Cơ cấu ngành kinh tế

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH các yếu tố ẢNH HƯỞNG đến TĂNG TRƯỞNG KINH tế của KHU vực DỊCH vụ tại THÀNH PHỐ hồ CHÍ MINH (Trang 106)

III- NGÀY GIAO NHIỆM VỤ: 15/9/2011 IV NGÀY HOÀN THÀNH NHI ỆM VỤ:

7. Cấu trúc đề tà

2.1.2.1 Cơ cấu ngành kinh tế

Khu vực dịch vụ tại Thành phố HCM hiện nay bao gồm nhiều ngành với các hoạt động dịch vụ khác nhau như thương mại, tài chính tín dụng, ngân hàng, kinh doanh bất động sản, khách sạn nhà hàng, du lịch, văn hóa thể thao…Mỗi nhóm ngành có các ưu thế khác nhau, đặc thù khác nhau nhưng đều là những hoạt động phụ trợ cho các ngành khác như công nghiệp, nông nghiệp, lâm thủy hải sản. Cơ

Năm TỔNG SP THÀNH PHỐ KHU VỰC DỊCH VỤ Năm Giá trị Giá trị tăng Tỉ lệ tăng % Giá trị Giá trị tăng Tỉ lệ tăng % 2000 75.862 39.929

cấu tổng sản phẩm khu vực dịch vụ Thành phố HCM giai đoạn 2005-2010 theo giá so sánh năm 1994 được trình bày trong bảng 2.5.

Bảng 2.5: Cơ cấu tổng sản phẩm khu vực dịch vụ Thành phố HCM giai đoạn

2005-2010, giá so sánh năm 1994. ĐVT: tỷ đồng.

Nguồn: Cục thống kê Thành phố HCM, Niên giám thống kê 2003, 2006, 2010

Như vậy ba ngành kinh tế đóng góp nhiều nhất trong TSP của KVDV t ại TPHCM trong giai đoạn 2005 -2010 là các ngành thương nghiệp và sữa chửa xe có

Năm 2005 2006 2007 2008 2009 2010 2005- 2010 tỉ lệ % Khu vực III 45.622 51.905 58.936 66.009 72.610 81.456 376.538 100

Thương nghiệp và sửa chữa xe có động cơ 10.939 12.416 13.650 15.224 16.822

động cơ, vận tải kho bãi và thông tin liên lạc, tài chính tín dụng với tỉ lệ lần lượt là 23,4%, 21,1% và 15,2%, tiếp theo là các ngành kinh doanh tài sản , khách sạn nhà hàng, hoạt động KHCN ... cũng góp phần vào tăng trưởng chung của KVDV nhưng với tỉ lệ thấp hơn. Trong giai đoạn 2005 đến 2010, nếu tính trên tốc độ phát triển tổng sản phẩm trong nước trên điạ bàn theo giá so sánh năm 1994, tốc độ này có giảm vào các năm 2007, 2008, 2009.

Ba nhóm ngành có tốc độ phát triển cao nhất là tài chính tín dụng , quản lý nhà nước, vận tải kho bãi và thông tin liên lạc…Trong số đó, đặc biệt là ngành tài chính tín dụng, một ngành có liên quan đến nguồn vốn đầu tư từ nước ngoài là ngành có tỉ lệ tăng trưởng sụt giảm đáng kể từ 140,6% vào năm 2007 chỉ còn 114% vào năm 2008, tỉ lệ giảm xấp xỉ 26%. Các ngành khác như vận tải kho bãi, thông tin liên lạc…tốc độ phát triển tổng sản phẩm có phần chậm lại, tuy nhiên tỉ lệ sụt giảm này là không đáng kể , các ngành có tốc độ tăng trưởng thấp là các hoạt động văn hóa thể thao, hoạt động làm thuê các công việc trong các hộ gia đình, hoạt động hiệp hội (số liệu bảng 2.6).

Bảng 2.6: Tốc độ phát triển tổng sản phẩm trong nước khu vực dịch vụ Thành phố HCM giai đoạn 2005-2010, giá so sánh năm 1994 - ĐVT: %.

