai khống và nơng nghiệp…, gián tiếp ảnh hưởng tới sự tăng trưởng kinh tế. Để phù hợp với tình hình này, cần sự năng động của hệ thống tài chính, đặc biệt là các định chế tài chính trong nước phải được vững mạnh và hiệu quả. Hệ thống NHTM khơng ngừng phát triển và hồn thiện, đa dạng về hình thức sở hữu và loại hình dịch vụ. Quy mơ và chất lượng hoạt động của các NHTM ngày càng tăng; năng lực tài chính, năng lực quản trị điều hành, năng lực cạnh tranh, trình độ ứng dụng cơng nghệ thơng tin ngày càng được nâng lên. Các NHTM đã cơ bản thực hiện tốt vai trò trung gian huy động và phân bổ vốn có hiệu quả, đáp ứng được nhu cầu vốn và tiện ích của nền kinh tế và xã hội.
Bên cạnh những thành tựu đạt được, hệ thống ngân hàng Việt Nam vẫn còn những tồn tại cần khắc phục để góp phần nâng cao vai trị của hệ thống ngân hàng Việt Nam trong điều kiện hội nhập. Bắt đầu từ năm 2011 đến 2021, Việt Nam phải thực hiện những cam kết cịn lại trong khn khổ của Hiệp định thương mại Việt – Mỹ cũng như các yêu cầu còn lại của GATS và AFAS về mở cửa dịch vụ tài chính ngân hàng. Chính vì vậy, cần phải xây dựng một chiến lược phát triển hợp lý và hiệu quả cho hệ thống ngân hàng Việt Nam đến năm 2021.
3.1.2. Những thách thức chủ yếu đối với ngành Ngân hàng trong tương lai
- Mở cửa thị trường tài chính trong nước cũng làm gia tăng rủi ro do những tác động từ bên ngoài
- Lợi thế cạnh tranh có nguy cơ suy giảm đối với các tổ chức tín dụng (TCTD) trong nước khi số lượng các ngân hàng có tiềm lực mạnh về tài chính, cơng nghệ và trình độ quản lý tham gia vào thị trường tài chính nội địa ngày càng tăng
- Vấn đề qui mô và năng lực tài chính của các định chế tài chính cịn rất nhỏ bé so với các nước trong khu vực và trên thế giới. Cho tới thời điểm hiện nay, chưa có một định chế tài chính nào có phạm vi hoạt động mang tính khu vực và tồn cầu.
- Cấu trúc của khu vực ngân hàng hiện nay đã đa dạng về hình thức sở hữu và loại hình hoạt động. Tuy nhiên, đã có sự phát triển khơng đều của các loại hình định chế này.
- Chế độ báo cáo tài chính của các TCTD nội địa và cơng khai các báo cáo tài chính đó vẫn cịn thấp hơn một khoảng xa so với các chuẩn mực quốc tế, nên khó đánh giá chính xác và minh bạch về sự lành mạnh của TCTD.
- Hệ thống thanh tra giám sát và các quy định an tồn, thận trọng cịn có khoảng cách xa với khu vực và thế giới
- Hạ tầng tài chính phát triển chưa đầy đủ (cơng nghệ, hệ thống thanh toán, thị trường liên ngân hàng..) là thách thức không nhỏ để phát triển một khu vực ngân hàng ổn định.
- Chất lượng nguồn nhân lực trong khu vực ngân hàng còn nhiều bất cập, số lượng cán bộ có kỹ năng nghiệp vụ cũng như quản trị điều hành và hoạch định chính sách tốt cịn ít, các chương trình đào tạo còn chưa thật sát với yêu cầu thực tế. Bên cạnh đó, vấn đề đạo đức nghề nghiệp hiện cũng đang là một thách thức lớn.
