Ký hiệu
biến Nội dung Nguồn thang đo
DN1 Đồng nghiệp của Anh/Chị đáng tin cậy và
trung thực. Nghiên cứu định tính
DN2 Đồng nghiệp phối hợp công việc với Anh/Chị rất tốt.
Trần Kim Dung và Nguyễn Ngọc Lan Vy (2011)
DN3 Đồng nghiệp thường xuyên chia sẻ kinh
nghiệm và giúp đỡ Anh/Chị. Nghiên cứu định tính
DN4 Đồng nghiệp vui vẻ, hòa đồng. Trần Kim Dung và Nguyễn Ngọc Lan Vy (2011)
(Nguồn: Tác giả đề xuất, 2017)
(7) Thương hiệu, VH công ty: thể hiện niềm tự hào của nhân viên khi họ được
làm việc tại công ty có uy tín, có thương hiệu và được nhiều người biết đến, họ có niềm tin vào tương lai khi được làm việc tại đây và tin vào chất lượng sản phẩm của Công ty.
Bảng 1.7: Thang đo thành phần “Thương hiệu, VH công ty”, ký hiệu TV
Ký hiệu
biến Nội dung Nguồn thang đo
TV1 Anh/Chị tự hào khi nói về thương hiệu Công ty.
Trần Kim Dung và Nguyễn Ngọc Lan Vy (2011)
TV2 Cơng ty có chiến lược phát triển rõ ràng. Nghiên cứu định tính TV3 Anh/Chị cảm thấy vui mừng khi khách
hàng đánh giá cao văn hóa Cơng ty.
Trần Kim Dung và Nguyễn Ngọc Lan Vy (2011)
TV4 Anh/Chị nhận thấy văn hóa Cơng ty hiện tại là phù hợp.
Trần Kim Dung và Nguyễn Ngọc Lan Vy (2011)
TV5 Anh/Chị u thích văn hóa Cơng ty hiện tại.
Trần Kim Dung và Nguyễn Ngọc Lan Vy (2011)
(Nguồn: Tác giả đề xuất, 2017) (8) Động lực làm việc: là biến phụ thuộc được thiết kế gồm 4 biến quan sát
Bảng 1.8: Thang đo thành phần “Động lực làm việc”, ký hiệu DL
Ký hiệu
biến Nội dung Nguồn thang đo
DL1 Anh/Chị luôn cảm thấy hứng thú khi làm công việc hiện tại.
Trần Kim Dung và Nguyễn Ngọc Lan Vy (2011)
DL2 Anh/Chị ln cố gắng hồn thành xuất sắc
cơng việc của mình. Nghiên cứu định tính DL3 Anh/Chị thường làm việc với tâm trạng tốt
nhất.
Trần Kim Dung và Nguyễn Ngọc Lan Vy (2011)
DL4 Anh/Chị thấy được động viên trong công việc.
Trần Kim Dung và Nguyễn Ngọc Lan Vy (2011)
(Nguồn: Tác giả đề xuất, 2017) Trên cơ sở phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến động lực làm việc như trên, tác giả đề nghị mơ hình nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến động lực làm việc của nhân viên tại công ty Cao Su Việt như sau:
Hình 1.5: Mơ hình nghiên cứu đề xuất
(Nguồn: Mơ hình đề xuất của tác giả, 2017)
Trong đó:
Đặc điểm cơng việc
Cơ hội đào tạo và thăng tiến
Điều kiện làm việc Thu nhập và phúc lợi
Cấp trên
Đồng nghiệp
Thương hiệu, VH Cty
Động lực làm việc
- Biến độc lập trong mơ hình gồm 07 nhân tố: (1) Đặc điểm cơng việc; (2) Thu nhập và phúc lợi; (3) Cơ hội đào tạo và phát triển; (4) Điều kiện làm việc; (5) Cấp trên; (6) Đồng nghiệp; (7) Thương hiệu, VH Công ty.
- Biến phụ thuộc trong mơ hình là: Động lực làm việc của nhân viên. Trong mơ hình nghiên cứu đề xuất, các giả thuyết được đặt ra như sau:
H1: Đặc điểm công việc tác động cùng chiều (+) đến động lực làm việc của nhân viên.
