Trường phái mô hình tuyến tính về các giai đoạn phát triển

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH các yếu tố ẢNH HƯỞNG đến TĂNG TRƯỞNG KINH tế của KHU vực DỊCH vụ tại THÀNH PHỐ hồ CHÍ MINH (Trang 76 - 78)

III- NGÀY GIAO NHIỆM VỤ: 15/9/2011 IV NGÀY HOÀN THÀNH NHI ỆM VỤ:

7. Cấu trúc đề tà

1.1.3.1 Trường phái mô hình tuyến tính về các giai đoạn phát triển

Gồm hai mô hình tiêu biểu là Rostow và Harrod –Domar, với điểm chung là quá trình phát triển phải đi qua từng giai đoạn nhất định, đồng thời cũng nhấn mạnh đến quá trình tích lũy vốn để phát triển quốc gia.

Mô hình kinh tế của Rostow

Các giai đoạn phát triển cho sự tăng trưởng của các nước, bao gồm giai đoạn xã hội truyền thống, giai đoạn chuẩn bị các điều kiện tiền đề cho cất cánh, giai đoạn cất cánh, giai đoạn trưởng thành về mặt công nghệ và cuối cùng là giai đoạn thời đại tiêu dùng khối lượng lớn.

Hình 1.1: Năm giai đoạn phát triển cho sự tăng trưởng kinh tế Nguồn: http://cudaaphug.wikispaces.com/

Mô hình này được đánh giá là mô hình kinh tế đơn giản, chỉ chú trọng đến yếu tố tăng trưởng, coi trọng vốn đầu tư mà bỏ qua thể chế, vai trò chính phủ, quan hệ quốc tế…

Mô hình Harrod-Domar

Mô hình này giả thiết rằng có một mối quan hệ kinh tế trực tiếp giữa qui mô trữ lượng vốn, lao động và sản lượng quốc gia với giả định là tỉ lệ giữa vốn và lao động không đổi.

Hình 1.2: Mô hình tăng trưởng của Harrod-Domar Nguồn: http://cyro.cs-territories.com/asa2_economics/

Gọi Y là sản lượng, K là qui mô vốn và L là lao động, hàm sản xuất có dạng: Y=f (K,L)

Nếu giả thuyết năng suất không đổi theo qui mô thì Y/L= f(K/L, 1) Giả sử k=Y/K hay Y= (1/k)x K, ta có:

Y= (1/k)xK hay k=K/Y

Tỉ số giữaK vàY được goi là chỉ số ICOR (Incremental Capital-Output) chính là số vốn đầu tư cần thiết để tạo thêm một đơn vị tăng trưởng thu nhập.

Nếu gọi g là tốc độ tăng trưởng của tổng sản lượng quốc gia thì g=Y/Y=1/k x(K/Y)

Gọi s là tỉ lệ tiết kiệm, S là tổng số tiết kiệm và giả sử rằng toàn bộ tiết kiệm này chuyển sang đầu tư I thì:

S=sY=I Gọi d là tỉ lệ khấu hao thì

K= I-dK=sY-dK Từ đó, ta có:

g=s/k-d (*)

Công thức (*) trên diễn tả công thức Harrod -Domar về tăng trưởng kinh tế, cho biết tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm quốc gia được xác định bởi:

- k: hệ số ICOR (Incremental Capital Output ratio- hệ số sử dụng vốn) - d: tỉ lệ khấu hao

Từ (*) có thể thấy rằng với một quốc gia có tỉ lệ khấu hao d biết trước, nền kinh tế có tỉ lệ tiết kiệm càng cao thì tăng trưởng kinh tế càng cao hay nói cách khác tiết kiệm là yếu tố quan trọng và cần thiết để tăng trưởng và hệ số ICOR càng thấp hay hiệu suất đầu tư cao cũng ảnh hưởng tốt đến kết quả tăng trưởng của nền kinh tế.

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH các yếu tố ẢNH HƯỞNG đến TĂNG TRƯỞNG KINH tế của KHU vực DỊCH vụ tại THÀNH PHỐ hồ CHÍ MINH (Trang 76 - 78)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(181 trang)
w