3.1.3. Định hướng phát triển hệ thống ngân hàng Việt Nam đến năm 2021
Bốn trụ cột chiến lược trong định hướng phát triển ngân hàng Việt Nam:
Trụ cột 1: Tái cơ cấu hệ thống các TCTD theo hướng đa dạng, bền vững và có năng lực cạnh tranh. Trụ cột 1 của chiến lược hướng tới đảm bảo cho mỗi định
chế ngân hàng có khả năng đáp ứng được các nhu cầu tài chính ngày càng tăng của nền kinh tế và duy trì sự bền vững trong mơi trường thị trường cạnh tranh. Điều này đòi hỏi chiến lược phải chỉ ra các thách thức cụ thể mà ba loại hình ngân hàng chủ yếu sẽ phải đối mặt. Cụ thể là: Tái cơ cấu các ngân hàng thương mại Nhà nước; Thúc đẩy quá trình hợp nhất các NHTMCP nhằm đạt được hiệu quả kinh tế nhờ quy mơ; Tái cơ cấu Ngân hàng Chính sách và Ngân hàng Phát triển Việt Nam trở thành các định chế độc lập và ổn định về mặt tài chính; Phát triển các tổ chức tín dụng phi ngân hàng an toàn và lành mạnh; Tái cơ cấu và củng cố hệ thống các quỹ tín dụng nhân dân và phát triển tài chính vi mơ; Hình thành và phát triển tập đồn tài chính có năng lực cạnh tranh quốc tế.
Trụ cột 2: Hồn thiện mơi trường hoạt động và cơ sở hạ tầng tài chính hỗ trợ cho sự an toàn, lành mạnh và hiệu quả của tổ chức tín dụng. Trụ cột 2 được xây dựng
nhằm cải thiện tính hiệu quả và toàn vẹn của khu vực ngân hàng bằng cách tăng cường các cơ chế thị trường. Điều này đòi hỏi thực hiện đồng bộ các biện pháp sau: Tăng cường chất lượng thông tin công bố của các TCTD để cải thiện lòng tin của nhà đầu tư và người gửi tiền; Phát triển thị trường tiền tệ an toàn, bền vững và hiệu quả; Phát triển hệ thống thơng tin tín dụng và các tổ chức xếp hạng tín nhiệm; Củng cố hoạt động của bảo hiểm tiền gửi Việt Nam; Thiết lập kênh đối thoại tham vấn giữa các nhà lập chính sách và các thành viên thị trường; Tăng cường vai trò của Hiệp hội Ngân hàng với vai trò cầu nối giữa Ngân hàng Nhà nước và các tổ chức tín dụng.
Trụ cột 3: Xây dựng một cơ chế giám sát an toàn, hiệu quả và nâng cao năng lực quản trị ngân hàng. Để hiện thực hóa tầm nhìn này, trong chiến lược được thiết
kế nhằm xây dựng và kích hoạt hệ thống giám sát ngân hàng dựa trên rủi ro cùng với tiến trình phát triển khu vực ngân hàng Việt Nam và đáp ứng được tốt nhất các thông lệ quốc tế: Phân định rõ trách nhiệm của NHNN là người giám sát sự minh bạch trong toàn bộ khu vực ngân hàng; Tăng cường và củng cố trách nhiệm cơ cấu tổ chức đối với công tác giám sát.; Triển khai phương pháp giám sát dựa trên cơ sở rủi ro; Nâng cao trình độ cán bộ và các nguồn công nghệ cần thiết dành cho công tác giám sát; Cải
tiến sự hợp tác giữa các cơ quan có trách nhiệm ban hành các quy chế ngân hàng và việc giám sát.