H2: Thu nhập và phúc lợi tác động cùng chiều (+) đến động lực làm việc của nhân viên.
H3: Cơ hội đào tạo và phát triển tác động cùng chiều (+) đến động lực làm việc của nhân viên.
H4: Điều kiện làm việc tác động cùng chiều (+) đến động lực làm việc của nhân viên.
H5: Cấp trên tác động cùng chiều (+) đến động lực làm việc của nhân viên.
H6: Đồng nghiệp tác động cùng chiều (+) đến động lực làm việc của nhân viên.
H7: Thương hiệu, văn hóa cơng ty tác động cùng chiều (+) đến động lực làm việc của nhân viên.
1.6 Mẫu nghiên cứu
Phương pháp chọn mẫu: mẫu được chọn theo phương pháp lấy mẫu thuận tiện. Những người tham gia khảo sát là nhân viên hiện đang làm việc tại Công ty TNHH Cao Su Việt. Dữ liệu được thu thập thơng qua hình thức phỏng vấn trực tiếp, gửi bảng câu hỏi trực tiếp.
Cỡ mẫu: áp dụng cách tính cỡ mẫu của phân tích nhân tố EFA để tính cỡ mẫu cho nghiên cứu. Theo đó, cỡ mẫu tối thiểu phải là 5 lần tổng số biến quan sát (Hoàng Trọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc, 2005). Trong nghiên cứu này có 37 biến quan sát, do đó tối thiểu cần mẫu N = 5 x 37 = 185 mẫu. Dựa vào cỡ mẫu tối thiểu tác giả đã gửi 200 bảng câu hỏi khảo sát nhân viên đang làm việc tại Cao Su Việt.
TÓM TẮT CHƯƠNG 1
Trong chương 1, tác giả đã giới thiệu khái quát về động lực và tầm quan trọng của việc tạo động lực đối với nhân viên trong tổ chức. Đồng thời, tác giả cũng trình bày về một số học thuyết nổi tiếng trên thế giới về động lực làm việc của người lao động và đã trình bày tóm tắt một số nghiên cứu của một số tác giả về việc vận dụng mơ hình mười nhân tố tạo động lực của Kovach. Mơ hình này đã được dùng rộng rãi ở nhiều ngành và nhiều quốc gia trên thế giới và được đánh giá là mang lại hiệu quả cao. Trên cơ sở lý thuyết trên, tác giả đã vận dụng mơ hình mười nhân tố tạo động lực làm việc của Kovach (1987) cùng với việc thảo luận nhóm, phỏng vấn tay đơi đã xác định được 07 nhân tố ảnh hưởng đến động lực làm việc của nhân viên tại Công ty TNHH Cao Su Việt một cách cụ thể và riêng biệt, theo sát với tình hình thực tế của công ty, bao gồm: (1) Đặc điểm công việc; (2) Thu nhập và phúc lợi; (3) Cơ hội đào tạo và phát triển; (4) Điều kiện làm việc; (5) Cấp trên; (6) Đồng nghiệp; (7) Thương hiệu, văn hóa Cơng ty. Trong chương tiếp theo, tác giả sẽ tiến hành giới thiệu về thực trạng và phân tích kết quả khảo sát về động lực làm việc của nhân viên tại CSV.
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG TẠO ĐỘNG LỰC LÀM VIỆC CHO NHÂN VIÊN TẠI CÔNG TY TNHH CAO SU VIỆT
2.1 Tổng quan về Cơng ty TNHH Cao Su Việt 2.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển của cơng ty 2.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển của cơng ty
Cơng ty Cao Su Việt là Cơng ty TNHH, với 100% vốn Việt Nam có trụ sở và nhà máy tại tỉnh Bình Dương và là cơng ty chun sản xuất các chi tiết, phụ tùng cao su kỹ thuật trong máy, thiết bị theo đơn đặt hàng. Cao Su Việt được thành lập vào ngày 14/04/1990. Tiền thân của Công ty Cao Su Việt là cơ sở cao su Thành Mỹ, tại Trảng Dài, Biên Hòa, Đồng Nai. Sản phẩm ban đầu là dây cua-roa ngành song mây. Nhiều năm sau đó, sản phẩm chính là các vịng đệm ngành sản xuất sữa và trục cao su trong các ngành gỗ, bao bì… Năm 2005, Cơng ty Cao Su Thành Mỹ được đổi tên thành Công ty TNHH Cao Su Việt với diện tích mở rộng hơn khoảng 5000m2.