Nguồn: Cục thống kê Thành phố HCM, Niên giám thống kê 2003, 2006, 2010

Trong số các ngành chiếm tỉ trọng lớn và có tốc độ phát triển cao có các ngành thương nghiệp và sửa chữa xe có động cơ, ngành vận tải kho bãi và thông tin liên

Khu vực III 2005 2006 2007 2008 2009 2010 2005- 2010 Giá trị trung bình 112,82 111,73 109,69 107,51 107,06 109,95 109,79 Tài chính tín dụng 117,90 129,80 140,60 114,70 124,20 115,70 123,82

Quản lý nhà nước. ANQP. đảm bảo xã hội bắt buộc. đảng đoàn thể

149,10 114,30

lạc và ngành tài chính tín dụng chiếm hơn; một số ngành khác như hoạt động làm thuê cho các hộ gia đình, hoạt động của các hiệp hội lại có tỉ lệ và tốc độ phát triển thấp nhất

 Ngành thương mại và sửa chữa xe có động cơ

Trong giai đoạn 2005-2010, đây là ngành chiếm tỉ trọng cao nhất với giá trị lên đến 88.295 tỉ đồng trong các nhóm ngành của khu vực dịch vụ, bao gồm các ngành bán buôn, bán lẻ, phân phối hàng hóa, dịch vụ đến các tỉnh thành trong cả

nước…Ngành này hiện đang chiếm đến 23,4% tổng sản phẩm trong nước trên địa bàn Thành phố HCM. tốc độ phát triển ngành bình quân 112% với hơn 187 ngàn doanh nghiệp bao gồm nhiều thành phần kinh tế khác nhau và số lao động hơn 600 ngàn người

 Ngành Khách sạn và nhà hàng

Ngành này hiện đang chiếm 8,4% tổng sản phẩm trong nước trên địa bàn Thành phố HCM. giá trị tương đương là 31.665 tỉ đồng bao gồm các hoạt động cung cấp các dịch vụ du lịch, lưu trú, ăn uống, nghỉ dưỡng. hội nghị …với tốc độ phát triển bình quân hơn 107% trong năm năm qua. Đến năm 2010, có hơn 62 ngàn doanh nghiệp hoạt động trong ngành này, số lao động gần 200 ngàn người

 Ngành Vận tải kho bãi, thông tin liên lạc

Ngành này chiếm tỉ trọng thứ hai trong tổng sản phẩm trong nước của khu vực Thành phố HCM với tỉ trọng 21% với giá trị 79.278 tỉ đồng năm 2010 bao gồm các hoạt động liên quan đến vận chuyển hành khách, hàng hóa, thông tin giữa các đơn vị, các vùng miền, các quốc gia…với tốc độ phát triển ngành này là 114%, ngành vận tải kho bãi và thông tin liên lạc là nền tảng cho sự phát triển của các nhóm ngành khác bằng cách cung cấp những phương tiện cũng như cơ sở hạ tầng, tạo điều kiện giao thương giữa các điạ bàn trong khu vực Thành phố cũng như cả nước và bên ngoài quốc gia.

 Ngành Tài chính, bảo hiểm

Tuy chỉ mới phát triển nhưng ngành này đã cho thấy khả năng tăng trưởng mạnh trong giai đoạn 2005-2010 bằng tỉ trọng 15.2% trong tổng sản phẩm trong

nước của khu vực Thành phố HCM, đứng thứ ba trong nhóm ngành chiếm tỉ trọng cao trong khu vực dịch vụ với tổng giá trị sản phẩm của ngành này là 57.254 tỉ đồng. Ngành này bao gồm các hoạt động liên quan đến hệ thống tiền tệ, ngân hàng, cung cấp các dịch vụ ngân hàng, cho vay, thế chấp, mua bán cho thuê tài sản tài chính, giao dịch chứng khoán, ngoại tệ…tốc độ phát triển cao nhất trong các nhóm ngành dịch vụ là 123%.

