Trường phái về lý thuyết thay đổi cơ cấu

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH các yếu tố ẢNH HƯỞNG đến TĂNG TRƯỞNG KINH tế của KHU vực DỊCH vụ tại THÀNH PHỐ hồ CHÍ MINH (Trang 78)

III- NGÀY GIAO NHIỆM VỤ: 15/9/2011 IV NGÀY HOÀN THÀNH NHI ỆM VỤ:

7. Cấu trúc đề tà

1.1.3.2 Trường phái về lý thuyết thay đổi cơ cấu

Gồm hai mô hình chính của Lewis và Chenney, các mô hình này nhấn mạnh việc tăng trường kinh tế là do sự chuyển dịch cơ cấu trong nền kinh tế, đó chính là chuyển dịch cơ cấu giữa thành thị và nông thôn, giữa công nghiệp và nông nghiệp.

Lý thuyết phát triển của Lewis (1915-1991) được xem là lý thuyết tổng quát về quá trình phát triển, vận động của các nước đang phát triển suốt thập niên 1960 và đầu thập niên 1970. Trong mô hình này, nền kinh tế của các nước đang phát triển tập trung chủ yếu vào hai khu vực:

Một là khu vực nông thôn truyền thống, tập trung hầu hết dân số và thường ở tình trạng dư thừa lao động do đó sản phẩm biên của lao động bằng không.

Hai là khu vực công nghiệp hiện đại với đặc trưng là năng suất cao, việc tăng thêm lao động sẽ làm tăng thêm sản lượng.

Mô hình này của Lewis đã gợi ý về sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở các nước đang phát triển hay về sự di chuyển lao động từ khu vực nông thôn truyền thống sang khu vực công nghiệp hiện đại là nơi có năng suất lao động biên cao hơn nhiều so với khu vực truyền thống quá trình chuyển dịch lao động diễn ra khi có sự chênh lệch tiền lương giữa hai khu vực, cụ thể là lao động ở khu vực nông thôn sẽ chuyển sang khu vực thành thị khi tiền lương khu vực này thấp hơn khu vực thành thị theo giả định là lương ở thành thị phải cao hơn 30% thu nhập trung bình ở nông thôn. Quá trình tăng trưởng và mở rộng của khu vực hiện đại tiếp tục tăng cho đến khi tất cả lao động thặng dư ở khu vực nông thôn được thu nhận hết vào các ngành công nghiệp.

Tuy nhiên những giả định của mô hình này lại không gắn liền với thực tế kinh tế ở các nước đang phát triển, giả định đầu tiên là tỷ suất lao động chuyển dịch và số việc làm do khu vực công nghiệp hiện đại tạo ra tỉ lệ thuận với tích lũy càng cao, giả định về việc nhà tư bản tái đầu tư vào thay đổi công nghệ theo hướng không tạo ra nhu cầu lao động mới; giả định thứ hai cho rằng lao động ở khu vực nông nghiệp là dư thừa và toàn dụng nhân công ở khu vực thành thị nhưng thực tế cả hai khu vực này đều có thất nghiệp; giả định cuối cùng là khái niệm thị trường cạnh tranh về khu vực công nghiệp hiện đại bảo đãm tiền công vẫn cố định ở khu vực này cho đến thời điểm mà số cung lao động nông thôn dư thừa nhưng thực tế tiền công lao động ở thành thị vẫn tăng và lao động nông thôn vẫn dư thừa. Điều quan trọng nữa là vấn đề chuyển dịch lao động từ nông thôn sang thành thị luôn cần thời gian để thích nghi, đào tạo cũng không được đề cập đến trong mô hình này.

Mô hình chuyển đổi cơ cấu thực nghiệm của Cheney

Cheney và đồng sự khảo sát sự chuyển đổi cơ cấu ở nhiều quốc gia khác nhau để xây dựng mẫu hình chuyển dịch kinh tế cho các nư ớc. Khảo sát nhận thấy khi thu nhập đầu người tăng lên, có sự chuyển dịch từ sản xuất nông nghiệp sang sản xuất công nghiệp làm tỉ trọng của sản lượng công nghiệp trong GNP tăng lên, sản lượng nông nghiệp giảm xuống khi thu nhập bình quân đầu người tăng lên.

Kết quả thực nghiệm cho thấy những quốc gia với thu nhập bình quân đầu người 200 đô la /năm vào năm 1976 có cơ cấu nông nghiệp trung bình là 45% của GDP, sản phẩm công nghiệp là 15%; tuy nhiên khi mức thu nhập bình quân 1.000 đô la/năm thì sản lượng nông nghiệp giảm còn 20% và sản lượng công nghiệp tăng lên 28%. Như vậy, thay đổi cơ cấu trong sản xuất có thể chia thành hai giai đoạn, giai đoạn trước và giai đoạn sau của phát triển trong đó những quốc gia ở mức thu nhập bình quân đầu người dưới 600 đô la được xếp vào giai đoạn trước của phát triển hay “kém phát triển” còn các nước có thu nhập bình quân đầu người từ 600 đến 3.000 đô la được xem ở giai đoạn sau hay giai đoạn”chuyển tiếp của phát triển”, giai đoạn trước của phát triển thì nông nghiệp được xem là nguồn của thu nhập và tăng trưởng còn giai đoạn sau liên quan đến sản xuất công nghiệp. Ngoài

ra, Cheney còn tìm thấy có sự gia tăng của tổng nhập khẩu và xuất khẩu trong suốt quá trình chuyển tiếp, tỉ trọng sản phẩm công nghiệp trong tổng xuất khẩu gia tăng và tỉ trọng trong tổng nhập khẩu giảm xuống.

Những yếu tố ảnh hưởng đến quá trình phát triển này bao gồm q ui mô và sở hữu tài nguyên quốc gia, chính sách và mục tiêu của chính phủ, khả năng tiếp nhận nguồn vốn, kỹ thuật từ bên ngoài và môi trường quốc tế.

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH các yếu tố ẢNH HƯỞNG đến TĂNG TRƯỞNG KINH tế của KHU vực DỊCH vụ tại THÀNH PHỐ hồ CHÍ MINH (Trang 78)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(181 trang)
w