Kiên trì với chủ trương phục vụ đơn hàng dù một cái, trải qua hơn 25 năm, ngày nay Công ty Cao Su Việt có trên dưới 200 cơng nhân viên làm việc thường xuyên 2 ca với một suy nghĩ đơn giản: “Nếu một chi tiết cao su nhỏ hư hỏng khơng kịp thay thế, thì cả cỗ máy khơng vận hành được”.
Với chính sách chất lượng LN HỒN THIỆN, nên Cơng ty đã sống và làm việc theo hệ thống ISO 9001:2008, ISO 14001:2004 và ISO/IEC 17025:2005.
Hệ thống văn phòng nhà máy:
+ Nhà máy: Lô B2-35, đường số 2, KCN Tân Đông Hiệp B, thị xã Dĩ An, tỉnh Bình Dương.
+ Văn phòng đại diện: Số 39, Đường Thạch Thị Thanh, Phường Tân Định, Quận 1, TP.HCM với chức năng tiếp thị và giao dịch.
Logo công ty:
2.1.2 Sơ đồ tổ chức
Công ty Cao Su Việt được xây dựng theo mơ hình chức năng, nhiệm vụ. Theo mơ hình này, Chủ Tịch/ Giám đốc cơng ty được Hội đồng Giám Đốc/Chuyên gia và Cộng tác viên khoa học tham mưu về chức năng trước khi ra quyết định. Giám đốc Cơng ty chịu trách nhiệm hồn tồn về mọi mặt và toàn quyền quyết định các vấn đề
có liên quan đến nội bộ cơng ty. Các Giám Đốc khác có trách nhiệm trước Giám đốc cơng ty về các công việc được ủy quyền. Dưới các Giám Đốc có các phịng, ban với những chức năng và nhiệm vụ cụ thể giúp họ nắm bắt được thông tin trong khu vực mình phụ trách một cách nhanh gọn, kịp thời và chính xác. Đứng đầu các phịng ban là các Trưởng/phó bộ phận, Quản đốc, những người này chịu trách nhiệm mọi mặt về hoạt động, cơng tác của đơn vị mình.
Cơng ty quản lý theo hệ thống, quản trị đa trung tâm. Làm việc căn cứ trên bằng chứng từ hệ thống và tự kiểm soát. Giao trọn quyền khai thác đơn hàng, triển khai, quản lý đơn hàng, sản xuất, chăm sóc khách hàng cho các Bộ phận nghiệp vụ. Huy động các nhân viên thông thạo (chuyên viên) để thực hiện các yêu cầu. Khi thực hiện mệnh lệnh, nhân viên đó trở thành người quản lý trung tâm có đủ thẩm quyền để triển khai công việc như là một Giám đốc. Hệ thống chất lượng đóng vai trị kiểm sốt hệ thống, hồn thiện tài liệu ISO và H.
Hình 2.1: Sơ đồ tổ chức của Công ty TNHH Cao Su Việt
(Nguồn: Phòng nhân sự Cty CSV)
hàng/Lệnh sản xuất hoặc được quy định ở tài liệu H).
2.1.3 Lĩnh vực hoạt động sản xuất kinh doanh
Công ty TNHH Cao su Việt sản xuất các sản phẩm cao su kỹ thuật phục vụ các ngành công nghiệp gồm các chi tiết (gioăng, phớt, đệm, o-ring, ống, tấm… ) và trục lô cao su với các vật liệu NR, NBR, Silicone, EPDM, Hypalon, Viton, Polyurethane….
Dòng sản phẩm chủ lực hiện nay của Công ty là các sản phẩm cao su, polyurethane ngành in ấn bao bì và thực phẩm.