Trụ cột 4: Mở rộng khả năng cung ứng các sản phẩm dịch vụ ngân hàng cho nền kinh tế. Trụ cột 4 sẽ tập trung nghiên cứu vào việc tối đa hóa tiếp cận các dịch vụ
ngân hàng cho tất cả các thành phần kinh tế: Thúc đẩy sự cạnh tranh giữa các tổ chức cung cấp dịch vụ ngân hàng, bao gồm cả các nhà cung cấp dịch vụ phi truyền thống; Phát triển mạng lưới ngân hàng, trong đó tập trung phát triển kênh phân phối điện tử; Tăng cường hoàn thiện cấu trúc hệ thống và hạ tầng thể chế nhằm hỗ trợ mở rộng cung cấp các dịch vụ; Có cơ chế hữu hiệu bảo vệ người tiêu dùng; Kiểm sốt tính lành mạnh và an tồn của các nhà cung cấp dịch vụ tài chính phi ngân hàng.
3.1.4. Dự báo thị trường dịch vụ ngân hàng bán buôn ở Việt Nam đến năm 2021
Về mơi trường chính trị và pháp luật: Việt Nam được cộng đồng thế giới
đánh giá là quốc gia có mơi trường chính trị ổn định so với nhiều nước trong khu vực và trên thế giới. Giai đoạn 2011 – 2020 sẽ là giai đoạn có rất nhiều đổi mới, trong đó đổi mới mơ hình tăng trưởng, đổi mới cơ cấu kinh tế nhằm đạt được mục tiêu Việt Nam trở thành nước cơng nghiệp hóa vào năm 2020. Mơi trường pháp lý cho hoạt động ngân hàng ngày càng hoàn thiện và ngày càng gần với chuẩn mực pháp lý quốc tế cho hoạt động ngân hàng, cụ thể: Các quy định về tổ chức hoạt động, giám sát ngân hàng, trích lập dự phịng, sáp nhập ngân hàng… Trong năm 2017, Luật các TCTD sửa đổi được quốc hội thông qua, tạo hành lang pháp lý mới cho hoạt động ngân hàng ở Việt Nam theo yêu cầu hội nhập quốc tế.
Về môi trường kinh tế: Theo định hướng chiến lược phát triển kinh tế - xã hội
giai đoạn 2011 – 2020, phấn đấu đến năm 2020, Việt Nam trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại, các chỉ tiêu kinh tế thiên về lấy ổn định là chính: Tăng trưởng kinh tế khoảng 7 – 8%/năm, vốn đầu tư toàn xã hội khoảng 40% GPD, lạm phát khoảng 7%/năm. GDP năm 2020 theo giá so sánh bằng khoảng 2,2 lần so với năm 2010 (khoảng 5000 USD).
Về mơi trường văn hóa – xã hội: Dân số Việt Nam tương đối đồng nhất về
càng tăng. Dự đoán năm 2020, dân số Việt Nam sẽ vượt qua Nhật Bản đứng thứ 4 Châu Á chỉ sau Trung Quốc, Ấn Độ và Indonesia. Nền kinh tế tiêu thụ sẽ trở thành một yếu tố lớn trong tổng quan kinh tế. Sự phát triển dân số và sự di dân vào đô thị sẽ đưa nền kinh tế tiêu dùng tại Việt Nam đạt đến tầm cao mới. Trình độ dân trí của Việt Nam ngày một nâng cao giúp người dân Việt Nam có hiểu biết tốt hơn về vai trị và hoạt động ngân hàng, làm tăng khả năng đón nhận sản phẩm dịch vụ mới của ngân hàng đồng thời nhu cầu về dịch vụ ngân hàng của khách hàng cũng ngày càng phức tạp hơn.