 Hoạt động khoa học và công nghệ

Với tốc độ phát triển hơn 107%, ngành này với các hoạt động liên quan đến nghiên cứu, thiết kế, chế tạo, lắp đặt, cung cấp các dịch vụ khoa học- công nghệ…chiếm tỉ trọng khá thấp, khoảng 0.5% tương đương giá trị 1.906 tỉ đồng.

 Kinh doanh tài sản và dịch vụ tư vấn

Là ngành có tỉ trọng đóng góp vào GDP trên địa bàn Thành phố HCM tương đối thấp, khoảng 11% tương đương 41.100 tỉ đồng, tốc độ phát triển hơn 106% với nhiều hoạt động khác nhau bao gồm các giao dịch bất động sản, tài sản cá nhân, tổ chức, tư vấn thương mại…

 Quản lý nhà nước, an ninh quốc phòng, đảm bảo xã hội bắt buộc

Hoạt động của ngành này liên quan đến các vấn đề như quản lý nhà nư ớc, phục vụ an nình quốc phòng cũn g như các hoạt động xã hôi bắt buộc, tỉ trọng của ngành này trong khu vưc dịch vụ khoảng 2,5% tương đương 9.542 tỉ đồng với tốc độ phát triển bình quân là 118%.

 Giáo dục đào tạo

Với giá trị tổng sản phẩm là 22.613 tỉ đồng trong giai đoạn 2005-2010, hoạt động của ngành giáo dục đào tạo chiếm tỉ trọng gần 6% trong tổng sản phẩm của khu vực dịch vụ. Tốc độ phát triển của ngành này là 108% nhưng nhìn chung t ỉ trọng đóng góp của ngành này vào tổng sản phẩm trong nước trên điạ bàn Thành phố còn rất thấp.

Ngành này cũng góp vào 6,7% tương đương 25.192 tỉ đồng bằng các hoạt động liên quan đến khám chữa bệnh và chăm sóc sức khỏe tại các cơ sở y tế trên địa bàn Thành phố, tốc độ phát triển của ngành khoảng 112%

 Hoạt động văn hóa thể thao, hoạt động các hiệp hội, hoạt động phục vụ cá nhân, cộng đồng hay hoạt động làm thuê công việc gia đình.

Hoạt động của các nhóm ngành này tạo ra khoảng 21.499 tỉ đồng với tỉ trọng đóng góp vào tổng sản phẩm khu vực dịch vụ trên điạ bàn Thành phố HCM gần 8,2% với tốc độ phát triển bình quân là 105%, đây là nhóm ngành có đóng góp ít nhất vào tổng sản phẩm khu vực dịch vụ nếu tính riêng từng hoạt động riêng lẻ.

Trong giai đoạn từ 2005 đến 2010, đóng góp nhiều nhất cho tổng sản phẩm nội địa của Thành phố là ba nhóm ngành sau: ngành thương nghiệ p và sửa chữa xe có động cơ (23,4%); tiếp đến là các ngành thuộc lĩnh vực vận tải, kho bãi và thông tin liên lạc (21,1%); đứng thứ ba trong nhóm ngành đón g góp nhiều nhất là tài chính , bảo hiểm (15,2%); các ngành hoạt động khoa học công nghệ, hoạt động của các hiệp hội, hoạt động làm thuê các công việc trong các hộ gia đình chiếm tỉ lệ thấp nhất, chưa đến 1%. Các ngành còn lại như giáo dục , y tế , hoạt động văn hóa thể thao và mộ số ngành khác đóng góp không nhiều với tỉ lệ từ 2% đến 8%vào tổng sản phẩm nội địa của Thành phố.

Như vậy , tỉ lệ đóng góp của các ngành vào khu vực dịch vụ có sự biến động lớn, một số ngành đóng góp rất nhiều nhưng một số ngành khác lại rất thấp; nhóm các ngành có tỉ trọng thấp bao gồm các nhó m ngành phục vụ cho cộng đồng như y tế, giáo dục, quản lý nhà nước, hoạt động giúp việc gia đình và các hiệp hội.

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH các yếu tố ẢNH HƯỞNG đến TĂNG TRƯỞNG KINH tế của KHU vực DỊCH vụ tại THÀNH PHỐ hồ CHÍ MINH (Trang 106)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(181 trang)
w