Khách hàng của Cao Su Việt đa dạng trong nhiều ngành nghề: Thực phẩm, Sữa, Gỗ, Bao bì, Nhựa, In ấn, Thép, Giấy, Dệt nhuộm may, Thủy sản, Cơ khí, Thuộc da, Dược phẩm, Hóa mỹ phẩm, v.v… Nhiều chủng loại trong số đó được sản xuất cho các đơn hàng từ nước ngoài: Các bánh xe, đệm PU, Cao su tách xương cá, Ống silicone thực phẩm…
2.1.4 Sản phẩm
Cao Su Việt sản xuất các sản phẩm cao su kỹ thuật phục vụ các ngành công nghiệp gồm các chi tiết (gioăng, phớt, đệm, o-ring, ống, tấm… ) và trục lô cao su trong đa dạng các ngành cơng nghiệp. Cách phân loại chính sản phẩm của cơng ty:
- Các sản phẩm Trục cao su. - Các sản phẩm Joint cao su. - Các sản phẩm Polyurethane.
Trong đó, cơng ty đang nhấn mạnh đến các sản phẩm sau:
+ Cao su ngành in: Cao Su Việt sản xuất mới, bọc cao su lại các trục, lô và
cung cấp theo đơn đặt hàng các phụ tùng cao su, polyurethane khác trong ngành in ấn bao bì. Các trục lơ in cho u cầu cơng nghệ cao như in UV, in nhũ, lưỡng tính… Các trục lơ in trong các dịng máy Komori, Heidelberg, Daiya, Oliver, Ryobi, Bestech, Fuji… Heatset Goss M-600A, KBA Rapida 105…
+ Cao su thực phẩm: Công ty Cao Su Việt sản xuất theo đơn đặt hàng các sản
phẩm phụ tùng cao su phù hợp với tiêu chuẩn tiếp xúc với thực phẩm FDA (Mỹ) hoặc JIS (Nhật Bản).
Đây là một trong các dòng sản phẩm được Cao Su Việt đầu tư nghiên cứu từ năm 2010. Đơn pha chế được xây dựng riêng cho từng sản phẩm với nguyên liệu phù hợp từ cao su thiên nhiên, cao su tổng hợp SBR, BR, NBR, EPDM, silicone, Viton hay Polyurethane. Mọi đơn pha chế đều được kiểm nghiệm tại Trung tâm 3 và phịng thí nghiệm hợp chuẩn v.lab.
+ Cao su tách xương cá
Cao su tách xương cá còn được gọi với nhiều cái tên khác nhau như: da hoặc dây belt tách xương cá...được sử dụng để tách lớp thịt cá ra khỏi xương, nhờ vào một hệ thống trục quay và trống ép.
Cao su tách xương cá được làm từ vật liệu cao su chịu mài mòn, chịu độ uốn dập tốt, phù hợp thực phẩm. Sản phẩm này còn được gia cường bởi một số lớp bố bên trong có tác dụng chống giãn cho sản phẩm.
+ Sản phẩm Polyurethane (PU)
Sản phẩm cao su kỹ thuật làm từ PU qua thử nghiệm đã chứng tỏ khả năng chịu mịn, kháng dung mơi… có thể sử dụng cho các ngành cơng nghiệp thép tấm, khai thác khống sản, dầu khí..., được dùng phổ biến cho các con lăn, ru-lô, bánh xe công nghiệp…
Các sản phẩm từ Polyurethane thông dụng: bánh xe PU, con lăn PU, trục PU và các sản phẩm khác như Đế PU đóng nút chai, Sản phẩm PU đầu vặn ốc, PU kẹp giấy có phơi, Giảm chấn khớp nối PU…
+ Cao su ngành gỗ
Cao Su Việt có thể sản xuất mới và bọc lại các phụ tùng cao su trong ngành gỗ như: bánh đà, bánh xe, cao su bo, đệm cao su băng chuyền, trục chà nhám, chà láng, trục lăn keo, lăn sơn, trục chổi cước, chốt cao su đè phôi…
2.1.5 Cơ cấu lao động
Để đáp ứng nhu cầu phát triển cũng như mở rộng sản xuất của mình, trong hơn 27 năm qua tình hình nhân sự của Cao Su Việt qua các năm có xu hướng tăng dần một cách rõ rệt. Nếu như cơng ty chỉ có 20 nhân viên vào năm đầu thành lập thì hiện nay số lượng nhân sự của Cao Su Việt đã tăng lên trên dưới 200 lao động.
