III- NGÀY GIAO NHIỆM VỤ: 15/9/2011 IV NGÀY HOÀN THÀNH NHI ỆM VỤ:
7. Cấu trúc đề tà
1.1.4 Nguồn gốc của sự tăng trưởng
Tăng trưởng kinh tế thực sự là tổng thu nhập trong nền kinh tế phải gia tăng nhanh hơn tốc độ tăng dân số, gắn liền với sự gia tăng mức sống vật chất của người dân và để phản ánh tăng trưởng của các quốc gia, các nhà kinh tế dùng số liệu về GDP thực để so sánh, đánh giá tăng trưởng kinh tế của các quốc gia.
Một trong số những mô hình phản ánh nguồn gốc của tăng trưởng là mô hình của nhà kinh tế học Robert Solow, 1956, mô hình này chứng minh trong dài hạn nền kinh tế có xu hướng tiến đến trạng thái cân bằng với mức tăng trưởng đều và liên tục, trạng thái này đặc trưng bởi mức tích lũy vốn trên mỗi lao động và mức sản lượng trên mỗi lao động không đổi. Trong mô hình tăng trưởng của Solow, không chỉ có vốn mà cả lao động và sự thay đổi công nghệ đều có tương quan hàm số với sản lượng. Bắt đầu từ hàm sản xuất Tân cổ điển đồng nhất bậc một đặc trưng cho sinh lợi không đổi theo qui mô, giả thiết này nghĩa là phần trăm gia tăng đồng thời trong lao động và vốn cũng sẽ dẫn đến cùng phần trăm gia tăng trong sản lượng. Ngoài ra còn giả thiết là thị trường hàng hóa và nhập lượng h òan hảo, nghĩa là cạnh tranh sẽ định giá sản phẩm bằng với chi phí biên, tiền lương thực sẽ bằng với sản phẩm biên của lao động suất thuê vốn thực sẽ bằng với bằng sản phẩm biên của vốn.
Hàm sản xuất đơn giản như sau: Y=F (K,L) (a)
Trong đó Y là tổng sản phẩm nội địa hoặc tổng sản phẩm quốc dân, K, L lần lượt là tổng số vốn và lao động trong nền kinh tế. Giả định như sau:
∂Y/∂K>0; ∂2Y/∂K2<0 (b) ∂Y/∂L>0; ∂2Y/∂L2<0 (c)
Phương trình ( b) cho biết sản phẩm biên của vốn là tăng nếu tăng thêm vốn cho quá trình sản xuất nhưng giá trị sản phẩm biên đó là giảm dần. Tương tự với phương trình (c) cho biết sản phẩm biên của lao động là tăng nếu tăng thêm lao động cho quá trình sản xuất nhưng giá trị sản phẩm biên đó là giảm dần.
Từ điều kiện sinh lợi không thay đổi theo qui mô, từ phương trình (b) ta có: Y/L=F (K/L, 1) hay y=f(k)
Trong đó y=Y/L là mức tích lũy vốn cho mỗi lao động, k=K/L là sản lượng bình quân trên mỗi lao động.
Từ y=f(k) và các giả định (b) và (c), ta có:
Hình 1.3: Quan hệ giữa tăng trưởng vốn và tăng trưởng kinh tế Nguồn: http://www.colorado.edu/Economics/courses/econ2020
Hàm số (d) cho biết sản lượng bình quân trên mỗi lao động phụ thuộc vào mức tích lũy vốn trên mỗi lao động, khi tỉ lệ vốn tăng, sản lượng trên mỗi lao động cũng tăng theo nhưng do mức sinh lợi giảm dần theo vốn nên mức tăng sản lượng ngày càng giảm khi có sự gia tăng của vốn trên mỗi lao động.
Để tăng trưởng được duy trì bền vững đòi hỏi phải có tiến bộ về công nghệ, như vậy thì hai yếu tố có ảnh hưởng đế n tăng trưởng là tích lũy vốn và tiến bộ công nghệ, nếu tích lũy vốn không thể duy trì tăng trưởng được bền vững thì tiến bộ công nghệ là yếu tố chính quyết định tăng trưởng trong dài hạn.
Mô hình Solow còn giả thiết thêm rằng với tỉ lệ tiết kiệm quốc gia s, tốc độ tăng lao động gL, tiến bộ công nghệ gA là ngoại sinh được cho trước. Như vậy, chỉ có khối lượng vốn thay đ ổi theo thời gian. Với gi ả thiết lao động và tiến bộ công nghệ không đổi theo thời gian, hàm sản xuất y=f(k) cũng không thay đổi theo thời gian.
