Ảnh hưởng của vốn đến TSP

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH các yếu tố ẢNH HƯỞNG đến TĂNG TRƯỞNG KINH tế của KHU vực DỊCH vụ tại THÀNH PHỐ hồ CHÍ MINH (Trang 156 - 158)

III- NGÀY GIAO NHIỆM VỤ: 15/9/2011 IV NGÀY HOÀN THÀNH NHI ỆM VỤ:

H 0: C 1=C 2=C 3=C4=C 5=C

3.3.1 Ảnh hưởng của vốn đến TSP

Kết quả phân tích hiệu quả sử dụng vốn của 6 ngành của kVDV phản ánh tình trạng chung của khu vực là hiệu quả sử dụng còn thấp thông qua hệ số sử dụng vốn ICOR rất cao ở một số ngành như KDTS và TNSC và chỉ có ngành YTCT và GDDT sử dụng vốn khá hiệu quả đặc biệt là ngành YTCT với hiệu quả sử dụng vốn cao so với các ngành còn lại.

Về định lượng, hệ số co dãn của sản lượng đối với vốn hiện nay là 0,29936 là rất thấp hay nói cách khác là không đáng kể, theo kết quả này nếu nguồn vốn đầu tư và kinh doanh tăng thêm 10% nó cũng ch ỉ giúp tăng thêm 3% TSP với giả thiết các yếu tố TFP và lao động không đổi. Như vậy, việc tăng TSP của KVDV không nên

Ngành Tăng trưởng TSP % Hệ số sử dụng vốn bình quân ICOR Năng suất lao động bình quân (triệu đồng/lao động) Kết quả định lượng theo mô hình α β Y=AK L Xếp hạng

dựa hoàn toàn vào nguồn vốn này, nhất là ở các ngành đang có hệ số sử dụng vốn cao như KDTS và TNSC do tính không hiệu quả của việc sử dụng vốn hay nói cách khác là nguồn vốn không làm tăng đáng kể TSP của các ngành này.

Nguyên nhân của việc sử dụng không hiệu quả có thể lý giải từ việc sử dụng nguồn vốn không đúng mục đích, không đúng đối tượng, đầu tư vào nhiều ngành theo chiều rộng mà không quan tâm đến chiều sâu, đầu tư vào ngành có hiệu quả kinh tế thấp, khả năng quản lý nguồn vốn và sử dụng nguồn vốn không tốt, gây nhiều thất thóat trong quá trình sử dụng…

Vấn đề này cũng đư ợc nêu lên trong các báo cáo tại Thành phố HCM, ví dụ như trong bài báo cáo về hiện trạng tăng trưởng kinh tế Thành phố HCM. TS Đinh Sơn Hùng có đánh giá “Thành phố HCM là địa phương huy động vốn đầu tư phát triển lớn nhất cả nước…tổng vốn đầu tư phát triển giai đoạn 2006-2010 gấp 3 lần giai đoạn 2001-2005 nhưng hệ số ICOR lại tăng dần và đang ở mức cao…hệ số ICOR cao là sự phản ánh hiện trạng nền kinh tế có nhiều vấn đề cần chú ý như: tăng trưởng chủ yếu là theo chiều rộng, do tăng số lượng vốn đầu tư, nền kinh tế đang khan hiếm vốn, hiệu quả sử dụng vốn thấp...” 20

Dựa vào kết quả tính toán và định lượng nhận thấy ngoại trừ ngành YTCT có hệ số sử dụng vốn nhỏ hơn 1 đa số các ngành còn lại đều có hệ số vốn cao trong đó cao nhất là ngành KDTS với hệ số sử dụng vốn lên đến 100,39 tiếp đến là các ngành TNSC, KSNH, VTKB, GDDT. Điều này phản ánh thực trạng hiệu quả sử dụng vốn ở các ngành khác nhau thường khác nhau nhưng nhìn chung các ngành của KVDV đều sử dụng vốn không hiệu quả, nói cách khác là vốn không tác động tích cực đến TSP của các ngành này, vốn tăng nhiều nhưng TSP tăng không theo kịp với vốn. Ngoài việc có một số ngành cần nhiều vốn ban đầu cho mục đích đầu tư cơ sở hạ tầng thì vấn đề thất thoát vốn do chất lượng quản lý cũng là vấn đề cần quan tâm. Với kết quả định lượng theo mô hình Cobb-Douglas thì hệ số co dãn của TSP đối với vốn là α chỉ bằng 0,299 là rất thấp, hệ số này cũng cho th ấy mức độ 20

Hội thảo khoa học “Chuyển dịch cơ cấu kinh tế, Mô hình tăng trưởng kinh tế thành phố. HCM theo hướng cạnh tranh đến năm 2010”

ảnh hưởng của vốn đến TSP không nhiều như mong đợi, vốn có tăng lên 10% cũng chỉ tăng thêm 3% TSP. Từ đó có thể thấy rằng không nên chỉ tập trung duy nhất vào việc tăng vốn nếu muốn tăng TSP của các ngành này.

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH các yếu tố ẢNH HƯỞNG đến TĂNG TRƯỞNG KINH tế của KHU vực DỊCH vụ tại THÀNH PHỐ hồ CHÍ MINH (Trang 156 - 158)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(181 trang)
w