Bảng 2.1: Tình hình nhân sự tại cơng ty Cao Su Việt 2012 -2016 Đơn vị: Người STT Đơn vị Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016
1 Lao động gián tiếp 67 66 67 69 69
2 Lao động trực tiếp 131 138 129 141 138
Tổng 198 204 196 210 207
(Nguồn: Phòng Nhân sự Cty CSV)
Do đặc thù Cao Su Việt là gia công theo yêu cầu khách hàng nên lực lượng lao động chủ yếu là lao động phổ thông chiếm tỷ lệ cao trong tổng số lao động. Bởi vì lượng lao động phổ thơng khá đơng nên đây cũng là một trong những nguyên nhân chính gây nên sự biến động nhân sự của Cao Su Việt. Nhìn vào số liệu bảng 2.1 thấy được lao động gián tiếp biến động qua các năm rất ít nhưng lao động trực tiếp biến động lên xuống không đều.
Để thấy rõ hơn về sự biến động nhân sự tại công ty Cao Su Việt trong thời gian qua, tác giả có trình bày số liệu về tỷ lệ thơi việc của nhân viên trong những năm gần đây:
Hình 2.2: Tình hình nhân sự nghỉ việc tại Cao Su Việt 2012 -2016
(Nguồn: Phòng Nhân sự Cty CSV)
16.06% 21.43% 24.59% 31.10% 24.51% 0.00% 5.00% 10.00% 15.00% 20.00% 25.00% 30.00% 35.00%
2.1.6 Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh từ 2014 đến 2016
Trong thời kỳ hội nhập, công ty cũng đã có bước phát triển, sản xuất kinh doanh cũng tốt hơn làm tăng doanh thu và lợi nhuận.
Bảng 2.2: Kết quả sản xuất kinh doanh tại CSV giai đoạn 2014 -2016
Đơn vị: Triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 Chênh lệch 2015/2014 2016/2015 ±Δ % ±Δ % Tổng doanh thu 35.856 41.952 46.504 6.096 17,00 4.552 10,85 Lợi nhuận sau thuế 583 679 784 96 16,47 105 15,46 Tổng tài sản 32.570 37.037 41.951 4,467 13,72 4.914 13,27 Vốn chủ sỡ hữu 20.040 22.015 24.822 1.975 9,86 2.807 12,75 ROA 1,79% 1,83% 1,87% 0,04% 2,42 0,04% 1,94 ROE 2,91% 3,08% 3,16% 0,18% 6,02 0,07% 2,41
(Nguồn: Phòng Nhân sự Cty CSV)
Dựa vào bảng số liệu từ phòng nhân sự Cty CSV, thấy được rằng doanh thu và lợi nhuận của CSV tăng dần từ năm 2014 đến 2016, chứng tỏ công ty đang hoạt động khá tốt. Tuy nhiên, tỷ lệ tăng doanh thu 2015/2014 (17,00%) cao hơn 2016/2015 (10,85%) và tỷ lệ tăng lợi nhuận 2015/2014 (16,47%) cũng cao hơn 2016/2015 (15,46%). Các chỉ tiêu ROA và ROE của công ty cũng tương đối đồng đều. Dù kết quả sản xuất kinh doanh ổn định nhưng CSV nên xem xét lại hoạt động để tỷ lệ tăng doanh thu và lợi nhuận hằng năm ngày càng cao hơn nữa để đạt mục tiêu đề ra của Công ty.
2.2 Kết quả nghiên cứu định lượng chính thức về động lực làm việc của người lao động tại Công ty TNHH Cao Su Việt người lao động tại Công ty TNHH Cao Su Việt
2.2.1 Mô tả mẫu nghiên cứu
Mẫu nghiên cứu được chọn theo phương pháp thuận tiện. Bảng khảo sát được phát cho 200 nhân viên tại CSV. Tác giả đã loại trừ những bảng trả lời không đạt chất lượng, cịn lại có 194 bảng (đủ yêu cầu số mẫu nghiên cứu như đã trình bày chương 1). Dưới đây là bảng thống kê mô tả mẫu nghiên cứu dựa vào các thông tin