Sự gia tăng trữ lượng vốn của quốc gia:
K= I-dK=sY-dK HayK/L= sY/L-dK/L=sy-dk Vì k=K/L không đổi, suy ra tốc độ tăng của k, K, L như sau:
k/k=K/K hayk=kK/K=K/L hay
k=s. f(k)- d.k (e)
Phương trình (e) là phương trình cơ bản cho biết tích lũy vốn trên mỗi đơn vị lao động k tăng khi đầu tư thực tế trên mỗi lao động (s.y=s.f(k)) lớn hơn phần đầu tư bù đắp vốn hao mòn bình quân mỗi lao động trong quá trình sản xuất , quá trình này diễn ra cho đến khi đầu tư thực tế trên mỗi lao động (s.y=s.f(k)) lớn hơn phần đầu tư bù đắp vốn hao mòn bình quân mỗi lao động, k sẽ hội tụ về giá trị k 0 ổn định, gọi là trạng thái cân bằng hay trạng thái dừng trong tăng trưởng. Tại trạng thái dừng, đầu tư trên mỗi lao động trong nền kinh tế sẽ bằng khấu hao vốn trên mỗi lao động, do đó: k= 0 hay sy0= dk 0, như vậy tăng trưởng đều thì k 0 không đổi nên y0 và c 0 cũng không đổi, nói cách khác là Y, K, và C không tăng trong dài hạn.
Mô hình Solow cho thấy tiết kiệm là yếu tố quyết định mức tích lũy vốn ở trạng thái dừng, tiết kiệm càng cao thì tích lũy vốn càng cao và nó quyết định mức sản lượng hay thu nhập bình quân đầu người, tuy nhiên tỉ lệ tiết kiệm cao chỉ làm tăng thu nhập bình quân đầu người chứ không duy trì tăng trưởng trong một thời gian dài.
Do mức thu nhập bình quân đầu người ở một số quốc gia tăng liên tục trong một thời gian dài với giả thiết công nghệ không thay đổi nên mô hình được mở rộng bằng cách đưa thêm vào hai nguồn khác là sự gia tăng dân số và thay đổi công nghệ.
Trước hết ta xem xét quan hệ giữa tăng trưởng và dân số, đặt k=K/L, do có sự gia tăng lao động nên
k/k=K/K-L/L hoặck=K/L-k.g L
Từ đó phương trình (e) được viết lại như sau:
k=s. f(k)- (d+gL).k (f)
Phương trình (f) có ý nghĩa như sau: tích lũy vốn trên một đơn vị lao động tăng khi đầu tư thực tế trên một đơn vị lao động lớn hơn cầu đầu tư vừa đủ để duy trì mức tích lũy vốn trên mỗi lao động như trước. Mức đầu tư vừa đủ bao gồm một phần để bù đắp cho vốn hao mòn trong quá trình sản xuất, phần còn lại trang bị cho
lượng lao động tăng thêm và nền kinh tế cân bằng khi mức đầu tư thực tế bằng mức đầu tư vừa đủ, khi đó có trạng thái dừng mới. Khi tốc độ dân số tăng, nếu khôn g tăng vốn và cải thiện công nghệ thì thu nhập bình quân đầu người sẽ giảm xuống.
Hình 1.4: Mô hình tăng trưởng kinh tế của Robert Solow
Nguồn: http://fabnomics.com/solows-growth-model-an-increase-in-savings/
Tiếp theo là xem xét phần tác động của tiến bộ công nghệ đến tăng trưởng. Hàm sản xuất với yếu tố công nghệ thay đổi được thể hiện như sau:
Y=F (K,AL) = Kα(AL)1-α (g)
Trong đó, A là tình trạng công nghệ. Tích số AL gọi là lao động hiệu quả. Đặt y= Y/AL, k= K/AL, phương trình (g) được viết như sau:
y= f(k)=kα
từ phương trìnhK= I-dK=sY-dK, ta có: sy=K/AL +δk
Vì k=K/AL, mối quan hệ tốc độ tăng như sau:
k/k=K/K-A/A-L/L hoặck=K/AL-kgA-kgL hay
k=sy-(gA+gL+d).k (h)
Từ phương trình (h), ở trạng thái dừng tốc độ tăng trưởng của k sẽ là gK=gA+gL, tốc độ tăng trưởng của Y cũng là gY=gA+gL. Khi đó thu nhập bình quân đầu người sẽ là gA=gY-gL hay đây còn gọi là tỉ lệ thay đổi công nghệ.
Tóm lại, theo mô hình tăng trưởng kinh tế của Robert Solow, trong dài hạn tốc độ tăng trưởng bị ảnh hưởng bởi tốc độ tăng trưởng của lao động và công nghệ. Và khi có tiến bộ công nghệ thì tốc độ tăng bình quân thu nhập bình quân đầu người tại điểm dừng cao hơn trường hợp không có tiến bộ công nghệ.