Kiểm định sự phù hợp của mơ hình

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) một số giải pháp thúc đẩy động lực làm việc của nhân viên tại công ty cổ phần sản xuất thương mại dịch vụ kim cương (Trang 52 - 54)

6. Kết cấu luận văn

2.3 Trình bày phương pháp phân tích thơng tin và kết quả nghiên cứu

2.3.2.4 Kiểm định sự phù hợp của mơ hình

Sau khi qua giai đoạn phân tích nhân tố, có 7 nhân tố được đưa vào kiểm định mơ hình. Giá trị nhân tố là trung bình của các biến quan sát thành phần phụ thuộc nhân tố đó. Phân tích tương quan Pearson được sử dụng để xem xét sự phù hợp khi đưa các thành phần vào mơ hình hồi quy.

Mơ hình hồi quy có dạng:

Động viên = β0 + β1*CV + β2*TP + β3*DP + β4*DK + β5*LD + β6*DN + β7*TV

Tác giả kí hiệu như sau: + β0: hằng số hồi quy + β1: trọng số hồi quy + CV: Đặc điểm công việc + TP: Thu nhập và phúc lợi

+ DP: Cơ hội đào tạo và phát triển + DK: Điều kiện làm việc

+ LD: Phong cách lãnh đạo + DN: Đồng nghiệp

+ TV: Thương hiệu, văn hóa cơng ty

* Phân tích tương quan

Theo ma trận tương quan được trình bày ở Phụ lục 5 thì các biến đều có tương quan với biến phụ thuộc và có ý nghĩa ở mức 0,01. Hệ số tương quan biến phụ thuộc là động viên với các biến độc lập ở mức tương đối, trong đó đặc thu nhập

và phúc lợi có tương quan cao nhất với động viên nhân viên (0,783). Do đó, có thể kết luận các biến độc lập này có thể đưa vào mơ hình để giải thích cho biến động viên.

* Phân tích hồi quy

Phân tích hồi quy được thực hiện với 7 biến độc lập và 1 biến phụ thuộc. Kết quả thống kê mô tả của các biến đưa vào phân tích hồi quy như sau:

Bảng 2.4: Thống kê mô tả các biến phân tích hồi quy

Trung bình Độ lệch chuẩn Kích thước mẫu

DG 3.9853 0,44731 238 CV 3.9937 0,49466 238 TP 4.0006 0,37978 238 DP 3.9622 0,44902 238 DN 3.9235 0,47631 238 TV 3.8613 0,70444 238 LD 3.9814 0,37083 238 DK 3.9832 0,46911 238

(Nguồn: kết quả phân tích dữ liệu)

Tác giả đã tiến hành kiểm tra các giả định, kết quả cho thấy tương quan đa cộng tuyến giữa các biến không đáng kể (hệ số phóng đại phương sai VIF tương ứng các biến độc lập nằm trong khoảng từ 1 đến 3 và nhỏ hơn 10), các phần dư có phân phối chuẩn và khơng có hiện tượng tương quan giữa các phần dư. Do đó khơng có sự vi phạm về các giả định (chi tiết phụ lục 5).

Kết quả phân tích hồi quy như sau:

Kết quả cho thấy mơ hình hồi quy đưa ra tương đối phù hợp với mức ý nghĩa 0.005. Hệ số R2

hiệu chỉnh = 0,780 có nghĩa là khoảng 78,0% phương sai động viên nhân viên được giải thích bởi 7 biến độc lập. Cịn lại 22,0% phương sai động viên được giải thích bằng các yếu tố khác.

Biến dự đoán: (Hằng số), CV, TP, DP, DN, TV, LD, DK

0,000), nên mơ hình hồi quy phù hợp với tập dữ liệu và có thể sử dụng được.

Trong kết quả trên, nếu sig <0.05 tương ứng với độ tin cậy 95% và │t│ > 2 thì nhân tố đó được chấp nhận, có nghĩa là nó có sự tác động đến động viên nhân viên. Kết quả hồi quy cho thấy có 6 nhân tố thỏa mãn điều kiện là: đặc điểm công việc, thu nhập và phúc lợi, cơ hội đào tạo và phát triển, đồng nghiệp, phong cách lãnh đạo và điều kiện làm việc.

Phương trình chuẩn hóa được biểu diễn dưới dạng hồi quy tuyến tính dưới sự tác động của 6 yếu tố thành phần động viên như sau:

Động viên = 0,085CV + 0,337TP + 0,280DP + 0,113DN + 0,199LD + 0,138DK

Kết luận:

Trong 6 yếu tố trên đều có quan hệ tuyến tính đến mức độ động viên của nhân viên cơng ty Kim Cương. Trong đó, yếu tố “thu nhập và phúc lợi” thì có ảnh hưởng nhiều nhất trong 5 yếu tố còn lại, điều này cũng khá dễ hiểu là mức thu nhập trên mặt bằng chung thị trường của nhân viên Kim Cương thì khá thấp. Và yếu tố ít ảnh hưởng nhất đến mức độ động viên nhân viên của Kim Cương là “đặc điểm cơng

việc” vì chủ yếu nhân viên của Kim Cương là công nhân phổ thông không cần yêu cầu kỹ thuật cao.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) một số giải pháp thúc đẩy động lực làm việc của nhân viên tại công ty cổ phần sản xuất thương mại dịch vụ kim cương (Trang 52 - 54)