Về môi trường công nghệ thông tin, thương mại điện tử: Công nghệ ngân
hàng sẽ còn phát triển mạnh mẽ hơn nữa trong thời gian tới và sẽ là những đột quá mới cho triển vọng của sự phát triển của hệ thống ngân hàng đến năm 2020. Với những cơ hội to lớn mà nó đem lại trong việc nâng cao hiệu quả hoạt động ngân hàng, vị trí và tầm quan trọng của cơng nghệ ngân hàng sẽ trở thành tâm điểm của các nhà hoạt động chiến lược. Sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ thông tin trong thời gian gần đây đã giúp các ngân hàng thay đổi tư duy lẫn phương thức cung ứng dịch vụ trong môi trường kinh doanh hiện đại. Đối với các NHTM hiện nay, việc ứng dụng công nghệ thông tin trong sự phát triển các DVNH là một yêu cầu tất yếu để đa dạng hóa sản phẩm kinh doanh, tăng khả năng cạnh tranh và đem lại hiệu quả cao hoạt động kinh doanh ngân hàng. Với sự hỗ trợ của khoa học kỹ thuật, trong thời gian qua, các NHTM đã hiện đại hóa hoạt động, triển khai core banking, nâng cao năng lực quản trị điều hành, đa dạng hóa sản phẩm dịch vụ, mở rộng kênh giao dịch trực tuyến đã góp phần thúc đẩy nhanh q trình phát triển các sản phẩm DVNH bán buôn.
Tiềm năng phát triển dịch vụ ngân hàng bán buôn: Việt Nam đang trong
q trình cơng nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước, nhiều giai đoạn trong quá trình phát triển, doanh nghiệp Việt Nam gặp khó khăn về huy động vốn cho tăng trưởng thông qua kênh ngân hàng truyền thống và cả thị trường chứng khoán. Để tăng trưởng nhanh hơn, các doanh nghiệp Việt Nam tất yếu phải tham gia vào thị trường vốn quốc tế, khi đó hoạt động NHBB phát triển sẽ làm “cửa ngõ kết nối đầu tư” tại Việt Nam.
Nhu cầu huy động vốn trên thị trường quốc tế: các doanh nghiệp lớn Việt Nam chắc chắn sẽ huy động vốn nhiều hơn từ thị trường quốc tế để góp phần đa dạng hóa nguồn vốn, phịng khi thị trường vốn trong nước gặp khó khăn, ngồi ra các đối tác quốc tế sẽ giúp doanh nghiệp quản trị tốt theo tiêu chuẩn tồn cầu, doanh nghiệp cũng có cơ hội phát triển thương hiệu trong nước và quốc tế và chuẩn bị cho cuộc cạnh tranh với các nước trong khu vực khi các rào cản thương mại được xóa bỏ. Một trong những chiến lược chuẩn bị cho cuộc cạnh tranh khu vực là hợp tác với đối tác chiến lược quốc tế, những người có khả năng chia sẽ kinh nghiệm chuyên môn, các sản phẩm và cả thị trường của họ. Đây là cơ hội cho các NHBB trong thời gian tới bởi NHBB sẽ giúp doanh nghiệp xác định đối tác chiến lược quốc tế và đưa cả hai đến với nhau giúp các doanh nghiệp Việt Nam “kết nối’ với thị trường vốn tồn cầu.
Bên cạnh đó , việc thiếu nhà cung cấp dịch vụ tài chính chun sâu, có thể nhận xét Việt Nam đang ở giai đoạn đầu để phát triển thị trường tài chính, cịn nhiều dịch vụ và sản phẩm ngân hàng hiện đại mà hệ thống ngân hàng trong nước chưa cung cấp được, chưa đủ điều kiện triển khai hoặc chưa chú ý phát triển. Các sản phẩm phái sinh chưa nhiều, nghiệp vụ chứng khốn hóa (seruritization) hầu như chưa có. Trong khi đó, các doanh nghiệp trong nước với hạn chế về trình độ nhân lực, thơng tin luôn gánh phải những rủi ro và lỗ lớn do biến động tỷ giá, không sử dụng được các sản phẩm phòng hộ (hedging) nhằm tối thiểu rủi ro cho mình. Thực tế này mở ra nhiều cơ hội cho các NHBB phát triển trong việc cung cấp các sản phẩm tư vấn chiến lược, tư vấn sáp nhập, các sản phẩm quản lý rủi ro ngoại hối, phái sinh…