Phân tích dữ liệu

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH các yếu tố ẢNH HƯỞNG đến TĂNG TRƯỞNG KINH tế của KHU vực DỊCH vụ tại THÀNH PHỐ hồ CHÍ MINH (Trang 98)

III- NGÀY GIAO NHIỆM VỤ: 15/9/2011 IV NGÀY HOÀN THÀNH NHI ỆM VỤ:

7. Cấu trúc đề tà

1.6 Phân tích dữ liệu

Việc phân tích dữ liệu được tiến hành qua các bước như sau:

Bước 1: Phân tích định tính bằng các biểu đồ tác động của từng yếu tố đến tăng trưởng của KVDV, khảo sát tương quan giữa sự thay đổi của yếu tố đầu vào và yếu tố đầu ra.

Bước 2: Dùng bảng thống kê dữ liệu để mô tả chung nhất về các yếu tố như tổng sản phẩm, tốc độ phát triển, tốc độ tăng trưởng, vốn, lao động…

Bước 3: Phân tích quan hệ giữa các yếu tố Y, V, L và A bằng kinh tế lượng dựa vào hàm sản xuất Cobb-Douglas dạng logarithm theo phương trình (5), ước lượng quan hệ giữa các yếu tố và tổng sản phẩm một số ngành dịch vụ có tỉ trọng cao như thương nghiệp sửa chữa, khách sạn nhà hàng, vậ n tải kho bãi, kinh doanh tư vấn, giáo dục đào tạo và y tế cứu trợ, đây là các ngành chiếm tỉ trọng lớn nhất trong số 13 nhóm ngành dịch vụ tại khu vực TPHCM.

Bài nghiên cứu sẽ tập trung vào phân tích sự ảnh hưởng của các yếu tố vốn và lao động với TSP một số ngành dẫn đầu trong KVDV để xác định:

 Quan hệ giữa vốn, lao động, TFP với TSP KVDV dựa vào hàm sản xuất Cobb-Douglas

 Qui mô sản xuất một số ngành chiếm tỉ trọng cao của khu vực dịch vụ tại TP. HCM

Để thực hiện điều này, tác giả sử dụng phương pháp hồi qui cho dữ liệu dạng bảng bằng phương pháp ước lượng bình phương nhỏ nhất (OLS) và hiệu ứng tác động ổn định (fixed effects) đồng thời thực hiện một số bước kiểm định cần thiết để kiểm tra độ chính xác của mô hình nhằm đảm bảo tính đồng nhất, thích hợp và bền vững của mô hình so với lý thuyết.

Mức ý nghĩa chính xác - giá trị p - được xác định dựa theo mức ý nghĩa 1%, 5%, và 10%, điều này có nghĩa là mức ý nghĩa thấp nhất mà giả thiết không có thể bị bác bỏ là p=1%, 5% và 10%.

Ước lượng các tham số α, β

Từ phương trình (5), nếu đặt:

LnY =y; LnA = b; LnK=x 1; LnL=x 2; ta có: y = b + αx 1 +βx 2

Sử dụng phương pháp bình phương bé nhất (Ordinary Least Square, OLS để ước lượng .

Công thức tính β:

Kiểm định Wald

Kiểm định Wald dùng để kiểm tra ý nghĩa của các biến giải thích được sử dụng trong mô hình (explanatory variables), kiểm định này nhằm kiểm tra giả thiết về tổng các tham số α, β bằng 1 (α+β=1) là đúng hay không bằng các giả thiết như sau:

Giả thiết H 0: α+β=1 Giả thiết H a: α+β≠1

Trường hợp thống kê F và Chi-square có giá trị p <mức ý nghiã (1% hay 5% hay 10%) ta phủ nhận giả thiết H 0 hay chấp nhận giả thiết Ha, nghĩa là phủ nhận tổng các tham số α, β bằng 1 hay (α+β≠1); ngược lại trong trường hợp giá trị p > mức ý nghiã (1% hay 5% hay 10%), chấp nhận giả thiết H 0, nghĩa là chấp nhận tổng các tham số α, β bằng 1 hay (α+β=1)

Kiểm định sự cần thiết của tác động cố định (Fixed Effect)

Kiểm định này dùng để kiểm chứng mô hình các nhóm ngành khác nhau sẽ có các hằng số kh ác nhau, kiểm định này nhằm kiểm tra sự cần thiết của hiệu ứng cố định với các giả thiết như sau:

Giả thiết H 0: LnA 1=LnA 2=LnA 3=… = LnA i

Giả thiết H a: LnA 1≠LnA 2≠LnA 3≠…≠LnA i

Dựa vào công thức tính thống kê F, nếu F có giá trị p < mức ý nghiã (1% hay 5% hay 10%), ta phủ nhận giả thiết H 0, nghĩa là các tham số A i bằng nhau; ngược lại trong trường hợp giá trị p> mức ý nghiã (1% hay 5% hay 10%), phủ nhận giả thiết H 0 hay chấp nhận giả thiết H a, nghĩa là các tham số A i khác nhau

Thống kê F được tính như sau:

((R2 FE-R2 CC)/(N-1))/(( R2 FE-R2 CC)/(NT-N-K))

Trong đó R2 FE là hệ số xác định tương ứng với mô hình có hiệu ứng cố định, R2 CC là hệ số xác định tương ứng với mô hình thông thường, N là số quan sát, K là số biến của mô hình, NT là ma trận Y.

Tóm tắt chương 1

Nội dung chủ yếu của chương này là trình bày những lý luận liên quan đến tăng trưởng kinh tế, bằng các mô hình về tăng trưởng kinh tế qua các thời kỳ cũng như các chỉ số th ường dùng để đo lường tăng trưởng kinh tế. Tác giả cũng đề cập đến các hoạt động của KVDV cũng như vai trò của khu vực này trong nền kinh tế hiện nay và từ lý luận trên, tác giả đề xuất mô hình nghiên cứu về các yếu tố có ảnh hưởng đến TSP như nguồn vốn đầu tư XDCB và vốn kinh doanh, lao động bằng phương pháp định tính để xác định xu hướng ảnh hưởng của các yếu tố vốn, lao động đối với TSP, sau đó tiến hành định lượng dựa theo hàm sản xuất Cobb- Douglas, thực hiện một số kiểm định cần thiết để kiểm chứng lại mô hình dựa trên số liệu thực tế của 6 nhóm ngành có tỉ trọng cao nhất của KVDV tại TP HCM giai đoạn 2001-2009, các ngành này bao ồgm thương nghiệp sửa chữa (TNSC), khách sạn nhà hàng (KSNH), vận tải kho bãi và thông tin liên lạc (VTKB), kinh doanh tài sản và tư vấn (KDTS), giáo dục đào tạo (GDDT), y tế và cứu trợ xã hội (YTCT).

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH các yếu tố ẢNH HƯỞNG đến TĂNG TRƯỞNG KINH tế của KHU vực DỊCH vụ tại THÀNH PHỐ hồ CHÍ MINH (Trang 98)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(181 trang)
w