III- NGÀY GIAO NHIỆM VỤ: 15/9/2011 IV NGÀY HOÀN THÀNH NHI ỆM VỤ:
H 0: C 1=C 2=C 3=C4=C 5=C
4.1.1 Giải pháp về vốn
Các giải pháp này nhằm mục đích nâng cao hiệu quả sử dụng vốn của các ngành của KVDV tại Thành phố HCM, do hiệu quả sử dụng vốn tác động đến TSP ở các ngành khác nhau nên cần giải pháp khác nhau cho mỗi ngành nhưng nhìn chung các ngành đều cần thực hiện các bước như sau:
Kiểm tra và đánh giá vấn đề sử dụng vốn nhất là các ngành đang có hệ số sử dụng vốn cao như ngành KDTS, TNSC, KSNH, các ngành này đang là ngành đóng góp nhiều nhất vào TSP KVDV tại Thành phố HCM nhưng chúng lại là ngành sử dụng vốn không hiệu quả nhất trong số 6 ngành được khảo sát. Việc kiểm tra đánh giá phải được thực hiện trên những tiêu chí cụ thể như nhu cầu sử dụng, thực tế sử dụng, mức độ tác động của các yếu tố khác cũng như các ngành liên quan.
Nếu hệ số sử dụng vốn hay ICOR được đo lường bằng tỉ số giữa thay đổi về vốn và thay đổi về TSP trong một giai đọan nhất định thì việc giảm hệ số này có thể thực hiện bằng cách hoặc giảm vốn hoặc tăng TSP. Theo kết quả định lượng thì vốn tác động rất ít đến TSP các ngành nói chung (hệ số α=0,29936), do đó việc thay đổi vốn không gây nhiều ảnh hưởng cho TSP. Như vậy để nâng cao hiệu quả sử
dụng vốn điều cần thiết là nâng cao trìnhđ ộ quản lý vốn, đầu tư đúng mục đích, đúng ngành có hiệu quả kinh tế cao thay vìđ ầu tư đồng bộ vào nhiều ngành cùng lúc. Chẳng hạn theo kết quả trên thì các ngành KDTS, TNSC, KSNH tuy đóng góp nhiều vào TSP của khu vực dịch vụ nhưng hệ số sử dụng vốn rất lớn thì có thể chuyển nguồn vốn đầu tư vào các ngành này sang các ngành có hiệu quả sử dụng vốn và năng suất lao động cao như các ngành YTCT, GDDT nhằm nâng cao hiệu quả đóng góp của các ngành này vào TSP.
Chất lượng nguồn vốn sử dụng cũng là y ếu tố quan trọng có tính quyết định đến tăng trưởng của các ngành. chất lượng nguồn vốn có thể đánh giá dựa vào khối lượng, với vốn vay đó là lãi suất vay, thời hạn cho vay…Nguồn vốn này có thể được huy động thông qua các chương trình vi ện trợ hay hợp tác với với nước ngoài như vốn vay từ các chương trình phát tri ển của World Bank hay IMF, vốn vay viện trợ ODA…Các nguồn vốn này thường có lãi suất thấp và thời hạn vay dài sẽ tạo điều kiện cho ngành tiếp cận được nguồn vốn này sử dụng hiệu quả hơn những nguồn vốn vay ngắn hạn, lãi suất cao. Các ngành YTCT hay ngành GDDT do Nhà nước trực tiếp quản lý thư ờng thu hút được nguồn vốn này nên có hiệu quả sử dụng vốn tốt hơn các ngành kinh doanh khác.
Thành phố cần xây dựng và ban hành những tiêu chí đánh giá hiệu quả sử dụng vốn để các khu vực kinh tế đều có thể áp dụng và hiểu được những thuận lợi và tồn tại trong hoạt động của mình. Ngoài ra cũng c ần những chính sách kinh tế khác hỗ trợ doanh nghiệp thu hút thêm nhiều nguồn vốn đầu tư đặc biệt là đầu tư trực tiếp từ nước ngoài (FDI) vào khu vực dịch vụ như miễn giảm thuế trong thời gian nhất định, hỗ trợ những cơ sở hạ tầng phát triển, hỗ trợ về chính sách liên quan xuất khẩu dịch vụ…