III- NGÀY GIAO NHIỆM VỤ: 15/9/2011 IV NGÀY HOÀN THÀNH NHI ỆM VỤ:
H 0: C 1=C 2=C 3=C4=C 5=C
3.3.3. Ảnh hưởng của yếu tố năng suất tổng hợp
Kết quả từ mô hình tìm đư ợc cho thấy tác động của yếu tố năng suất tổng hợp hay TFP trong mô hình nghiên cứu có tác động tích cực đến sản lượng khu vực dịch vụ trong thời gian qua. Các yếu tố này bao gồm những yếu tố khác ngoài vốn và lao động. Ví dụ như trình độ công nghệ, tài nguyên, thể chế và chính sách kinh tế-chính trị…
Kết quả cho thấy trong mô hình dựa trên hàm sản xuất Cobb-Douglas, yếu tố này có cùng dấu với sản lượng nhưng tỉ lệ thay đổi tùy thuộc vào đặc thù của từng nhóm ngành khác nhau, cụ thể như nhóm ngành YTCT có giá trị cao nhất là 82,47, tiếp theo là ngành GDDT với giá trị 80,82; hai ngành có giá trị thấp nhất là ngành KSNH và KDTS. Như vậy để tác động đến tăng trưởng TSP khu vực dịch vụ không chỉ quan tâm đến nguồn vốn và lao động mà cả những yếu tố khác khi hai yếu tố vốn và lao động tác động không đáng kể đến TSP của ngành.
Dựa vào kết quả tính toán và định lượng của các ngành có thể thấy rằng yếu tố này có ảnh hưởng đáng kể đến TSP của ngành, trong khi các yếu tố như vốn và lao động không thay đổi ở tất cả các ngành thì hệ số này thay đổi đáng kể ở các ngành khác nhau, đặc biệt là hai ngành YTCT, GDDT, theo kết quả định lượng bằng hàm
sản xuất Cobb-Douglas thì chênh lệch do tác động của yếu tố năng suất tổng hợp đến TSP của hai ngành YTCT, GDDT so với các ngành còn lại là khá lớn, và tác động của yếu tố này đến TSP của hai ngành KSNH và KDTS là thấp nhất. Ví dụ như khi so sánh giữa hai ngành YTCT và KDTS, nhận thấy với cùng lượng vốn và lao động như nhau thì TSP c ủa ngành YTCT sẽ nhiều hơn ngành KDTS là 2,3 lần. Trong khi TSP của ngành YTCT so với TNSC là cao hơn 1,65 lần…Điều này gợi ý cho việc muốn tác động đến tăng trưởng TSP của các ngành KVDV không chỉ quan tâm đến vốn và lao động mà cần thiết phải quan tâm cả những yếu tố khác như trình độ công nghệ, tác động của các thể chế chính sách…
Tóm tắt chương 3
Chương này trình bày những phân tích định tính và định lượng 6 ngành chiếm tỉ trọng lớn nhất của khu vực dịch vụ tại TP.HCM giai đoạn 2001-2009, các ngành này là TNSC, KSNH, VYKB, KDTS, GDDT và YTCT.
Kết quả định tính cho thấy hai ngành TNSC và VTKB chiếm tỉ trọng cao nhất về TSP và tăng trưởng TSP, tiếp theo là các ngành KDTS, KSNH còn hai ngành GDDT và YTCT chiếm tỉ trọng ít nhất và tăng trưởng thấp nhất. Tuy nhiên khi xem xét hiệu quả sử dụng vốn qua chỉ số ICOR nhận thấy hai ngành có tỉ trọng thấp lại có hiệu quả sử dụng vốn cao hơn các ngành còn lại, tiếp theo là hai ngành VTKB, KSNH và cuối cùng là ngành TNSC và KDTS, đặc biệt là ngành KDTS với hệ số sử dụng vốn rất cao 100,39 cho thấy tính hiệu quả rất thấp của ngành này trong giai đoạn 2001-2009. Về năng suất lao động thì hai ngành GDDT và YTCT cũng có năng suất lao động cao nhất hay lao động hai ngành này tạo ra TSP nhiều nhất, tiếp theo là các ngành KSNH, VTKB, TNSC và cuối cùng là ngành KDTS.
Kết quả định lượng cho biết quan hệ giữa các yếu tố vốn, lao động và năng suất tổng hợp với TSP được mô tả như sau:
(Y_i) = A i x (V_i) 0,29936 x (L_i) 0,16144
Trong đó Y_i là tổng sản phẩ m nội địa theo giá so sánh năm 1994 của ngành i, A_i là các y ếu tố năng suất tổng hợp hay TFP, V là vốn đầu tư xây dựng cơ bản và vốn kinh doanh và L là s ố lao động hoạt động trong doanh nghiệp.
Kết quả này cho thấy ngành dịch vụ có qui mô kém hiệu quả thông qua t ổng hệ số số (α+β)=0,4608 <1, hệ số co dãn của sản lượng đối với vốn và lao động lần lượt là 0,29936 và 0,16144; riêng các y ếu tố năng suất tổng hợp hay TFP thay đổi tùy theo đặc thù c ủa các ngành khác nhau.
Từ kết quả định tính và định lượng, nhận thấy vốn, lao động và các yếu tố năng suất tổng hợp đều có ảnh hưởng đến TSP của ngành dịch vụ tuy nhiên mức độ ảnh hưởng của vốn và lao động là không đáng kể, không thật sự làm thay đổi được nhiều cho TSP ngành, nhất là những ngành có qui mô lớn về vốn và lao động như ngành TNSC, KDTS, VTKB…trong khi những ngành chiếm tỉ trọn g nhỏ lại hoạt động hiệu quả hơn.